Guidance on the other tasks of teachers

From ESL
Revision as of 03:17, 23 September 2022 by Admin (talk | contribs) (EN-VN)
Jump to navigation Jump to search

Dưới đây là các trách nhiệm và nghĩa vụ khác của giáo viên ESL, bao gồm:

  1. Triển khai các chương trình bổ trợ cho học sinh
  2. Phát triển văn hóa đọc
  3. Hợp tác với các giáo viên khác
  4. Quản lý quan hệ với phụ huynh
  5. Phát triển chuyên môn

Mỗi trách nhiệm sẽ được giải thích chi tiết dưới đây.

Triển khai các chương trình bổ trợ cho học sinh

1. Chương trình bổ trợ tiếng Anh


a) Phạm vi áp dụng

Chương trình bổ trợ ngôn ngữ của Vinschool (ALLP) được thiết kế cho Học sinh mới nhập học tại trường mà năng lực Tiếng Anh chưa đáp ứng được các chuẩn đầu ra của stage Tiếng Anh mà học sinh được xếp (căn cứ theo kết quả kiểm tra xếp lớp).  

Vinschool khuyến khích những học sinh có kết quả kiểm tra xếp lớp dưới chuẩn năng lực của stage được theo quy định tại Khung Giai đoạn ESL của Vinschool cho Năm học 2022 - 2023 tham gia học Chương trình Bổ trợ tiếng Anh.


Bạn có thể đọc thêm thông tin về xếp lớp ESL cho học sinh mới và Khung Giai đoạn ESL của Vinschool tại đây.


b) Mục tiêu của chương trình bổ trợ tiếng Anh (ALLP)

Mục tiêu của chương trình ALLP bao gồm:

  • bổ sung những mảng kiến thức và kỹ năng mà Học sinh đang thiếu so với stage được xếp
  • hỗ trợ học sinh bắt kịp và đáp ứng yêu cầu của môn học trong stage Học sinh đang tham gia

c) Hướng dẫn thực hiện ALLP

Các lớp học ALLP được tổ chức sau giờ học. Số giờ học chương trình ALLP tùy thuộc vào mức độ chênh lệch giữa năng lực của Học sinh và stage Học sinh được xếp. Trong vòng 1 năm học, số giờ ALLP được quy định như sau:

  • Trình độ dưới chuẩn 1 stage: tham gia khóa ALLP 30 giờ.
  • Trình độ dưới chuẩn 2 stage: tham gia khóa ALLP 50 giờ.
  • Trình độ dưới chuẩn 3 stage trở lên: tham gia khóa ALLP 70 giờ.

Trách nhiệm của người đứng đầu các bộ phận và giáo viên trong việc cung cấp ALLP được nêu rõ trong hướng dẫn có thể đọc tại đây.


2. Chương trình phụ đạo


a) Phạm vi áp dụng

Các lớp học phụ đạo được tổ chức nhằm hỗ trợ những học sinh Vinschool chưa theo kịp việc học trên lớp. Ngay từ đầu năm học, dựa trên kết quả Kiểm tra Chẩn đoán, quan sát tại lớp và kết quả đánh giá quá trình khác, giáo viên phân loại học sinh thành 3 nhóm khác nhau: Cần hỗ trợ, Đạt yêu cầu của Stage và Vượt yêu cầu của Stage. Những học sinh thuộc dưới sẽ được khuyến khích tham gia các lớp phụ đạo miễn phí.


b) Mục tiêu của chương trình phụ đạo


Mục tiêu của chương trình phụ đạo là để giúp học sinh vượt qua những khó khăn gặp phải trên các lớp ESL bình thường. Trong các lớp phụ đạo, các em sẽ được bổ trợ những kiến thức mình chưa lĩnh hội hết và củng cố các kĩ năng các em chưa thành thạo.

Chương trình phụ đạo cho phép học sinh được quan tâm ở cấp độ cá nhân, thay vì trong một lớp học đông đúc. Khi được hỗ trợ để theo kịp bạn bè, học sinh sẽ tự tin và thoải mái hơn trong học tập.


c) Triển khai chương trình phụ đạo

Các cơ sở khác nhau có thể có các chương trình phụ đạo khác nhau và các phương pháp tổ chức lớp phụ đạo khác nhau, nhưng nên có cùng các đặc điểm chung sau:

  • Học phí: Miễn phí
  • Quy mô lớp học: Không nên quá 15 học viên. Lớp dạy thêm quá đông sẽ giảm hiệu quả.
  • Nội dung học tập: Lớp phụ đạo tập trung ôn tập lại những gì đã học hoặc thực hành trên lớp thay vì giới thiệu kiến thức hoặc kỹ năng mới.
  • Đánh giá và báo cáo: Cần đánh giá thường xuyên để nắm bắt đúng sự tiến bộ của học sinh. Giáo viên phải làm báo cáo và gửi cho cả Tổ trưởng bộ môn và Phụ huynh.
Phát triển Văn hóa đọc

Xây dựng thói quen đọc sách tốt cho học sinh là trọng tâm của toàn hệ thống Vinschool ngay từ những ngày đầu thành lập. Mục đích là khơi dậy niềm yêu thích đọc sách trong các Vinsers và khuyến khích các em làm chủ hành trình khám phá tri thức của mình. Chính sách đọc sách đã được xây dựng và được rà soát hàng năm nhằm mục đích biến việc đọc sách thành một hoạt động học tập thường xuyên, bắt buộc và biến thời gian đọc sách thành thời gian học tập hiệu quả.


Trong chương trình giảng dạy ESL, Dự án Đọc (Extensive Reading) luôn là một dự án quan trọng nhằm mục đích củng cố kỹ năng đọc của học sinh, khuyến khích các em kể lại những cuốn sách mà mình yêu thích, chia sẻ cảm nghĩ của mình và đắm chìm trong niềm vui khi đọc.


Bên cạnh sách mượn từ thư viện của trường, Vinsers còn có thể dùng nhiều nền tảng số để tiếp cận với thế giới sách, bao gồm:

  • Cấp tiểu học: Raz Plus
  • Cấp trung học cơ sở: myOn
  • Cấp trung học phổ thông: CommonLit


Yêu cầu của Chương trình Văn hóa Đọc (Extensive Reading) là gì?

  • Tiểu học: Học sinh đọc 1-2 cuốn sách mỗi tuần và hoàn thành các câu đố theo sách
  • Trung học: Học sinh được khuyến khích đọc sách cả bản cứng và trên nền tảng đọc ảo. Mỗi học kỳ học sinh phải đọc ít nhất 10 cuốn sách / tài liệu và viết ít nhất 2 bài đánh giá về 2 cuốn sách / tài liệu mà các em đã đọc. Để tăng sự thích thú khi đọc, học sinh được phép lập kế hoạch đọc của riêng mình với một danh sách các sách / tài liệu mà các em muốn đọc.


Làm sao để giáo viên có thể theo dõi và thúc đẩy hoạt động đọc sách của học sinh?

  • Tiểu học: Giáo viên tận dụng chức năng báo cáo của Raz Plus để kiểm tra xem học sinh đã hoàn thành sách được giao trong tuần hay chưa và học sinh có cố gắng đọc nhiều hơn được giao hay không. Cần thường xuyên gửi báo cáo và nhắc nhở về tiến độ đọc sách cho phụ huynh để phối hợp khuyến khích con em đọc sách.
  • Trung học cơ sở và Trung học phổ thông: Học sinh tự lên kế hoạch đọc, gợi ý danh sách các cuốn sách / tài liệu sẽ đọc và thời điểm hoàn thành mỗi cuốn sách / tài liệu, sau đó viết nhật ký đọc để ghi lại tiến trình đọc của mình. Nhật ký đọc không nên chỉ đơn thuần ghi lại trạng thái “Đã hoàn thành” hoặc “Chưa hoàn thành”, mà nên thể hiện những suy ngẫm thấu đáo, phản ánh quan điểm của học sinh về giá trị hoặc ý nghĩa của cuốn sách. Đánh giá sách cũng là một phần của bài đánh giá Extensive Reading, trong đó học sinh mô tả cách mình liên hệ nội dung sách với đời sống cá nhân và cách các em thể hiện tư duy phản biện của mình. Giáo viên thường xuyên phân tích sự tiến bộ của học sinh dựa trên các báo cáo được trích xuất từ ​​các nền tảng đọc ảo. Những lời nhắc bài gửi trên LMS sẽ đảm bảo rằng học sinh tuân theo kế hoạch đọc đã lập. Cuối cùng, phản hồi về thói quen đọc của học sinh sẽ được đưa vào bản tin gửi đến phụ huynh hai tuần một lần để họ cùng tham gia vào việc giáo dục học sinh.


Hợp tác với các giáo viên khác


1. Xây dựng và duy trì mối quan hệ hiệu quả với đồng nghiệp

Giao tiếp là chìa khóa giữa các giáo viên dạy cùng một lớp. Việc học tập hiệu quả chỉ có thể đạt được khi các giáo viên phối hợp với nhau để giảng dạy chương trình học một cách mạch lạc.

  • Làm quen với các giáo viên đồng nghiệp của bạn
  • Ấn định phương thsc giao tiếp: Thời gian nào là tốt nhất để trao đổi với thầy/cô về lớp học của chúng ta? Chúng ta nên giữ liên lạc như thế nào (Trò chuyện tại nơi làm việc, email…)? Thầy/cô muốn được tiếp cận như thế nào khi có vấn đề phát sinh?


2. Quản lý giáo trình

Các giáo trình từng stage nêu rõ cách phân bổ các bài học giữa các đồng giáo viên và cả hai giáo viên đều có trách nhiệm đảm bảo:

  • tính liên tục trong các chương trình làm việc
  • sự hiểu biết chung về mức tiến bộ của cá nhân học sinh và nhu cầu hỗ trợ / bổ trợ

Ngoài ra, giáo viên cũng đồng bộ hóa các thực hành dưới đây để giúp thiết lập những thói quen và hệ thống quản lý lớp học cũng như hỗ trợ dạy học hiệu quả.

  • Hệ thống quản lý lớp học
  • Quy trình bắt đầu và kết thúc bài học


3. Theo dõi và báo cáo tiến bộ của học sinh

  • Tạo ổ chung để đặt trang Hồ sơ Lớp học của bạn để các giáo viên khác có thể dễ dàng truy cập xem các ghi chú đánh giá hình thành của bạn.
  • Đảm bảo rằng bạn hoàn thành các bài kiểm tra và đánh giá kịp thời và nhập dữ liệu vào Schools Online theo thời hạn ấn định bởi Tổ trưởng Chuyên môn.
  • Hiểu các yêu cầu liên lạc với phụ huynh mà bạn cần đáp ứng và các kênh liên lạc bạn cần sử dụng để chia sẻ cập nhật tiến độ học.
  • Thảo luận và chia sẻ bằng chứng học tập của học sinh với các giáo viên khác để có đánh giá toàn diện về thành tích của học sinh.
  • Hợp tác viết bản tin hai tuần một lần gửi cho phụ huynh.
  • Hợp tác và ghi nhận xét vào học bạ định kỳ (thường là cuối mỗi học kỳ).
Quản lý quan hệ với phụ huynh

Phụ huynh luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của con cái. Chúng ta cần ghi nhớ rằng không phải gia đình nào cũng là gia đình hạt nhân kiểu mẫu. Nhiều học sinh có mối quan hệ thân thiết với những người khác trong gia đình, kể cả không phải ruột thịt. Việc hỗ trợ đứa trẻ đó thành công đồng nghĩa với việc ghi nhận và để tâm tới những mối quan hệ này. Ở đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ 'phụ huynh' cho bất kỳ mối quan hệ thân nhân, người chăm sóc hoặc người giám hộ nào quan trọng đối với đứa trẻ.


Phụ huynh ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình giảng dạy vì họ đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các bài học được dạy tại trường, lấp đầy khoảng cách giữa con cái họ và ban giám hiệu nhà trường bằng cách cung cấp cho trẻ những điều mà ở trường không có. Giáo viên thường cần phụ huynh giúp đỡ để theo dõi sự phát triển xã hội và hành vi của một đứa trẻ. Vì vậy, việc phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh là điều tối quan trọng.


a) Lợi ích của việc quản lý quan hệ với phụ huynh hiệu quả

Mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan: học sinh, phụ huynh và nhà trường.


Đối với học sinh:

  • được hỗ trợ kịp thời của phụ huynh và giáo viên
  • được sự quan tâm thích hợp và nhờ đó có động lực hơn và hiệu quả học tập tăng cao
  • cảm thấy an tâm, an toàn và tự tin

Đối với phụ huynh:

  • được cung cấp đầy đủ thông tin
  • thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình
  • đồng hành cùng Nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục


Đối với trường học:

  • hiểu đặc điểm và nhu cầu của gia đình
  • được sự đồng hành của các bậc phụ huynh trong các hoạt động giáo dục
  • xây dựng một cộng đồng phụ huynh tích cực
  • truyền đạt và lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến phụ huynh và học sinh


b) Cách thiết lập, phát triển và duy trì quan hệ phụ huynh tốt

3 bước chính để có một mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ bao gồm:

BƯỚC 1: Tạo lập quan hệ với phụ huynh:

  • thiết lập các nguyên tắc trao đổi, tiếp nhận và xử lý thông tin
  • nhận thông tin liên quan đến học sinh
  • cung cấp thông tin cơ bản


BƯỚC 2: Củng cố quan hệ với phụ huynh

  • thường xuyên trao đổi thông tin, chương trình và hoạt động, sự kiện quan trọng, v.v.
  • tư vấn & đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng và / hoặc tháo gỡ khó khăn cho học sinh
  • tổ chức các hoạt động gắn kết

BƯỚC 3: Phát triển quan hệ cha mẹ:

  • cá nhân hóa nhu cầu phát triển của học sinh và phụ huynh
  • xây dựng cộng đồng phụ huynh
  • kết nối và phát triển các vấn đề về quan hệ tốt đẹp với phụ huynh với những cá nhân có ảnh hưởng


Mối quan hệ hợp tác phát huy tác dụng lớn nhất khi chúng bao gồm ba thành phần chính: giao tiếp, nhất quán và cộng tác.

Liên lạc

Do đặc thù của từng gia đình khác nhau, giáo viên KHÔNG thể dựa vào một phương thức duy nhất khi liên lạc với tất cả các gia đình về một nội dung nào đó. Giáo viên cần có một loạt các chiến lược, được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của từng gia đình cụ thể và lịch trình của họ, và các phải được tích hợp vào một kế hoạch tổng thể. Chìa khóa thành công trong giao tiếp vơi phụ huynh chính là giao tiếp 2 chiều.

Các chiến lược giao tiếp phổ biến hiện đang được áp dụng tại Vinschool bao gồm:

  • bản tin phụ huynh (hàng tuần, hai tuần một lần hoặc hàng tháng)
  • thông báo trên Vinschool One (có thể đăng hàng ngày)
  • thông báo trên trang web của trường
  • điện thoại hoặc email
  • lịch học hàng tháng
  • Các tập bài tập của học sinh hàng tuần hoặc hàng tháng được gửi về nhà để phụ huynh đọc và nhận xét
  • đường dây nóng bài tập về nhà
  • Trang web cho trường học
  • ngày của ông bà hoặc "người đặc biệt" hàng năm
  • họp phụ huynh
  • hội thảo dành cho cha mẹ hoặc do cha mẹ tổ chức
  • các tổ chức phụ huynh-giáo viên hoặc hội đồng cộng đồng trường học

Bên cạnh các nguyên tắc giao tiếp 2 chiều, giao tiếp hiệu quả cần được phát triển theo các chiến lược sau:

  • Khởi xướng: Giáo viên nên bắt đầu liên hệ ngay khi họ biết sẽ có những học sinh nào trong lớp của mình vào năm học đó
  • Kịp thời: Người lớn nên liên lạc ngay khi xác định được vấn đề để kịp thời tìm giải pháp. Trì hoãn có thể gây ra thêm những vấn đề mới hoặc sự thất vọng của những người liên quan.
  • Tần suất: Phụ huynh muốn nhận được phản hồi thường xuyên, liên tục về bài tập về nhà của con họ.
  • Giữ lời: Phụ huynh và giáo viên đều muốn thấy rằng đối phương giữ lời.
  • Giao tiếp rõ ràng và hữu ích: Phụ huynh và giáo viên nên có thông tin họ cần để giúp học sinh, bằng hình thức và ngôn ngữ mà các em hiểu.


Tính nhất quán

Tính nhất quán có nghĩa là những gì học sinh học và thực hành ở trường sẽ được củng cố cả ở nhà. Để làm được điều này, phụ huynh cần tạo cơ hội và trải nghiệm ở nhà để hỗ trợ việc học tập của con.

  • Giao tiếp tạo ra sự nhất quán. Thông qua các kênh thông tin liên lạc, phụ huynh nhận được thông tin về giúp đỡ, khuyến khích con em mình tại nhà cho một năm học thành công. Việc tạo thói quen làm bài tập về nhà, chẳng hạn như ấn định thời gian và địa điểm yên tĩnh, là điều quan trọng. Những hoạt động như đưa con tài liệu học, đọc sách cùng con, và động viên con ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất đều đóng góp vào sự thành công học sinh ở trường.
  • Hãy đảm bảo rằng phụ huynh và giáo viên hiểu và đồng ý với nhau về các kế hoạch và kỳ vọng với học sinh. Sự phối hợp nhất quán này sẽ giúp học sinh an tâm rằng cả giáo viên và phụ huynh đều ủng hộ việc học của các em.


Phối hợp

Thành phần thứ ba của quan hệ hợp tác là phối hợp. Việc phối hợp sẽ dễ dàng hơn nếu giao tiếp thường xuyên và nhất quán. Quan hệ hợp tác chặt chẽ tập trung vào các chiến lược cụ thể, tích cực để giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình. Lập kế hoạch và giải quyết vấn đề là 2 hình thức hợp tác thường gặp, và sẽ đặc biệt quan trọng khi học sinh cần hỗ trợ thêm để đạt được mục tiêu.

  • Giáo viên và phụ huynh cần thảo luận và chia sẻ các mục tiêu của họ đối với sự tiến bộ của học sinh, đồng thời thống nhất về cách thức hợp tác.
  • Kịp thời giao tiếp và hợp tác để giải quyết vấn đề và tập trung vào việc tìm ra giải pháp (không đổ lỗi), lập kế hoạch hỗ trợ học tập và trách nhiệm của cả gia đình và nhà trường, theo dõi các kế hoạch và kiểm tra lại để đảm bảo tiến bộ đang được thực hiện.


c) 9 nguyên tắc xử lý tình huống khó

  1. Bày tỏ sự biết ơn
  2. Lắng nghe mang tính xây dựng
  3. Xin lỗi vì sự bất tiện
  4. Xác định các vấn đề
  5. Nỗ lực để biết và thông cảm cho nhau
  6. Đề xuất các giải pháp trực tiếp
  7. Đề xuất thêm giải pháp nếu phụ huynh vẫn còn lo lắng
  8. Đưa ra kết luận
  9. Theo sát


Tài liệu: https://earlylearningnetwork.unl.edu/2018/08/29/parent-teacher-relationships/



Phát triển chuyên môn
Một trong những động lực chính của việc giảng dạy chất lượng cao là liên tục phát triển chuyên môn (CPD). Tại Vinschool, chúng tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn không ngừng, vì chúng tôi hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động này với bản thân giáo viên, cũng như học sinh và toàn trường. Trước những ưu tiên giáo dục đang liên tục thay đổi, giáo viên cần phải liên tục học hỏi và cập nhật các phương pháp tiếp cận sư phạm mới nhất, và giáo viên cần thực hiện CPD để đổi mới kỹ năng giảng dạy, nâng cao chuyên môn và thích ứng với những nhu cầu thay đổi của học sinh.


Giáo viên ESL của Vinschool được cung cấp nhiều chiến lược CPD, ví dụ như: