Phân phối nội dung: Difference between revisions

From Khoa học
Jump to navigation Jump to search
No edit summary
No edit summary
Line 96: Line 96:
Hãy cùng nhau khám phá chương '''SCI6-Unit1''' hoặc '''Tế bào''' (tùy vào cách thức mà các thầy cô lựa chọn). Một chương được coi là đầy đủ khi bao gồm các hạng mục sau:
Hãy cùng nhau khám phá chương '''SCI6-Unit1''' hoặc '''Tế bào''' (tùy vào cách thức mà các thầy cô lựa chọn). Một chương được coi là đầy đủ khi bao gồm các hạng mục sau:


* '''Mô tả Chương'''
*'''Mô tả Chương'''
* '''Tài nguyên'''
*'''Tài nguyên'''
* Kế hoạch giảng dạy
*Kế hoạch giảng dạy
* '''Mục tiêu Chương'''
*'''Mục tiêu Chương'''
* Mốc đánh giá nhỏ
*Mốc đánh giá nhỏ


<nowiki>*</nowiki>Những mục in đậm sẽ được nghiên cứu sâu và chi tiết hơn so với các phần không in đậm (vì tương tự và đã được nhắc đến ở Phân phối nội dung - THEO TỪNG KHỐI LỚP).
<nowiki>*</nowiki>Những mục in đậm sẽ được nghiên cứu sâu và chi tiết hơn so với các phần không in đậm (vì tương tự và đã được nhắc đến ở Phân phối nội dung - THEO TỪNG KHỐI LỚP).


==== Mô tả Chương ====
====Mô tả Chương====
Trong khi phần mô tả cho từng khối lớp rất cô đọng và xúc tích, đơn thuẩn chỉ nêu ra các chủ đề khoa học của một khối lớp, yêu cầu đầu tiên của '''mô tả Chương''' là phải rõ ràng đến từng chi tiết, ví dụ như: Chương này tiêu đề là gì? Sẽ được học trong bao lâu? Chủ đề và hoạt động học tập chủ đạo của Chương là gì? Kiến thức nền là gì? Các kĩ năng giảng dạy trọng tâm sẽ như thế nào? Từ đó suy ra, một mô tả Chương được coi là đầy đủ khi bao hàm đủ các yếu tố/thành phần sau:
Trong khi phần mô tả cho từng khối lớp rất cô đọng và xúc tích, đơn thuẩn chỉ nêu ra các chủ đề khoa học của một khối lớp, yêu cầu đầu tiên của '''mô tả Chương''' là phải rõ ràng đến từng chi tiết, ví dụ như: Chương này tiêu đề là gì? Sẽ được học trong bao lâu? Chủ đề và hoạt động học tập chủ đạo của Chương là gì? Kiến thức nền là gì? Các kĩ năng giảng dạy trọng tâm sẽ như thế nào? Từ đó suy ra, một mô tả Chương được coi là đầy đủ khi bao hàm đủ các yếu tố/thành phần sau:


* Tên Chương
*Tên Chương
* Thời lượng Chương (tính theo tiết học)
*Thời lượng Chương (tính theo tiết học)
* Hoạt động chính của Chương
*Hoạt động chính của Chương
* Kiến thức nền
*Kiến thức nền
* Các kĩ năng giảng dạy trọng tâm
*Các kĩ năng giảng dạy trọng tâm


[[File:Login 14.png|center|1000x1000px]]<br />
[[File:Login 14.png|center|1000x1000px]]<br />


==== Tài nguyên ====
====Tài nguyên====
Tuy chỉ mang tính chất tham khảo và không bắt buộc, phần Tài nguyên đóng góp rất nhiều vào quá trình hỗ trợ thiết kế giảng dạy của thầy cô, nếu được làm 'đúng cách'. Vậy làm thế nào để nhận biết được tài nguyên đúng hay sai? Giả sử chương này đang dạy về kiến thức liên quan đến chủ đề Tế bào cho khối lớp 6. Nhìn sang phần tài nguyên, giáo viên có thể thấy rất nhiều đường links bổ ích về tài liệu sách, báo, và video hướng dẫn cách tiếp cận chủ đề Tế bào...cho học sinh Khối 10 - 11 - 12. Thầy cô cần lưu ý với những tài nguyên có vẻ bề ngoài khá 'liên quan' tới chủ đề dạy-học, nhưng thực chất lại không phù hợp với lứa tuổi HS mà thầy cô đang phụ trách.
Tuy chỉ mang tính chất tham khảo và không bắt buộc, phần Tài nguyên đóng góp rất nhiều vào quá trình hỗ trợ thiết kế giảng dạy của thầy cô, nếu được làm 'đúng cách'. Vậy làm thế nào để nhận biết được tài nguyên đúng hay sai? Giả sử chương này đang dạy về kiến thức liên quan đến chủ đề Tế bào cho khối lớp 6. Nhìn sang phần tài nguyên, giáo viên có thể thấy rất nhiều đường links bổ ích về tài liệu sách, báo, và video hướng dẫn cách tiếp cận chủ đề Tế bào...cho học sinh Khối 10 - 11 - 12. Thầy cô cần lưu ý với những tài nguyên có vẻ bề ngoài khá 'liên quan' tới chủ đề dạy-học, nhưng thực chất lại không phù hợp với lứa tuổi HS mà thầy cô đang phụ trách.


Một trường hợp khác thường gặp là các links dẫn tới các tài liệu bị khóa hoặc không còn tồn tại. Nếu thầy cô gặp phải các trường hợp này, vui lòng báo lại thông tin về PCT Khoa học để được hỗ trợ kịp thời.
Một trường hợp khác thường gặp là các links dẫn tới các tài liệu bị khóa hoặc không còn tồn tại. Nếu thầy cô gặp phải các trường hợp này, vui lòng báo lại thông tin về PCT Khoa học để được hỗ trợ kịp thời.
<br />
<br />
==== Mục tiêu Chương ====


*
*
</div>
</div>

Revision as of 04:10, 15 September 2022

THEO TỪNG KHỐI LỚP

Các thầy cô hãy đặt mình vào vai trò một giáo viên Khoa học Tích hợp khối 5, và cùng nhau tìm hiểu về mục Phân phối nội dung theo khối lớp với các vị dụ trực quan.


Login 7.png

Mô tả khóa học

Tương tự với phần giới thiệu chung về môn học, Mô tả khóa học sẽ là phần đầu tiên các thầy cô nên tham khảo khi tìm hiểu về nội dung phân chia theo khối lớp, và ví dụ cụ thể ở đây là khối 5.

Ở phần mô tả khóa học, các chủ đề khoa học được dạy-học ở mỗi khối lớp sẽ được điểm qua bằng danh sách liệt kê đơn giản, và sẽ chưa đi sâu vào chi tiết.

*Trong trường hợp các thầy cô muốn tìm hiểu về các khối lớp khác, cách nhanh nhất để chyển tới các khối lớp đó là nhấn vào vào ô có chữ Khoa học tích hợp (ở giữa màn hình). Sau đó 1 dropdown menu sẽ hiển thị cho các thầy cô tùy chọn các khối lớp.

Login 8.png

Kiến thức nội dung

Sau khi các chủ đề khoa học đã được điểm qua ở mục mô tả, thì phần kiến thức nội dung chính là phần mở rộng và đi sâu vào chi tiết của các chủ đề đó, bao gồm các hạng mục:

  • Từ vựng/từ khóa quan trọng cho từng chủ đề khoa học.
  • Mô hình/qui tắc biểu diễn cho các ý tưởng/hiểu biết khoa học.

Lưu ý: thứ tự hiển thị của các chủ đề khoa học trong mục Kiến thức nội dung sẽ đi theo thứ tự hiển thị của hệ thống Chương/Bài và ngược lại. Điểm quan trọng nhất cần lưu ý ở đây là tất cả các kiến thức nội dung cần phải được đề cập tới hoặc dạy trong tiến trình Chương/Bài của từng khối lớp. Nếu các thầy cô tìm thấy kiến thức nội dung chưa được đề cập tới ở bất cứ Chương hoặc Bài nào, vui lòng gửi phản hồi về PCT.


Login 9.png

Kế hoạch giảng dạy

Khi đã hoàn thành việc tìm hiểu các chủ đề khoa học một cách chi tiết cho khối lớp mà thầy cô phụ trách, câu hỏi follow-up thường gặp là "tôi sẽ dạy gì và vào lúc nào?". Và đáp án cụ thể cho câu hỏi đó sẽ được tìm thấy trong mục Kế hoạch giảng dạy.

Nhìn vào ảnh minh họa, thầy cô có thể thấy 2 cách hiển thị cho kế hoạch giảng dạy:


Gantt (cung cấp góc nhìn tổng thể về trình tự học, thời gian và thời điểm cho toàn khóa học - ở ví dụ này là Khối 5)

*Khi hiển thị biểu đồ Gantt, thầy cô hãy tham khảo 4 chức năng ở góc trên bên phải để tùy chỉnh việc xem tiến trình khóa học một cách tối ưu nhất:

  • Mũi tên chỉ lên: ẩn hết các Bài, chỉ nhìn thấy Chương.
  • Mũi tên chỉ xuống: xem cả Chương và Bài.
  • Kính lúp: zoom-in và zoom-out.
  • Đưa con trỏ chuột vào phần timeline, nhấn chuột và kéo để di chuyển.
  • Khi nhấn chuột vào các tên Chương (vd: Cơ thể con người), thầy cô sẽ được dẫn tới trang riêng của chương đó.
  • Khi nhấn chuột vào các tên Bài (vd: Hệ tuần hoàn) thầy cô sẽ được dẫn tới trang riêng của bài đó.
Login 10.png


Bảng (cung cấp góc nhìn chi tiết vào các mục tiêu Chươngmục tiêu Bài mà không yêu cầu các thầy cô phải chuyển tới các trang riêng biệt)

*Nếu thầy cô nào cảm thấy bối rối khi nhìn thấy từ khóa mục tiêu Chươngmục tiêu Bài và không hiểu nó là gì, thầy cô có thể tham khảo phần Thuật ngữTrang Chính để nắm rõ khái niệm trước khi đi tiếp vào các phần hướng dẫn sau. Và khi chuyển sang chế độ này, máy của thầy cô sẽ có chút trải nghiệm 'laggy' vì phải hiện thị và xử lí rất nhiều liên kết cùng lúc. (Liên kết với các tất cả các MTC và MTB)

  • Khi nhấn chuột vào các code Chương (vd: SCI5-Unit1), thầy cô sẽ được dẫn tới trang cá nhân của chương đó.
  • Khi nhấn chuột vào các code Bài (vd: SCI5-Lesson1.1), thầy cô sẽ được dẫn tới trang cá nhân của bài đó.

Login 11.png

Chuẩn đầu ra

Đây chính là cốt lõi của quá trình cải cách giáo dục từ dạy học theo nội dung sang dạy học theo 'Chuẩn đầu ra', là 1 bộ bao gồm các tiêu chuẩn cần đạt của học sinh về kiến thức và năng lực cho từng khối lớp. Có 2 loại Chuẩn đầu ra:

  • Chuẩn chuyên môn: Là các Chuẩn đầu ra được thiết kế với chủ đích ban đầu cho một môn học. Đây là những yêu cầu về năng lực học sinh phát triển được nội trong môn đó, và là loại Chuẩn thầy cô sẽ thường xuyên thấy nhất. Trong thực tế, một môn học sẽ luôn có khả năng củng cố năng lực chuyên môn từ một môn khác; trong trường hợp này, một câu Chuẩn chuyên môn có thể được “mượn” để làm Chuẩn liên môn.
  • Chuẩn liên môn: Là các Chuẩn đầu ra được “mượn” từ các môn học khác nhau mà có thể được dạy và củng cố trong môn học của mình. Mỗi khóa đều có một danh sách các Chuẩn như vậy (được gọi là “bộ Chuẩn liên môn”, là danh sách tách rời so với Chuẩn chuyên môn). Một câu Chuẩn sẽ được “mượn” về nếu đạt được một trong hai điều kiện sau: (1) Đây là một năng lực nên được bổ sung vào môn của mình và bộ Chuẩn chuyên môn chưa có năng lực này; (2) Đây là một năng lực vốn đã có hoặc sẽ được củng cố một cách tự nhiên trong môn của mình, và mình nên đưa vào bộ Chuẩn liên môn để cho thấy rằng môn mình trước sau gì cũng sẽ dạy năng lực này.
*Trích dẫn từ tài liệu 'Chương trình học theo chuẩn đầu ra' (Ban cố vấn VSC).
Login 12.png


Vì lí do về chuyên môn, các thầy cô chỉ cần tập trung tìm hiểu kĩ các Chuẩn chuyên môn của KHTH, vì Chuẩn liên môn hiện chưa tồn tại cho môn học tại thời điểm này. Dưới một góc nhìn chi tiết hơn, bộ Chuẩn chuyên môn của KHTH được chia vào 6 mạch khác nhau:

  • Tư duy và Làm việc khoa học (mạch kĩ năng)
  • Khoa học trong thực tiễn (mạch kĩ năng)
  • Sinh học (mạch kiến thức)
  • Hóa học (mạch kiến thức)
  • Vật lí (mạch kiến thức)
  • Trái đất & Không gian (mạch kiến thức)

Và 6 mạch này lại được phân chia thành các mạch con khác nhau. Các thầy cô sẽ có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về bộ Chuẩn chuyên môn và tiến trình của các Chuẩn chuyên môn các mạch/mạch con của KHTK ở mục Nguồn liệu phát triển chuyên môn.


Các mốc đánh giá

Cuối cùng là hạng mục về các mốc đánh giá trong một khối lớp, bao gồm:

  • Mốc đánh giá lớn (các bài đánh giá cuối kì)
  • Mốc đánh giá nhỏ (các bài đánh giá cuối mỗi chương hoặc giữa kì)

*Riêng ví dụ này, xin phép các thầy cô đổi sang làm giáo viên KHTH khối 6 (vì khối 5 chưa hoàn tất các mốc đánh giá nhỏ tại thời điểm WikiSCI được thiết lập).


Format chung của các mốc đánh giá này sẽ bao gồm:

  • Phạm vi đánh giá (các chủ đề Khoa học và số lượng các Chuẩn được bao hàm trong mốc đánh giá)
  • Mô tả đánh giá (thời lượng và điểm số của mốc đánh giá)
Login 13.png

THEO TỪNG CHƯƠNG

Để truy cập vào trang riêng của các Chương trong Khối 6, xin mời các thầy cô xem lại với phần hướng dẫn Kế hoạch giảng dạy.

Hãy cùng nhau khám phá chương SCI6-Unit1 hoặc Tế bào (tùy vào cách thức mà các thầy cô lựa chọn). Một chương được coi là đầy đủ khi bao gồm các hạng mục sau:

  • Mô tả Chương
  • Tài nguyên
  • Kế hoạch giảng dạy
  • Mục tiêu Chương
  • Mốc đánh giá nhỏ

*Những mục in đậm sẽ được nghiên cứu sâu và chi tiết hơn so với các phần không in đậm (vì tương tự và đã được nhắc đến ở Phân phối nội dung - THEO TỪNG KHỐI LỚP).

Mô tả Chương

Trong khi phần mô tả cho từng khối lớp rất cô đọng và xúc tích, đơn thuẩn chỉ nêu ra các chủ đề khoa học của một khối lớp, yêu cầu đầu tiên của mô tả Chương là phải rõ ràng đến từng chi tiết, ví dụ như: Chương này tiêu đề là gì? Sẽ được học trong bao lâu? Chủ đề và hoạt động học tập chủ đạo của Chương là gì? Kiến thức nền là gì? Các kĩ năng giảng dạy trọng tâm sẽ như thế nào? Từ đó suy ra, một mô tả Chương được coi là đầy đủ khi bao hàm đủ các yếu tố/thành phần sau:

  • Tên Chương
  • Thời lượng Chương (tính theo tiết học)
  • Hoạt động chính của Chương
  • Kiến thức nền
  • Các kĩ năng giảng dạy trọng tâm
Login 14.png

Tài nguyên

Tuy chỉ mang tính chất tham khảo và không bắt buộc, phần Tài nguyên đóng góp rất nhiều vào quá trình hỗ trợ thiết kế giảng dạy của thầy cô, nếu được làm 'đúng cách'. Vậy làm thế nào để nhận biết được tài nguyên đúng hay sai? Giả sử chương này đang dạy về kiến thức liên quan đến chủ đề Tế bào cho khối lớp 6. Nhìn sang phần tài nguyên, giáo viên có thể thấy rất nhiều đường links bổ ích về tài liệu sách, báo, và video hướng dẫn cách tiếp cận chủ đề Tế bào...cho học sinh Khối 10 - 11 - 12. Thầy cô cần lưu ý với những tài nguyên có vẻ bề ngoài khá 'liên quan' tới chủ đề dạy-học, nhưng thực chất lại không phù hợp với lứa tuổi HS mà thầy cô đang phụ trách.

Một trường hợp khác thường gặp là các links dẫn tới các tài liệu bị khóa hoặc không còn tồn tại. Nếu thầy cô gặp phải các trường hợp này, vui lòng báo lại thông tin về PCT Khoa học để được hỗ trợ kịp thời.


Mục tiêu Chương