Supporting schemes for novice teachers

From ESL
Jump to navigation Jump to search

Vinschool có nhiều chương trình được thiết kế riêng để hỗ trợ những giáo viên mới được tuyển dụng hoặc chưa có kinh nghiệm. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến.


Chương trình Buddy

Trong chương trình này, một giáo viên có kinh nghiệm hoặc năng lực hơn được chỉ định để hỗ trợ một giáo viên mới được tuyển dụng, thiếu kinh nghiệm hoặc kém năng lực hơn. Trọng tâm của chương trình Buddy bao gồm:

  • hướng dẫn về việc triển khai chương trình, giúp hiểu sâu hơn về chương trình giảng dạy và cách đưa chương trình vào thực tiễn giảng dạy
  • hướng dẫn về thủ tục của trường học, cách hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của các giáo viên sao cho hiệu quả
  • hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn thông qua quan sát và thảo luận


Chương trình Mentoring

Chương trình này có một số điểm tương đồng với Chương trình Buddy, trong đó một giáo viên giàu kinh nghiệm (mentor) được chỉ định để hỗ trợ các đồng nghiệp mới hoặc ít kinh nghiệm hơn (mentee). Tuy nhiên, mentor có thể cùng lúc kèm cặp nhiều mentee, và họ thường tập trung vào kỹ năng chuyên môn (như: lập kế hoạch bài học, chiến lược giảng dạy hoặc quản lý lớp học).


Một số hoạt động tiêu biểu được lồng ghép trong chương trình mentoring bao gồm:

  • Mentees quan sát mentor và viết nhật ký quan sát để ghi lại những gì họ học được từ mentor.
  • Mentor tổ chức đào tạo (có thể là đột xuất) để hỗ trợ mentee cải thiện kỹ năng giảng dạy của họ trước khi đứng lớp; hướng dẫn cho mentee soạn giáo án tốt.
  • Mentor dự giờ lớp học của mentee và thảo luận sau dự giờ, đưa ra phản hồi và gợi mở cho mentee tự phản ánh.
  • Các hoạt động follow-up sau khi dự giờ có thể có nhiều hình thức: thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt, chia sẻ các nguồn phát triển chuyên môn để có thêm ý tưởng và mẹo giảng dạy, v.v.
Nhóm tập trung


Một nhóm giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực (mentors) được giao tổ chức tập huấn tập trung vào các kỹ năng giảng dạy cho một nhóm giáo viên mới (mentee). Hoạt động tập huấn này nên bắt đầu với việc phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của mentee để xác định trọng tâm của chương trình tập huấn

Một số hoạt động phổ biến của chương trình mentoring bao gồm:

Quan sát dự giờ: Các hình thức dự giờ khác nhau a:

  • Mentor quan sát cách giảng dạy của mentee: để phân tích điểm mạnh và các lĩnh vực cần cải thiện của mentee
  • Mentee quan sát cách giảng dạy của mentor: để học hỏi những phương pháp hay
  • Mentee quan sát lớp học của nhau: nên làm sau khóa tập huấn tập trung để quan sát cách áp dụng nội dung đào tạo vào thực tiễn.


Đào tạo tập trung: Sau khi dự giờ, mentor thảo luận và xác định các vấn đề chung và sắp xếp chúng theo thứ tự cấp bách cần giải quyết. Những vấn đề này sẽ được chọn làm chủ đề đào tạo. Tuy nhiên, điều quan trọng là mentor nên tạo cho mentee ấn tượng rằng mục tiêu của họ là học cùng với mentee thay vì áp đặt cách giảng dạy của mình lên họn. Có khả năng là mentees sẽ có đề xuất và ý tưởng có thể được đưa vào sử dụng ngay lập tức — hãy luôn sẵn sàng hợp tác với mentee để thực hiện những đề xuất và ý tưởng đó.


Thảo luận nhóm: Có thể tổ chức thảo luận nhóm ở bất kỳ giai đoạn nào của chương trình: trong quá trình đào tạo tập trung, trước khi hoặc sau khi dự giờ. Mục đích là cho mentees cơ hội chia sẻ những gì họ biết, suy ngẫm về những thực hành cũ của họ và đề xuất giải pháp cho các vấn đề tồn đọng. Trên thực tế, mentees có thể có nhiều ý tưởng mới mẻ và sáng tạo có thể lan truyền trong nhóm. Mentors cũng nên tham gia vào bước này, chia sẻ kinh nghiệm của họ và chia sẻ các nguồn tài liệu mà mentees có thể sử dụng.