Đánh giá học sinh

From Khoa học
Jump to navigation Jump to search

TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ MÔN KHTH & LÍ, HÓA, SINH.

Cũng như các môn học khác, để theo dõi được sự tiến bộ hoặc tìm ra các điểm mà HS cần hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập, các thầy cô sẽ cần triển khia 2 loại hình đánh giá sau cho môn KHTH và Lí, Hóa, Sinh

  • Đánh giá thường xuyên.
  • Đánh giá định kì.

Trước khi đi sâu hơn về khía cạnh đánh giá, mời các thầy cô điểm lại mục Phân phối nội dung - Các mốc đánh giá (tóm tắt qua về sử dụng PM Mapping để truy cập các thông tin liên quan tới hạng mục Đánh giá).

*Đôi lời giải thích cho việc gọi tên không đồng đều, lúc thì Khoa học Tích hợp (KHTH), lúc thì Khoa học Tự Nhiên (KHTN), lúc thì lại là Lí, Hóa, Sinh. Như đã được nêu ở mục về Tiến hành giảng dạy, từ khối 1 - 7, môn KHTH được dạy tích hơp (một giáo viên dạy cả 3 phân môn) và khi vào điểm học bạ thì cũng vào điểm dưới hình thức 1 môn học (thay vì 3 môn riêng biệt Lí, Hóa, Sinh như ở khối 8 - 12). Thầy cô lưu ý các cách gọi tên này đều có chủ đích và căn cứ logic, chứ không phải do lỗi chính tả hay do nhiều tác giả cùng viết Wiki nên có nhiều cách gọi tên môn khác nhau.

HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ

Sẽ có rất nhiều hình thức đánh giá được sử dụng trong môn này, tuy nhiên mỗi hình thức sẽ phù hợp với mục đích đánh giá ở các bối cảnh và thời điểm khác nhau. Thầy cô có thể tham khảo danh sách hình thức đánh giá thông qua:

  • Kiểm tra miệng
  • Kiểm tra 15'
  • Kiểm tra 45'
  • Kiểm tra giữa kì
  • Kiểm tra cuối kì
  • Thí nghiệm
  • Dự án cá nhân/nhóm
  • Dự án cuối kì
  • ...

Đó là phần lí thuyết, còn triển khai đánh hóa HS môn KHTH và Lí, Hóa, Sinh như thế nào tại Hệ thống giáo dục VSC thì thầy cô hãy tham khảo hướng dẫn bên dưới (bao gồm cả phần vào điểm theo qui định của Bộ GD)

TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ

Hướng dẫn về kiểm tra và lấy điểm môn Khoa học Tích Hợp - Khối Tiểu học

Tổng quan các đầu điểm/học kì: (Dựa trên thông tư 30/201427/2020 của BGDĐT)

Khối lớp Môn học Hệ số 1
Số đầu điểm Cách thức lấy điểm
1 KHOA HỌC 1 Kiểm tra 30' cuối kì (đề chung toàn hệ thống, triển khai từ PCT)
2 KHOA HỌC 1 Kiểm tra 60' cuối kì (đề chung toàn hệ thống, triển khai từ PCT)
3 KHOA HỌC 1 Kiểm tra 60' cuối kì (đề chung toàn hệ thống, triển khai từ PCT)
4 KHOA HỌC 1 Kiểm tra 70' cuối kì (đề chung toàn hệ thống, triển khai từ PCT)
5 KHOA HỌC 1 Kiểm tra 70' cuối kì (đề chung toàn hệ thống, triển khai từ PCT)


LƯU Ý

  • Thời lượng bài kiểm tra cuối kì cho từng khối lớp được xây dựng khác với những năm học trước, dựa trên thông tin đã chốt trong buổi Nghiệm thu mô mình khóa học, ngày 21/02/2022 (giữa Ban biên soạn và Ban nghiệm thu môn KHTH).
  • Đối với khối 1 – 3, điểm kiểm tra cuối kì sẽ được ghi trên phiếu đánh giá tiến bộ của HS theo mẫu của VSC. Còn về phần học bạ, Bộ GD không yêu cầu vào điểm môn Khoa học ở 3 khối lớp này, nên các điểm cuối kì sẽ được quy đổi thành đánh giá năng lực. *Chưa hoàn thành 0 - 44% | Hoàn thành 45 - 69% | Hoàn thành tốt 70 - 100%
  • Đối với khối 4 – 5, thầy cô triển khai kiểm tra/lấy điểm định kì hệ số 1 (ở cuối HK1 và HK2) để phục vụ việc vào điểm đánh giá tiến bộ và điểm học bạ.
  • Ngoài ra, khối 4 - 5 cần làm thêm thao tác qui đổi từ điểm % (kết quả bài kiểm tra cuối HK1 và HK2) sang hệ điểm của MOET (1 - 10) theo thang này.


Hướng dẫn về kiểm tra và lấy điểm môn Khoa học Tích Hợp - Khối Trung học

Tổng quan các đầu điểm: (Dựa trên thông tư 21/202226/2020 của BGD&ĐT)

Khối lớp Môn học Hệ số 1 Hệ số 2 Hệ số 3
Số đầu điểm Cách thức lấy điểm Số đầu điểm Cách thức lấy điểm Số đầu điểm Cách thức lấy điểm
6 - 7 KHOA HỌC 4 GV tự quyết định hình thức đánh giá và lấy điểm 1 Kiểm tra 45' (giữa kì) 1 Kiểm tra 90' (đề chung toàn hệ thống và triển khai từ PCT)
8 3 GV tự quyết định hình thức đánh giá và lấy điểm 1 Kiểm tra 45' (cuối mỗi chương rồi lấy điểm trung bình) 1 Kiểm tra 90' (đề chung toàn hệ thống và triển khai từ PCT, lấy 1 đầu điểm chung cho cả 3 môn)
HÓA 3 GV tự quyết định hình thức đánh giá và lấy điểm 1 Kiểm tra 45' (cuối mỗi chương rồi lấy điểm trung bình)
SINH 3 GV tự quyết định hình thức đánh giá và lấy điểm 1 Kiểm tra 45' (cuối mỗi chương rồi lấy điểm trung bình)
9 - 10 3 GV tự quyết định hình thức đánh giá và lấy điểm 1 Kiểm tra 45' (cuối mỗi chu kì học của phân môn) 1 Kiểm tra 135' (đề chung toàn hệ thống và triển khai từ PCT, lấy 1 đầu điểm chung cho cả 3 môn)
HÓA 3 GV tự quyết định hình thức đánh giá và lấy điểm 1 Kiểm tra 45' (cuối mỗi chu kì học của phân môn)
SINH 3 GV tự quyết định hình thức đánh giá và lấy điểm 1 Kiểm tra 45' (cuối mỗi chu kì học của phân môn)
11 - 12 3 GV tự quyết định hình thức đánh giá và lấy điểm 1 Kiểm tra 45' (giữa kì) 1 Kiểm tra 45' (cuối kì)
HÓA 3 GV tự quyết định hình thức đánh giá và lấy điểm 1 Kiểm tra 45' (giữa kì) 1 Kiểm tra 45' (cuối kì)
SINH 3 GV tự quyết định hình thức đánh giá và lấy điểm 1 Kiểm tra 45' (giữa kì) 1 Kiểm tra 45' (cuối kì)


Công thức tính điểm trung bình cho môn KHTH và Lí, Hóa, Sinh.

ĐTB môn / học kì  = [n Điểm đánh giá Thường xuyên x hệ số 1] + [1 Điểm đánh giá Giữa kì x hệ số 2] + [1 Điểm đánh giá Cuối kì x hệ số 3]
n + 5

LƯU Ý:

  • n = số lượng đầu điểm đánh giá thường xuyên hệ số 1 (khác nhau tùy theo từng khối)
  • Khối 8 - 10 môn Lí, Hóa, Sinh, sau khi dạy qua 1 chu kì từng phân môn, cơ sở chủ động triển khai kiểm tra giữa kì (45’) để lấy điểm hệ số 2 cho Lí, Hóa, Sinh (theo như timeline PPCT Khối Trung học, gửi Sở GD)
  • Các đề kiểm tra cuối kì cho toàn hệ thống (PCT sẽ làm việc với các BGH để lên được nội dung tối ưu nhất, regardless việc dạy các phân môn theo thứ tự khác nhau từ khối 8 – 10, giữa các cơ sở).
  • Thay vì kiểm tra cuối kì chung 1 đề (theo cấu trúc thi tốt nghiệp THPT-QG), hệ Cơ bản và Nâng cao khối 12, năm học 2022 – 2023 sẽ có 2 đề khác nhau, nhằm phản ánh đúng kết quả đầu ra dựa trên sự chênh lệch về đầu tư thời gian giữa 2 hệ này.