Make evaluations and reports

From ESL
Revision as of 10:07, 23 September 2022 by Admin (talk | contribs)
(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)
Jump to navigation Jump to search
Đánh giá Giáo viên
Các Tổ trưởng chuyên môn và Ban Giám Hiệu sẽ sử dụng Phiếu Đánh Giá Quan Sát Lớp Học (COR) một cách chặt chẽ để đánh giá kết quả hoạt động của giáo viên. Cán bộ quản lý cơ sở sẽ được Phòng Chương trình tư vấn trong quá trình đánh giá để có thể thực hiện công việc này một cách độc lập, chính xác và hiệu quả.


Ngoài đánh giá chính thức, COR có thể được sử dụng cho các buổi phản hồi, từ đó tạo tiền đề tốt cho việc đào tạo và phát triển chuyên môn. COR giúp cán bộ quản lý đánh giá giáo viên và đưa ra lời khuyên về cách điều chỉnh phương pháp giảng dạy.


Tác dụng của COR sẽ được phát huy tối đa nếu được sử dụng thường xuyên để có cơ sở dữ liệu giúp cán bộ quản lý có được cái nhìn tổng thể và chi tiết về năng lực của giáo viên.

Đánh giá Chương trình

Đánh giá chương trình giảng dạy là điều cần thiết trong quá trình triển khai bất kỳ chương trình giảng dạy nào. Việc đánh giá chương trình là nhằm mục đích quyết định xem chương trình giảng dạy có tạo ra các kết quả như dự kiến ​​hay không. Quá trình này cũng giúp xác định các lĩnh vực cần cập nhật, cải thiện hoặc thay đổi để có một phiên bản tốt hơn của chương trình học.


Khi đánh giá chương trình giảng dạy, cần quan tâm đến các nội dung cơ bản sau:

  • Hiệu quả và tính khả thi của việc đưa khung chương trình và chính sách thành thực tiễn giáo dục
  • Thực trạng nội dung chương trình học và thực hành trong bối cảnh thực tế
  • Mức độ đạt được các mục tiêu của chương trình

Ở cấp trường, đánh giá chương trình giảng dạy là một quá trình nội bộ mà trong đó giáo viên, Tổ trưởng chuyên môn và ban giám hiệu trường thực hiện. Trong quá trình này, tất cả các bên liên quan sẽ cùng thảo luận nhóm để:

  • rút ra những thông tin chính để cải thiện việc ứng dụng trong tương lai
  • chia sẻ ý kiến ​​và kinh nghiệm, từ đó hiểu sâu hơn về chương trình học
  • đưa ra các đề xuất cải thiện chương trình giảng dạy


Để thực hiện hoạt động suy ngẫm cộng tác hiệu quả, cần tuân theo các bước sau:

  • BƯỚC 1: Các Tổ trưởng chuyên môn giải thích về sự cần thiết của việc thực hành giáo dục suy ngẫm thường xuyên này và hướng dẫn về việc suy ngẫm theo nhóm.
  • BƯỚC 2: Các giáo viên giảng dạy cùng stage tại mỗi cơ sở thảo luận và suy ngẫm về các đơn vị / bài học trong chương trình giảng dạy.
  • BƯỚC 3: Các Tổ trưởng chuyên môn/ CBLQL cơ sở ghi chép đầy đủ nội dung thảo luận và điền phiếu khảo sát để gửi báo cáo về Phòng Chương trình.
Báo cáo


Các Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm báo cáo Ban Giám hiệu, Phòng Chương trình và Lãnh đạo Hệ thống.

Ban Giám hiệu chịu trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Hệ thống.


Nguyên tắc Báo cáo

Cán bộ quản lý cơ sở có trách nhiệm đảm bảo chất lượng triển khai chương trình tại cơ sở. Điều này có nghĩa là họ phải đóng vai trò kiểm tra và phê duyệt hoạt động giảng dạy của giáo viên, đánh giá giáo viên và báo cáo thường xuyên. Trong quá trình này, Phòng Chương trình sẽ đóng vai trò cố vấn chuyên môn cho các cán bộ quản lý cấp cơ sở.


Vì Phòng Chương trình là cố vấn chuyên môn, họ sẽ không thể xử lý các thông tin rời rạc liên quan đến hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như số tiết đã dạy, số cuộc họp chuyên môn, mọi chi tiết của cuộc thảo luận trong nhóm ESL, số giáo viên được thêm vào / giảm, v.v.


Ngoài ra, khi báo cáo với Phòng Chương trình, cán bộ quản lý cần lưu ý rằng báo cáo phải có tính đánh giá và định hướng. Phòng Chương trình sẽ trao đổi về các vấn đề chuyên môn trọng tâm trong quá trình thực hiện chương trình, làm rõ định hướng và kế hoạch hành động. Ví dụ: tổng hợp và phản ánh về số liệu đánh giá sau 1-2 tháng triển khai, nhu cầu đào tạo và cách thức hỗ trợ đội ngũ giảng viên, v.v.


Nội dung báo cáo

  • Báo cáo về việc thực hiện chương trình giảng dạy: Đánh giá chương trình giảng dạy là hoạt động kiểm tra tác động của chương trình giảng dạy đã triển khai đối với thành tích của học sinh. Dữ liệu và phản hồi từ việc đánh giá chương trình giảng dạy sẽ là cơ sở thúc đẩy thay đổi và cải tiến chương trình, cũng như giúp Phòng Chương trình hoạch định các chính sách trong tương lai.
  • Báo cáo tình hình dạy & học: nhằm điều chỉnh phương pháp quản lý cho phù hợp. Các cán bộ quản lý cấp cơ sở có trách nhiệm cung cấp dữ liệu về kết quả học tập và tình hình giảng dạy môn học ESL cho Phòng Chương trình (và Giám đốc điều hành). Tuy nhiên, dữ liệu hoặc thông tin trong báo cáo này không phải chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin thuần túy, mà phải nhằm mục đích đề xuất các cải tiến / hiệu chỉnh để Phòng Chương trình xem xét và đưa ra ý kiến tham vấn phù hợp.