Giving feedback

From ESL
Jump to navigation Jump to search

Phản hồi là một phần không thể thiếu của việc giảng dạy, nó có ảnh hưởng lớn đến thành tích của người học. Nói chung, phản hồi là bất kỳ nhận xét nào liên quan đến thành tích, hành vi hoặc thái độ của học sinh trong lớp và có nhiều hình thức khác nhau (bằng lời nói, văn bản hoặc cử chỉ). Tại Vinschool, tầm quan trọng của phản hồi hiệu quả trong mỗi bài học được nhấn mạnh vì trong phiếu đánh giá quan sát lớp học đã nêu rõ rằng giáo viên sẽ đưa ra “phản hồi hiệu quả cho các nhóm học sinh khác nhau, tạo động lực cho các em đồng thời giúp các em có thể xác định những lĩnh vực có thể cải thiện." Bên cạnh phản hồi của giáo viên, chính học sinh cũng được khuyến khích và trao quyền phản hồi về bạn bè và thể hiện của chính mình. Phản hồi của bạn học và tự đánh giá là những thực hành phổ biến nên được áp dụng trong các lớp học ESL tại Vinschool.


Tầm quan trọng của phản hồi hiệu quả

Phản hồi hiệu quả có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả học sinh và giáo viên.

  • Nó xác định mức độ hiểu biết và phát triển kỹ năng của người học để lập kế hoạch cho các bước tiếp theo nhằm đạt được mục tiêu học tập.
  • Nó hỗ trợ học sinh suy ngẫm về quá trình và chiến lược học tập của mình để có thể điều chỉnh sao cho tiến bộ tốt hơn.
  • Bằng nhiều cách khác nhau, phản hồi hiệu quả giúp nâng cao hiệu quả học tập của học sinh và cải thiện thành tích.
Nguyên tắc phản hồi hiệu quả
  • Thông tin phản hồi phải gắn liền với mục tiêu học tập và dự định kiểm tra đánh giá. Quá trình phản hồi bắt đầu bằng việc làm rõ các mục tiêu học tập của các hoạt động được thực hiện và các tiêu chí đạt mà họ sẽ dùng để đánh giá. Điều này cho phép học sinh đo lường bản thân về cả mức độ thành thạo và các quá trình. Nó cũng giúp học sinh hiểu rõ về các mục tiêu tương lai.
  • Thông tin phản hồi phải mang tính xây dựng và có ý nghĩa với học sinh về việc học của họ. Phản hồi mang tính xây dựng cung cấp bằng chứng về các thực hành tốt mà học sinh đang thể hiện và thúc đẩy học sinh tiếp tục phát huy chúng. Phản hổi mang tính xây dựng cũng chỉ ra điểm cần cải thiện và cách cải thiện, từ đó giúp học sinh có định hướng học tập rõ ràng hơn trong tương lai.
  • Thông tin phản hồi phải cụ thể để giúp học sinh nhận ra điểm mạnh của mình cũng như các khía cạnh cần cải thiện. Một nhận xét chung chung như “Làm tốt lắm” không thể giúp học sinh xác định được những điều này. Cần nêu rõ thông tin cụ thể về những gì học sinh đã làm đúng hay sai và những gì học sinh đang làm khác so với trước đây.
  • Thông tin phản hồi phải kịp thời. Phản hồi ngay lập tức sẽ giúp học sinh có thể phản ứng và ghi nhớ về trải nghiệm học tập một cách tích cực hơn. Trì hoãn phản hồi quá lâu có thể khiến học sinh nản lòng và hầu như không giúp các em kết nối phản hồi với khoảnh khắc học tập.
  • Thông tin phản hồi nên khuyến khích học sinh tự suy ngẫm. Giáo viên không nên là người duy nhất phản hồi; học sinh nên được chủ động tham gia vào quá trình này. Ngoài ra, phản hồi hiệu quả không chỉ tập trung vào việc sửa lỗi mà còn khuyến khích học sinh xem xét lại bài làm của mình, suy nghĩ về lý do tại sao lỗi vẫn tồn tại và các em có thể làm gì để loại bỏ lỗi.
Các hình thức phản hồi
Phản hồi có thể có nhiều hình thức khác nhau: bằng lời, bằng văn bản hoặc cử chỉ. Đó có thể là phản hồi của giáo viên, phản hồi của bạn học, thảo luận cả lớp hoặc tự đánh giá.

Để có cái nhìn sâu sắc về các hình thức phản hồi khác nhau, giáo viên có thể đọc tại đây.



References:

  • https://www.education.vic.gov.au/school/teachers/teachingresources/practice/Pages/insight-feedback.aspx
  • https://www.edutopia.org/blog/tips-providing-students-meaningful-feedback-marianne-stenger
  • https://educationstandards.nsw.edu.au/wps/portal/nesa/k-10/understanding-the-curriculum/assessment/effective-feedback
  • https://sc.edu/about/offices_and_divisions/cte/teaching_resources/grading_assessment_toolbox/providing_meaningful_student_feedback/index.php