Demonstrate vision, direction and guidance

From ESL
Revision as of 09:10, 23 September 2022 by Admin (talk | contribs)
(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)
Jump to navigation Jump to search

Cán bộ quản lý cơ sở là người đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai tầm nhìn và định hướng của hệ thống xuống tới tổ chuyên môn. Họ là đầu mối thông tin giữa Lãnh đạo Hệ thống / Điều phối viên Chương trình và giáo viên, vì thế họ có tác động đáng kể đến sự thành công của việc chuyển tầm nhìn và phương hướng của hệ thống thành hành động cụ thể tại từng lớp học. Để chỉ đạo hiệu quả các hoạt động của bộ môn theo tầm nhìn của hệ thống, cán bộ quản lý cấp cơ sở cần phải đáp ứng các yêu cầu sau.


Hiểu sâu về tầm nhìn của bộ môn và chương trình giảng dạy

Để dẫn dắt chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với các sáng kiến của trường và hệ thống, cán bộ quản lý cơ sở bắt buộc phải hiểu rõ chương trình giảng dạy và cam kết đi theo một tầm nhìn giáo dục chung, tập trung vào việc mang lại kết quả học tập chất lượng cao cho tất cả học sinh. Họ cần nắm chắc cách thức hoạt động của chương trình giảng dạy ESL cũng như hiểu rõ về các chính sách của trường và hệ thống liên quan đến ESL. Cụ thể hơn, họ cần hiểu sâu về các khía cạnh sau của chương trình học:

  • Mục tiêu của môn học: đảm bảo tất cả các hoạt động của bộ phận đều hướng tới mục tiêu cuối cùng
  • Chuẩn ESL: để khớp tất cả các hoạt động dạy và học của khóa học theo các chuẩn đầu ra
  • Phương pháp tiếp cận chính trong dạy và học: định hướng hoạt động dạy của giáo viên, tổ chức tập huấn cho giáo viên về các phương pháp dạy học phù hợp.
Tập huấn cho giáo viên, giúp giáo viên hiểu đúng và đủ về mục tiêu môn học & chương trình giảng dạy và phổ biến mục tiêu tới PH & HS

Cán bộ quản lý cấp cơ sở cần chủ động phổ biến và yêu cầu giáo viên đọc kỹ chương trình học theo mô tả trên WikiESL và cổng thông tin mapping. Ngoài ra, CBQL cơ sở nên thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn để thảo luận sâu về các nội dung chính trong chương trình giảng dạy, từ đó giúp nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng và vai trò của môn ESL trong việc đóng góp vào sự phát triển & thành công mai sau của học sinh. Nội dung đào tạo nên bao gồm, nhưng không giới hạn ở các lĩnh vực sau:

  • Giới thiệu chung về Môn ESL và chương trình giảng dạy ESL
  • Đào tạo tập trung vào phân tích chuẩn đầu ra/ kết quả môn học ESL
  • Đào tạo về cách tổ chức các hoạt động chuyên môn phù hợp với tầm nhìn của bộ môn và các phương pháp tiếp cận chính
  • Đào tạo về cách triển khai các nguồn lực sẵn có để tối ưu hóa hiệu quả dạy và học theo chuẩn đầu ra
Giám sát việc trao đổi thông tin tới phụ huynh và học sinh, đảm bảo thông báo đủ về mục tiêu môn học, chi tiết môn học và lộ trình học tập của học sinh


Cán bộ quản lý cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phụ huynh và học sinh luôn sẵn sàng trước những khó khăn trở ngại liên quan tới môn học. Dựa trên định hướng và mục tiêu của môn học, thầy cô sẽ phát triển các kế hoạch thực hiện và giám sát. Thầy cô cần hợp tác với các bên liên quan (giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, v.v.) để đảm bảo sự nhất quán và chặt chẽ trong giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh. Trong quá trình này, họ cần phải:

  • thông báo cho phụ huynh về kiến thức nội dung chính của môn học vào đầu năm học
  • tổ chức hội thảo giới thiệu chương trình và yêu cầu của môn học cho phụ huynh vào đầu năm học
  • gửi chi tiết đánh giá và hướng dẫn thi cho học sinh và phụ huynh trước mỗi kỳ kiểm tra đánh giá quan trọng