Plan to sequence the lesson in an engaging and meaningful manner

From ESL
Jump to navigation Jump to search
Quy trình chín bước của Robert Gagne


Robert Gagne đề xuất một quy trình gồm chín bước các hoạt động hướng dẫn, đây là những thông tin rất hữu ích cho việc lên kế hoạch trình tự bài học của thầy cô.

LPstep4.png


Bước 1: Thu hút sự chú ý: Thu hút sự chú ý của học sinh để họ quan sát và lắng nghe khi giáo viên giảng bài.

  • Trình bày một câu chuyện hoặc vấn đề cần giải quyết
  • Sử dụng các hoạt động phá băng, tin tức và sự kiện cập nhật, trường hợp điển hình, YouTube video , v.v. Mục tiêu là nhanh chóng thu hút sự chú ý và khơi gợi quan tâm của học sinh với chủ đề đó
  • Sử dụng các công nghệ như clickers và khảo sát để đặt các câu hỏi gợi mở trước khi giảng bài, khảo sát ý kiến, hoặc mời học sinh phát biểu suy nghĩ về một vấn đề gây tranh cãi

Bước 2: Thông báo cho học sinh về các mục tiêu bài học: Cho phép học sinh suy nghĩ trước về những gì các em sắp thấy, nghe và / hoặc làm.

  • Đưa mục tiêu học tập vào các slide bài giảng, giáo trình và trong hướng dẫn cho các hoạt động, dự án và bài tập
  • Mô tả sự thể hiện cần thiết
  • Mô tả các tiêu chí thế nào là thể hiện tiêu chuẩn

Bước 3: Kích thích gợi nhớ lại kiến thức cũ:

  • Giúp học sinh hiểu thông tin mới bằng cách liên hệ chúng với kiến thức học sinh đã biết hoặc trải nghiệm học sinh đã có.
  • Gợi nhớ hồi tưởng lại nội dung bài giảng trước, tích hợp kết quả của các hoạt động vào chủ đề hiện tại, và / hoặc liên hệ thông tin trước đó với chủ đề hiện tại
  • Hỏi học sinh về hiểu biết của các em liên quan tới các khái niệm cũ

Bước 4: Trình bày nội dung mới: Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm bài giảng, bài đọc, hoạt động, dự án, truyền thông đa phương tiện và những phương pháp khác.

  • Sắp xếp trình tự và chia nhỏ thông tin để tránh quá tải về nhận thức
  • Trộn thông tin để hỗ trợ việc ghi nhớ thông tin
  • Bloom's Revised Taxonomy có thể được sử dụng để giúp xâu chuỗi bài học bằng cách giúp thầy cô phân chia chúng thành các mức độ khó.

Bước 5: Hướng dẫn: Tư vấn cho học sinh các chiến lược để hỗ trợ các em về nội dung học tập và các nguồn sẵn có. Khi được hướng dẫn học tập, hiệu quả học tập tăng lên vì học sinh ít bị mất thời gian hoặc cảm thấy thất vọng khi dựa thể hiện của mình trên các thông tin không chính xác hoặc các khái niệm mà các em chưa hiểu đúng.

  • Hỗ trợ hướng dẫn học sinh khi cần thiết - như kỹ thuật scaffold (gợi mở, gợi ý, nhắc) có thể được bỏ khi học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc học xong nội dung đó
  • Mô hình hóa các chiến lược học tập đa dạng - ghi nhớ, lập bản đồ khái niệm, nhập vai, hình dung
  • Sử dụng ví dụ và không ví dụ

Bước 6: Thực hành: Cho phép học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học.

  • Cho phép học sinh áp dụng kiến thức trong các hoạt động nhóm hoặc cá nhân
  • Đặt các câu hỏi học tập sâu, gợi nhớ mối liên quan tới những gì học sinh đã biết hoặc cho học sinh hợp tác với thầy cô học
  • Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng, xem lại hoặc nhắc lại thông tin đã học
  • Yêu cầu học sinh mô tả hoặc giải thích chi tiết và đào sâu, tăng mức độ phức tạp cho câu trả lời

Bước 7: Phản hồi: Cung cấp phản hồi ngay lập tức về kết quả hoạt động của học sinh để đánh giá và tạo điều kiện học tập.

  • Cân nhắc việc đưa phản hồi theo nhóm / lớp (nêu rõ các lỗi phổ biến, đưa ví dụ hoặc mô hình về khả năng mục tiêu hướng tới, cho học sinh thấy những gì thầy cô không muốn)
  • Cân nhắc triển khai phản hồi ngang hàng
  • Yêu cầu học sinh chỉ rõ cách họ sử dụng phản hồi trong các bài tiếp theo

Bước 8: Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu: Để đánh giá hiệu quả của các hoạt động giảng dạy, hãy kiểm tra để xem liệu các kết quả học tập mong đợi đã đạt được hay chưa. Mức độ hoàn thành phải dựa trên các mục tiêu đã thiết lập.

  • Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá bao gồm bài kiểm tra / câu đố, bài tập viết, dự án, v.v.

Bước 9: Tăng cường lưu giữ và chuyển giao: Cho phép học sinh áp dụng thông tin vào ngữ cảnh cá nhân. Điều này làm tăng tỷ lệ lưu trữ bằng cách cá nhân hóa thông tin.

  • Tạo cơ hội cho học sinh liên hệ nội dung học với kinh nghiệm cá nhân của họ
  • Cung cấp thực hành bổ sung
Khung Xây dựng bài học của Vinschool


Biểu đồ dưới đây thể hiện khung xây dựng bài học của Vinschool - đây là mẫu tham khảo lên trật tự bài học cho giáo viên.

LPstep4.2.png


The links to view frameworks A-Fare listed below:


Reference:

Gagne, R. M., Wager, W.W., Golas, K. C. & Keller, J. M (2005). Principles of Instructional Design (5th edition). California: Wadsworth.