Guide to Program Coordinators

From ESL
Revision as of 07:01, 21 September 2022 by Admin (talk | contribs) (EN-VN)
Jump to navigation Jump to search

Điều phối viên Chương trình ESL là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng, phát triển, nghiên cứu và cải tiến chương trình ESL. Có một điều phối viên phụ trách Chương trình ESL Tiểu học và một điều phối viên còn lại phụ trách Chương trình ESL Trung học. Họ làm việc dưới sự quản lý của Trưởng phòng Chương trình và Giám đốc điều hành. Dưới đây là mô tả chi tiết vai trò và trách nhiệm của họ.

Mục lục
1. Phát triển, theo dõi, đánh giá và rà soát chương trình giảng dạy

2. Đào tạo và Định hướng

3. Quản lý tiến độ thực hiện

4. Quản lý chất lượng

5. Nghiên cứu và phát triển

Phát triển, theo dõi, đánh giá và rà soát chương trình giảng dạy

Trong số nhiều nhiệm vụ của một Điều phối viên Chương trình, nhiệm vụ phát triển, theo dõi, đánh giá và rà soát chương trình giảng dạy là các nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, các nhiệm vụ chính bao gồm:

  • xây dựng, đánh giá và rà soát các khung chương trình và các chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình giảng dạy;
  • phát triển tài liệu giảng dạy và học tập và các nguồn tài liệu liên quan khác (như ngân hàng đề kiểm tra, các bài kiểm tra tiến độ, các bài đánh giá so sánh chuẩn hóa, nguồn học liệu v.v.) và đánh giá việc sử dụng chúng bởi giáo viên;
  • viết và phân phối các tài liệu chuyên nghiệp và chất lượng cao cung cấp cho giáo viên và phụ huynh thông tin quan trọng về chương trình giảng dạy ESL hệ chuẩn của trường, về phương pháp giảng dạy và đánh giá thành tích và mức độ thông thạo của học sinh;
  • phối hợp chặt chẽ với Hiệu trưởng, Trưởng nhóm, Tổ trưởng bộ môn và các Giáo viên khi cần thiết, về việc phát triển các chiến lược lập kế hoạch chương trình hiệu quả, các chiến lược được sử dụng để giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, báo cáo và truyền đạt kết quả hiệu quả;
  • phối hợp với Ban Giám hiệu, Tổ trưởng Bộ môn và Giáo viên xây dựng kế hoạch cải tiến chương trình giảng dạy hàng năm;
  • tìm hiểu và phát triển các chính sách và thực hành đánh giá với trọng tâm đa dạng hóa hình thức đánh giá thích hợp với các phong cách học tập đa dạng của học sinh;
  • quản lý chương trình kiểm tra chuẩn hóa trong toàn hệ thống bao gồm phân tích, diễn giải kết quả, thiết lập các thủ tục trao đổi thông tin cho Giám đốc, các nhân viên khác, phụ huynh, giáo viên và ban giám hiệu;
Đào tạo và Định hướng

Công việc của điều phối viên ESL bao gồm trao đổi với Ban Giám hiệu, Tổ Trưởng Bộ môn và Giáo viên về đường lối và định hướng cấp hệ thống. Mục tiêu của việc đào tạo và định hướng là các Cơ sở có thể triển khai chương trình ESL một cách độc lập và hiệu quả. Nói cách khác, quyền lãnh đạo Chương trình ESL sẽ được phân bổ cho các Cơ sở.

Để đạt được mục tiêu nói trên, Phòng Chương trình sẽ tiến hành đào tạo cho các Cán bộ Lãnh đạo cấp Cơ sở và giáo viên ESL thông qua các nhiệm vụ chính sau:


Tổ chức đào tạo về triển khai và quản lý chương trình cho các Cán bộ Lãnh đạo cấp cơ sở

Chương trình đào tạo dành cho Cán bộ Lãnh đạo cấp cơ sở sẽ bao gồm các nội dung sau:

  • định hướng và tổng quan về chương trình giảng dạy ESL
  • cách xác định trọng tâm và tổ chức các hoạt động nghề nghiệp
  • làm thế nào để sử dụng các học liệu bắt buộc một cách hiệu quả
  • cách quản lý chất lượng dạy và học ESL

Cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở sẽ đóng vai trò tích cực trong việc chuyển giao kiến thức thu được sau khóa đào tạo cho giáo viên của họ.


Tổ chức đào tạo về giảng dạy ESL cho giáo viên

Giáo viên ESL sẽ được tập huấn về các nội dung sau:

  • định hướng và tổng quan về chương trình giảng dạy ESL
  • cách tiếp cận chương trình ESL bằng cách sử dụng khung chương trình và nền tảng curriculum mapping
  • cách tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên giảng dạy và học tập
  • cách lập kế hoạch và triển khai giảng dạy chất lượng cao trong ESL
  • cách quản lý chất lượng dạy và học ESL


Mục đích kép của khóa đào tạo

  • đảm bảo giáo viên hiểu rõ những kỳ vọng đối với họ cũng như vai trò và trách nhiệm của họ
  • nâng cao chuyên môn của giáo viên, giúp họ nắm vững chương trình và linh hoạt, độc lập trong quá trình giảng dạy

Để tối đa hóa hiệu quả của khóa đào tạo, Điều phối viên Chương trình cần lưu ý những điểm sau:

  • Việc đào tạo cần dựa trên nhu cầu của giáo viên. Điều phối viên Chương trình phải tiến hành phân tích nhu cầu đào tạo và phát triển các chương trình đào tạo với căn cứ rõ ràng và theo nguyên tắc chặt chẽ.
  • Đào tạo giảng viên (Train the trainers) là phương pháp tiếp cận được ưu tiên. Thay vì tổ chức tất cả các buổi tập huấn, Phòng Chương trình nên tập trung vào việc tập huấn cho Ban Giám hiệu và Tổ trưởng Bộ môn, sau đó những người này sẽ là đầu mối truyền đạt kiến thức và kỹ năng tới giáo viên.
  • Kế hoạch đào tạo hàng năm phải được tích hợp vào kế hoạch đào tạo của Hệ thống để đảm bảo rằng các hoạt động giới thiệu và định hướng được triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống.
Quản lý tiến độ thực hiện


Để đảm bảo rằng các cơ sở và đặc biệt là học sinh luôn sẵn sàng trước những trở ngại liên quan tới chương trình ESL, Điều phối viên Chương trình ESL có trách nhiệm giám sát và tư vấn việc thực hiện các giai đoạn chính, bao gồm:

  • Kiểm tra chẩn đoán đầu năm học
  • Đánh giá tổng kết định kỳ trong năm học và cuối mỗi học kỳ
  • Kiểm tra phân loại trình độ học sinh diễn ra ít nhất hai lần vào cuối mỗi học kỳ

Phòng Chương trình sẽ làm việc với Ban Giám hiệu và Tổ trưởng Bộ môn để đảm bảo từng cán bộ đều hiểu rõ định hướng, kỳ vọng, yêu cầu và trách nhiệm của mình. Sau đó, các cơ sở sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện và đề xuất các phương pháp để theo dõi tiến độ thực hiện. Phòng Chương trình đóng vai trò cố vấn trong giai đoạn này và không có thẩm quyền hoặc trách nhiệm phê duyệt.

Quản lý chất lượng
Để đảm bảo chương trình thành công như mong đợi, Phòng Chương trình sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc kiểm soát chất lượng dạy và học ESL. Phòng Chương trình tiếp cận chủ yếu theo hình thức gián tiếp, làm việc thông qua Ban giám hiệu và / hoặc Tổ trưởng Bộ môn. Các hoạt động quản lý chất lượng giảng dạy chính bao gồm:
  • Đề xuất các tiêu chí đánh giá giảng dạy và học ESL làm tiêu chuẩn; Chất lượng học tập kỳ vọng được so sánh với Tiêu chuẩn Chương trình giảng dạy ESL. Thể hiện của giáo viên được đánh giá bằng việc sử dụng Phiếu Đánh giá Quan sát Lớp học (COR).
  • Đánh giá và phản hồi về các KPI về ESL do các Cơ sở đề xuất: Phòng Chương trình sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi của các đề xuất KPI và các Cơ sở sẽ sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
  • Kiểm tra và đảm bảo chất lượng giảng dạy ESL: Phòng Chương trình sẽ thường xuyên thu thập dữ liệu về việc dạy và học ESL thực tế để điều chỉnh các phương pháp tiếp cận không hiệu quả và tôn vinh những thành tựu nổi bật của Cơ sở. Nhiệm vụ này cũng được thực hiện thông qua các Tiết Dự giờ Đảm bảo Chất lượng (Dự giờ QA) tại các cơ sở - theo đó các điều phối viên chương trình có thể trực tiếp quan sát cách giảng dạy và việc học đang diễn ra như thế nào.
  • Phân tích và đánh giá kết quả học tập của học sinh: Phòng Chương trình sẽ yêu cầu Ban Giám hiệu và Trưởng Bộ môn cung cấp dữ liệu học tập của học sinh sau mỗi học kỳ để xây dựng kế hoạch hành động cho giai đoạn tới.
  • Tư vấn cho Cơ sở trong Đánh giá Giáo viên: Phòng Chương trình đóng vai trò cố vấn trong quá trình đánh giá thay vì trực tiếp tham gia vào quá trình đó. Họ có thể tập huấn cho Ban Giám hiệu và Tổ trưởng Bộ môn về cách hiểu thấu đáo và chính xác COR, đồng thời có thể đưa ra đề xuất và phản hồi để hỗ trợ Ban Giám hiệu và Tổ trưởng Bộ môn đánh giá hiệu quả của giáo viên.
Nghiên cứu và phát triển

Với tư cách là “lãnh đạo chuyên môn”, các điều phối viên của chương trình ESL có trách nhiệm liên tục nghiên cứu và tìm ra các phương pháp sư phạm cập nhật và các thực hành tốt mới nhất. Nhiệm vụ Nghiên cứu và Phát triển của điều phối viên chương trình ESL bao gồm:

  • phân tích các phương pháp quản lý và giáo dục mới, có tính ứng dụng cao để áp dụng vào Chương trình ESL tại Vinschool
  • tổng hợp và phân tích dữ liệu (ví dụ: kết quả quan sát, dữ liệu đánh giá hình thành và tổng kết, dữ liệu khảo sát học sinh, v.v.) để làm cơ sở cập nhật và cải tiến chương trình
  • đề xuất các cải cách và / hoặc cải tiến sau khi nghiên cứu: Phòng Chương trình sẽ chịu trách nhiệm đề xuất các thay đổi và cải tiến chương trình ESL có thể có cho Hội đồng Giáo dục. Trong các đề xuất này, cần xem xét bối cảnh cụ thể của Vinschool để đảm bảo việc triển khai hiệu quả và thiết thực.