Giới thiệu chung: Difference between revisions

From Khoa học
Jump to navigation Jump to search
No edit summary
No edit summary
Line 1: Line 1:
<div class="res-img">[[File:placeholder.jpg|700px|center|alt=]]</div>
<div class="res-img">[[File:Form header.jpg|700px|center|alt=]]</div>





Revision as of 08:12, 7 September 2022


MỤC ĐÍCH MÔN HỌC

Môn khoa học tích hợp (KHTH) là môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (KHTN) giúp học sinh (HS) từ lớp 1 đến lớp 10 nghiên cứu về tất cả hiện tượng, quá trình, quy luật của thế giới tự nhiên. Môn KHTH được xây dựng có sự chuyển dịch rõ rệt giữa kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học.

HÌNH THỨC TRIỂN KHAI

Ở lớp 1-8, mạch kỹ năng làm chủ đạo, phối hợp, đan xen hoạt động khám phá và thí nghiệm đơn giản, các kiến thức khoa học ở mức rất cơ bản, là nguyên liệu nền tảng phát triển kỹ năng nghiên cứu ban đầu cho HS, hình thành trong học sinh niềm yêu thích khoa học, sự tự tin, cảm giác gần gũi trước giới tự nhiên.

Ở lớp 9-10, có sự cân đối giữa mạch kỹ năng và mạch kiến thức. Mạch kỹ năng chú trọng vào việc thực hành thí nghiệm, minh họa cho các kiến thức đã được mở rộng và chuyên sâu hơn. Điều này giúp học sinh bắt đầu làm quen với việc tự khám phá, sử dụng các công cụ tác động vào giới tự nhiên để tìm ra quy luật của chúng. Từ đó, giúp học sinh có khả năng sáng tạo khoa học mức cơ bản, định hướng học sinh lựa chọn nghiên cứu chuyên sâu hay không ở lớp 11-12.

Môn KHTH có cách tiếp cận đặc thù là phương pháp dạy học tích cực, xây dựng kiến thức trên nền tảng tương tự cách mà các ý tưởng được hình thành trong lớp học thực tế của HS, kích thích HS tự thân có nhu cầu suy nghĩ, sở hữu được kết quả học tập của chính mình, từ đó HS được thúc đẩy việc học hiệu quả hơn.

Môn KHTH giúp HS nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng và quy luật tự nhiên (TN), dựa trên những bằng chứng tin cậy.

Trọng tâm của môn KHTH bao gồm 04 nội dung lớn: nghiên cứu khoa học (NCKH), Vật lí, Hóa học và Sinh học. 04 nội dung này được tích hợp ở nhiều mức độ khác nhau, phù hợp từng giai đoạn phát triển tâm sinh lý, kỹ năng, nhận thức thế giới của HS, nhằm hỗ trợ HS tiếp cận KHTN đa chiều, từ đó hình thành hiểu biết toàn vẹn về 01 giới tự nhiên duy nhất độc lập với sự phân chia chủ quan của con người.

Môn KHTH giống như một cuộc hành trình dẫn dắt HS đi khắp các hang cùng ngõ hẻm của thế giới tự nhiên, từ sự đa dạng của các loài trong sinh quyển tới cấu trúc các phân tử DNA, từ các dạng của vật chất và cách chúng phản ứng với nhau tới cấu hình điện tử của từng nguyên tố, từ vũ trụ bao la với hằng hà sa số các thiên hà tuyệt đẹp tới những hạt cơ bản mang theo những tính chất kì diệu cấu tạo nên mọi vật chất trong vũ trụ. Cuộc hành trình này đem lại cho các “nhà thám hiểm” những khác biệt sau:

  1. Tất cả HS: có thể trở thành công dân tự tin đón nhận mọi thay đổi nhanh như vũ bão của thế giới khoa học công nghệ và am hiểu những vấn đề khoa học phổ biến trong cuộc sống; có công cụ nghiên cứu khoa học cơ bản để có thể tiếp cận, sử dụng các thành tựu khoa học.
  2. HS có năng khiếu: trở thành những học viên được trang bị đầy đủ kiến thức - kỹ năng phù hợp để có thể tiếp tục học tập nâng cao khi các em chọn tiếp tục đi theo con đường nghiên cứu khoa học chuyên sâu. HS có khả năng phát kiến ra những quy luật mới của giới tự nhiên, hay phát minh ra những thành tựu mới của khoa học - kĩ thuật - công nghệ.

Môn KHTH cho phép HS có cơ hội nhận thức và hiểu biết sâu sắc về cách mà thế giới tự nhiên hoạt động; tôn trọng tự nhiên; hiểu được nguyên nhân và kết quả của mỗi quá trình trong tự nhiên, từ đó có thể tiên đoán được tự nhiên; hình thành tính trách nhiệm trong lối tư duy và lối sống để bảo vệ môi trường sống tự nhiên của tất cả các loài. HS dần trở thành công dân toàn cầu, có năng lực kiến tạo, biết cách ra quyết định đúng đắn và chịu trách nhiệm cho các quyết định của bản thân mình.


PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DẠY VÀ HỌC

Bản thân môn KHTH là một quá trình dạy học tích cực, xây dựng kiến thức trên nền tảng tương tự cách mà các ý tưởng được hình thành trong lớp học thực tế của HS. John Dewey - nhà cải cách vĩ đại giáo dục Mỹ từng nói: “Hãy đưa cho học trò của chúng ta cái gì đó để làm, đừng dẫn ra vài thứ chỉ để HS nhớ như những chú vẹt. Và, nếu những hoạt động chúng ta đưa ra càng giống lẽ tự nhiên để tự thân học sinh có nhu cầu suy nghĩ, thì kết quả học tập đạt được cũng tới hoàn toàn tự nhiên”. Bằng cách sản sinh được ra ý tưởng, suy nghĩ, HS sở hữu được kết quả học tập của chính mình, từ đó HS được thúc đẩy việc học hiệu quả hơn. Vì vậy, KHTH có cách tiếp cận đặc thù theo phương pháp dạy học tích cực cơ bản như sau:

  1. Bắt đầu bằng những ý tưởng tiên nghiệm của học sinh: Nếu việc học là chuẩn bị định nghĩa mọi thứ cho HS, nó sẽ cần được xây dựng dựa trên những thứ HS đã hiểu và học được trước đó. HS đã sử dụng cả tuổi thơ, cả thời niên thiếu để trải nghiệm, cảm nhận về thế giới này, và HS của chúng ta đã tự phát triển những ý niệm KH như một hệ quả tự nhiên. Tuy nhiên, thỉnh thoảng những ý niệm ban đầu ấy của các em có thể không chính xác. Chúng hướng tới được xây dựng dựa trên những trải nghiệm hằng ngày, và có thể cản trở HS tiếp thu cái mà GV muốn truyền tải, và đôi khi, ý niệm ấy còn được gán với những “thuật ngữ lạ” do các em tự tạo ra. HS sẽ nhận ra sự chưa chính xác ấy, bằng cách GV phát động những bất đồng giữa ý tưởng của HS và những bằng chứng thực tế thông qua hoạt động dự đoán, chia sẻ kinh nghiệm …
  2. Khai thác ý tưởng của HS vì HS: để phá băng những ý tưởng chưa chính xác hoặc lấp đầy sự trống rỗng của HS, HS được cùng xây dựng những cách hiểu đúng về một khái niệm nào đó, nghĩa là cho phép các em khai thác những ý tưởng đúng vì chính mình dưới sự dẫn dắt của GV. Bằng câu hỏi thường trực:” Ý tưởng nào nên khai thác trước, ý tưởng nào khai thác sau dựa trên ý tưởng vừa nêu?”, GV chuẩn bị được một “trình tự” hợp lý các ý tưởng, hay một “cốt truyện” nhiều tình huống thắt - tháo nút từng bước, giúp HS khai thác các từng bước ấy hợp lý với. Từ đó, GV thiết kế, chọn lọc được các hoạt động của bài học phù hợp với tất cả HS.
  3. Làm việc nhóm: HS được chia nhóm, các nhóm được dẫn dắt các không chệch hướng khỏi quá trình nghiên cứu khoa học: Mỗi HS được phân nhóm thích hợp, có nhiệm vụ và mục tiêu rõ ràng cho nhóm và mỗi cá nhân trong nhóm. HS có thể hỗ trợ nhau bằng ngôn ngữ của chính mình, diễn đạt hết sức có thể, đồng thời có trách nhiệm hơn khi được hoạt động tập thể dưới sự điều phối của GV.
  4. Tạo ra suy nghĩ, tư tưởng: suy nghĩ diễn ra khi GV đưa ra câu hỏi. HS sẽ tạo ra được suy nghĩ nhờ cách đặt câu hỏi có chủ đích dựa vào mức độ thuần thục thang Bloom về cấp độ tư duy. HS luôn được lắng nghe, khích lệ, thúc đẩy tìm ra câu trả lời từ GV, HS khác thay vì nhận trực tiếp câu trả lời từ GV.
  5. Tạo ra môi trường học tập tích cực: Môi trường lớp học trở thành môi trường thân thiện, hợp tác chia sẻ chặt chẽ theo định hướng từ mục tiêu bài học. GV quan sát, lắng nghe để tìm ra: HS làm việc nhóm ra sao? vấn đề chung của các nhóm là gì? Điều gì gây sao nhãng khiến học sinh phân tâm?... để giải quyết như là 1 vấn đề chung của lớp. HS được khích lệ chia sẻ sản phẩm, thuyết trình trước lớp giúp bản thân HS thấy rằng mình “khá tốt” trong khoa học , đủ “khả năng chỉ dẫn” cho người khác, cũng như tự tin rằng, kết quả sai hay các lỗi mắc phải trong một vấn đề quá lớn, các lỗi ấy cần thiết, giúp định hướng nghiên cứu và điều chỉnh hoạt động để tìm ra kết quả đúng nhất, như những nhà bác học từng phải trải qua trước đó…
  6. Học tập qua trải nghiệm, thí nghiệm: HS từ những tiên nghiệm và dự đoán, tranh biện ban đầu, hào hứng được tự mình kiểm chứng suy nghĩ, ý tưởng của chính mình có đúng hay không, và được đáp ứng bởi những thí nghiệm, những trải nghiệm thú vị mang tính khai phá. Những tiên nghiệm đúng hay sai lúc này không còn quan trọng, vì bản thân HS được tự kiểm định, tự rút ra các kết quả để hình thành kiến thức. Đôi khi, những dự đoán sai là cách HS của chúng ta khắc sâu hơn kiến thức, và có thêm đối chứng, có thêm những kết quả ngoài lề và được nhóm, các bạn trong lớp bổ sung thêm nhiều thông tin hơn kết quả mà thí nghiệm có thể chứa đựng.
  7. Học tập qua truy vấn: Ngoài việc môn KHTH có chuẩn đầu ra chung cho tất cả HS, mỗi HS được GV hỗ trợ để thiết lập nên tập hợp các mục tiêu học tập cá nhân, để HS quyết định những hoạt động học tập và đưa ra được kết luận của chính mình. HS được tạo cơ hội làm điều tra, nghiên cứu, học tập môn KHTH thông qua quá trình nghiên cứu khoa học, là một cách nuôi dưỡng và thực hiện được các ý tưởng, khát vọng của HS sau này.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

  • Đánh giá tiến trình khối Tiểu học

Đánh giá tiến trình khối Tiểu Học là các bài kiểm tra do giáo viên chấm có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm học cho từng khối lớp nhất định. Được cập nhật hàng năm và có sẵn cho khối 2 đến 5.

Khối 2 và 3 Thời lượng Điểm
Bài kiểm tra 1 30 phút 30 điểm
Bài kiểm tra 2 30 phút 30 điểm
Tổng: 60 điểm
Khối 4 và 5 Thời lượng Điểm
Bài kiểm tra 1 35 phút 40 điểm
Bài kiểm tra 2 35 phút 40 điểm
Tổng: 80 điểm

*Cambridge tin rằng học sinh ở khối 1 chưa săn sàng cho các bài kiểm tra trên giấy. Vì thế Cambridge không cung cấp bài đánh giá tổng kết cho khối lớp này.

Các bài kiểm tra bao gồm các dạng câu hỏi khác nhau như câu trả lời ngắn và câu hỏi trắc nghiệm. Mạch Khoa học trong thực tiễn sẽ không được đánh giá trong các bài kiểm tra này. Bảng dưới đây cho thấy tỉ lệ bao phủ của các mạch trong kiểm tra tiến trình:

Khối Sinh Hóa Trái đất và không gian Tư duy và làm việc

khoa học

2 22% 20% 20% 13% 25%
3 24% 18% 18% 15% 25%
4 20% 19% 19% 17% 25%
5 20% 18% 20% 17% 25%


  • Đánh giá tiến trình khối Trung học

Đánh giá tiến trình khối Trung học là các bài kiểm tra do giáo viên chấm có thể được thực hiện vào giữa hoặc cuối kì học cho từng khối lớp nhất định. Được cập nhật hàng năm và có sẵn cho khối 6 đến 8.

Khối 6 đến 8 Thời lượng Điểm
Bài kiểm tra 1 45 phút 50 điểm
Bài kiểm tra 2 45 phút 50 điểm
Tổng: 100 điểm

Các bài kiểm tra bao gồm các dạng câu hỏi khác nhau như câu trả lời ngắn và câu hỏi trắc nghiệm. Mạch Khoa học trong thực tiễn sẽ không được đánh giá trong các bài kiểm tra này. Bảng dưới đây cho thấy tỉ lệ bao phủ của các mạch trong kiểm tra tiến trình:

Khối Sinh Hóa Trái đất và không gian Tư duy và làm việc

khoa học

6 20% 20% 20% 15% 25%
7 20% 20% 20% 15% 25%
8 20% 20% 20% 15% 25%