Tiến hành giảng dạy

From Khoa học
Revision as of 02:35, 16 September 2022 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

Nếu như phần Phân phối nội dung cung cấp cho thầy/cô các thông tin chuyên môn về môn học, thì phần Hướng dẫn triển khai chương trình cung cấp cho thầy/cô các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và củng cố kỹ năng cho học sinh trong thực tế qua các bài học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Mục Tiến hành giảng dạy trình bày hướng dẫn về các bước chuẩn bị trước khi triển khai chương trình, các phần của một bài học cũng như chiến lược giảng dạy cụ thể trong một bài học. Sau khi đọc các nội dung ở mục Tiến hành giảng dạy, thầy/cô sẽ có câu trả lời cho các câu hỏi:

  • Tôi cần làm những công việc gì để chuẩn bị trước khi triển khai chương trình tại lớp học?
  • Tôi cần chuẩn bị cho một bài học như thế nào?
  • Tôi nên tiến hành giảng dạy một bài học như thế nào?
  • Tôi cần lưu ý những điểm gì khi lựa chọn các chiến lược giảng dạy trong một tiết học?


KHOA HỌC TÍCH HỢP | KHỐI TIỂU HỌC

1. Tôi cần làm gì để chuẩn bị trước cho việc triển khai chương trình?

Đa số giáo viên đều có chung một câu hỏi, rằng dạy chương trình KHTH có mất nhiều thời gian chuẩn bị không. Thật ra việc chuẩn bị khá đơn giản. Đầu tiên, thầy cô cần xác định xem mỗi tuần mình sẽ giảng dạy vào thời điểm nào. Sau đó, thầy cô cần chuẩn bị tốt cho mỗi bài học, tiếp đến là tiến hành giảng dạy và cuối cùng là củng cố các kỹ năng. PCT đã lập sẵn danh mục các bước cần thực hiện để hỗ trợ thầy cô tốt hơn. Cũng như những chương trình khác, với chương trình KHTH, thầy cô cần theo dõi sự tiến bộ của học sinh và suy ngẫm về việc giảng dạy của mình. Nội dung cụ thể của từng bước sẽ được trình bày ở những phần sau. Về cơ bản, các bước chuẩn bị trước khi triển khai chương trình bao gồm:

  • Xác định thời điểm giảng dạy
  • Thiết kế giảng dạy
  • Triển khai giảng dạy
  • Củng cố kiến thức và kĩ năng cần đạt
  • Theo dõi sự tiến bộ và suy ngẫm

Thầy cô sẽ cần dành ra vài tiếng để chuẩn bị chương trình giảng dạy và cần hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị một tuần trước khi bắt tay vào dạy các bài học. Với từng bài học, thầy cô có thể tùy ý bố trí một khoảng thời gian chuẩn bị vừa đủ. Mỗi bài học kéo dài từ 35 - 45 phút, có thể diễn ra trong lớp học, trong phòng thí nghiệm, hoặc thậm chí bên ngoài khuôn viên trường.

Thầy cô cần chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước khi tiến hành giảng dạy. Giả sử tuần tới thầy cô sẽ bắt đầu dạy. Hãy cùng điểm qua checklist những việc thầy cô cần làm trong tuần này

  • Đầu tiên, nghiên cứu phần Giới thiệu chungPhân phối nội dung, để nắm rõ cái nhìn tổng quan về môn KHTH đồng thời cách sử dụng phần mềm Mapping.
  • Thầy cô nghiên cứu nội dung các tài liệu giảng dạy của chương trình. Đảm bảo thầy cô có thể truy cập đầy đủ tài liệu giảng dạy trong thư mục sách/tài liệu tham khảo trên Google Drive của PCT.
  • Nghiên cứu và nắm rõ các chuẩn kiến thức và kĩ năng của Khối lớp các thầy cô phụ trách.
  • Sau đó, đọc phần Tổng quan Chương để hiểu hơn về mục tiêu cần đạt, ý nghĩa của chương và nội dung tổng quát của các bài học trong chương.
  • Thầy cô đã sẵn sàng lên lịch cho các tiết dạy của mình. Điều phối chuyên môn hoặc Ban giám hiệu tại cơ sở sẽ hỗ trợ thầy cô ở bước này.
  • Sau khi lên lịch xong, hãy bố trí lớp học/phòng lab sao cho phù hợp để tối đa hóa mức độ tập trung và sự tham gia của học sinh.
  • Tiếp đó, kiểm tra xem các thiết bị hỗ trợ học tập (bao các dụng cụ thí nghiệm) có hoạt động tốt hay đang bị hỏng hóc, thiếu sót gì không.
  • Sau khi hoàn tất các bước trên, thầy cô đã có thể bắt tay vào giảng dạy.


2. Tôi nên thiết kế một bài học như thế nào?

Đầu tiên, hãy cùng điểm qua các tài liệu hỗ trợ mà thầy cô cần sử dụng. Tiếp đến là tìm hiểu nội dung chương và bài học. Thầy cô sẽ phải trả lời một loạt các câu hỏi phục vụ việc giảng dạy sau khi tham khảo 3 tài liệu hỗ trợ, bao gồm: sách Giáo viên, sách Học sinh, và sách Bài Tập.

  • Chương học: chủ đề chung của chương này là gì?
  • Bài học: những mục tiêu học tập của bài này là gì?
  • Giáo án Bài: cần phải chuẩn bị những tài liệu và công cụ hỗ trợ học tập gì trước buổi học?
  • Giáo án Bài: cách tiếp cận/phương án giảng dạy nào sẽ phù hợp nhất cho các hoạt động học tập đề ra?
  • Rèn luyện tại nhà: hoạt động học tập gì sẽ giúp HS củng cố các kiến thức/kĩ năng cần đạt được nêu ở các MTB.

Hãy cùng tổng kết lại các bước chuẩn bị bài qua chia sẻ của một giáo viên môn KHTH: “Tôi xem qua Giáo án Bài học 1-2 ngày trước khi giảng dạy. Với những nội dung cần lưu ý, tôi sẽ ghi trực tiếp vào Giáo án để không bị bỏ sót. Với các từ vựng mới và khó hiểu, tôi sẽ giới thiệu và giải thích trước đến học sinh của mình. Ngoài ra, tôi sắp xếp toàn bộ tài liệu, công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho bài giảng theo từng ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu”.


3. Tôi nên triển khai giảng dạy một bài học như thế nào?

Để dạy bài mới sao cho tự nhiên và hiệu quả, thầy cô có thể dạy thử trước đồng nghiệp. Nếu có thể, thầy cô hãy dạy thử một bài hoặc chí ít là vài phần trước đồng nghiệp sau khi hoàn tất việc nghiên cứu thông tin trên WikiSCI

GỢI Ý GIẢNG DẠY

  • Tóm tắt ý kiến của học sinh. Việc này có ý nghĩa quan trọng vì nó khiến học sinh cảm thấy rằng mình được lắng nghe.
  • Các phương tiện trực quan như tranh ảnh sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn.
  • Có chiến lược rõ ràng khi ghép cặp học sinh. Gần như buổi nào học sinh cũng phải làm việc theo nhóm, vì vậy thầy cô cần tính toán trước xem mình sẽ chia nhóm như thế nào. Thầy cô nên chia nhóm sao cho các em có thể hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.
  • Sau khi yêu cầu học sinh phản hồi bằng động tác, thầy cô cần quan sát và ghi nhận những học sinh có phản hồi. Điều này sẽ khuyến khích sự tham gia của học sinh nhiều hơn.
  • Cho học sinh thời gian suy nghĩ sau khi đặt câu hỏi. Như vậy, cả lớp có thể thực sự suy nghĩ về câu hỏi và nhiều em sẽ đưa ra được câu trả lời/ nêu ý kiến hơn.
  • Chỉ định học sinh bất kì đứng lên phát biểu khi tổ chức hoạt động thảo luận (sau khi cho các em đủ thời gian suy nghĩ) là một chiến lược đã được kiểm chứng đảm bảo sự tham gia đồng đều của cả lớp vào bài học. Những phản hồi không mang tính đánh giá của giáo viên sẽ khuyến khích sự tham gia tích cực hơn của học sinh. Thầy cô không nên lạm dụng những nhận xét như “Ý tưởng này rất hay” vì nó gây áp lực cho các học sinh khác muốn nêu ý kiến, thay vào đó thầy cô hãy đưa ra các nhận xét trung lập nếu có thể, như “Đó là một ý kiến. Bạn nào có ý kiến khác không?”


CÁC NGUYÊN TẮC/PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐỂ TRIỂN KHAI TỐT MÔN KHTH


KHOA HỌC TÍCH HỢP / TỰ NHIÊN | KHỐI TRUNG HỌC

Trước khi đi vào các hướng dẫn giảng dạy chuyên môn, PCT xin có chút lưu ý về môn Khoa học Tích hợp/Tự nhiên


1. Tôi cần làm gì để chuẩn bị trước cho việc triển khai chương trình?


Đa số giáo viên đều có chung một câu hỏi, rằng dạy chương trình KHTH có mất nhiều thời gian chuẩn bị không. Thật ra việc chuẩn bị khá đơn giản. Đầu tiên, thầy cô cần xác định xem mỗi tuần mình sẽ giảng dạy vào thời điểm nào. Sau đó, thầy cô cần chuẩn bị tốt cho mỗi bài học, tiếp đến là tiến hành giảng dạy và cuối cùng là củng cố các kỹ năng. PCT đã lập sẵn danh mục các bước cần thực hiện để hỗ trợ thầy cô tốt hơn. Cũng như những chương trình khác, với chương trình KHTH, thầy cô cần theo dõi sự tiến bộ của học sinh và suy ngẫm về việc giảng dạy của mình. Nội dung cụ thể của từng bước sẽ được trình bày ở những phần sau. Về cơ bản, các bước chuẩn bị trước khi triển khai chương trình bao gồm:

  • Xác định thời điểm giảng dạy
  • Thiết kế giảng dạy
  • Triển khai giảng dạy
  • Củng cố kiến thức và kĩ năng cần đạt
  • Theo dõi sự tiến bộ và suy ngẫm

Thầy cô sẽ cần dành ra vài tiếng để chuẩn bị chương trình giảng dạy và cần hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị một tuần trước khi bắt tay vào dạy các bài học. Với từng bài học, thầy cô có thể tùy ý bố trí một khoảng thời gian chuẩn bị vừa đủ. Mỗi bài học kéo dài từ 35 - 45 phút, có thể diễn ra trong lớp học, trong phòng thí nghiệm, hoặc thậm chí bên ngoài khuôn viên trường.

Thầy cô cần chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước khi tiến hành giảng dạy. Giả sử tuần tới thầy cô sẽ bắt đầu dạy. Hãy cùng điểm qua checklist những việc thầy cô cần làm trong tuần này

  • Đầu tiên, nghiên cứu phần Giới thiệu chungPhân phối nội dung, để nắm rõ cái nhìn tổng quan về môn KHTH đồng thời cách sử dụng phần mềm Mapping.
  • Thầy cô nghiên cứu nội dung các tài liệu giảng dạy của chương trình. Đảm bảo thầy cô có thể truy cập đầy đủ tài liệu giảng dạy trong thư mục sách/tài liệu tham khảo trên Google Drive của PCT.
  • Nghiên cứu và nắm rõ các chuẩn kiến thức và kĩ năng của Khối lớp các thầy cô phụ trách.
  • Sau đó, đọc phần Tổng quan Chương để hiểu hơn về mục tiêu cần đạt, ý nghĩa của chương và nội dung tổng quát của các bài học trong chương.
  • Thầy cô đã sẵn sàng lên lịch cho các tiết dạy của mình. Điều phối chuyên môn hoặc Ban giám hiệu tại cơ sở sẽ hỗ trợ thầy cô ở bước này.
  • Sau khi lên lịch xong, hãy bố trí lớp học/phòng lab sao cho phù hợp để tối đa hóa mức độ tập trung và sự tham gia của học sinh.
  • Tiếp đó, kiểm tra xem các thiết bị hỗ trợ học tập (bao các dụng cụ thí nghiệm) có hoạt động tốt hay đang bị hỏng hóc, thiếu sót gì không.
  • Sau khi hoàn tất các bước trên, thầy cô đã có thể bắt tay vào giảng dạy.


2. Tôi nên thiết kế một bài học như thế nào?

Đầu tiên, hãy cùng điểm qua các tài liệu hỗ trợ mà thầy cô cần sử dụng. Tiếp đến là tìm hiểu nội dung chương và bài học. Thầy cô sẽ phải trả lời một loạt các câu hỏi phục vụ việc giảng dạy sau khi tham khảo 3 tài liệu hỗ trợ, bao gồm: sách Giáo viên, sách Học sinh, và sách Bài Tập.

  • Chương học: chủ đề chung của chương này là gì?
  • Bài học: những mục tiêu học tập của bài này là gì?
  • Giáo án Bài: cần phải chuẩn bị những tài liệu và công cụ hỗ trợ học tập gì trước buổi học?
  • Giáo án Bài: cách tiếp cận/phương án giảng dạy nào sẽ phù hợp nhất cho các hoạt động học tập đề ra.
  • Rèn luyện tại nhà: hoạt động học tập gì sẽ giúp HS củng cố các kiến thức/kĩ năng cần đạt được nêu ở các MTB.

Hãy cùng tổng kết lại các bước chuẩn bị bài qua chia sẻ của một giáo viên môn KHTH: “Tôi xem qua Giáo án Bài học 1-2 ngày trước khi giảng dạy. Với những nội dung cần lưu ý, tôi sẽ ghi trực tiếp vào Giáo án để không bị bỏ sót. Với các từ vựng mới và khó hiểu, tôi sẽ giới thiệu và giải thích trước đến học sinh của mình. Ngoài ra, tôi sắp xếp toàn bộ tài liệu, công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho bài giảng theo từng ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu”.


3. Tôi nên triển khai giảng dạy một bài học như thế nào?

Để dạy bài mới sao cho tự nhiên và hiệu quả, thầy cô có thể dạy thử trước đồng nghiệp. Nếu có thể, thầy cô hãy dạy thử một bài hoặc chí ít là vài phần trước đồng nghiệp sau khi khóa đào tạo này kết thúc.

GỢI Ý GIẢNG DẠY

  • Tóm tắt ý kiến của học sinh. Việc này có ý nghĩa quan trọng vì nó khiến học sinh cảm thấy rằng mình được lắng nghe.
  • Các phương tiện trực quan như tranh ảnh sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn.
  • Có chiến lược rõ ràng khi ghép cặp học sinh. Gần như buổi nào học sinh cũng phải làm việc theo nhóm, vì vậy thầy cô cần tính toán trước xem mình sẽ chia nhóm như thế nào. Thầy cô nên chia nhóm sao cho các em có thể hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.
  • Sau khi yêu cầu học sinh phản hồi bằng động tác, thầy cô cần quan sát và ghi nhận những học sinh có phản hồi. Điều này sẽ khuyến khích sự tham gia của học sinh nhiều hơn.
  • Cho học sinh thời gian suy nghĩ sau khi đặt câu hỏi. Như vậy, cả lớp có thể thực sự suy nghĩ về câu hỏi và nhiều em sẽ đưa ra được câu trả lời/ nêu ý kiến hơn.
  • Chỉ định học sinh bất kì đứng lên phát biểu khi tổ chức hoạt động thảo luận (sau khi cho các em đủ thời gian suy nghĩ) là một chiến lược đã được kiểm chứng đảm bảo sự tham gia đồng đều của cả lớp vào bài học. Những phản hồi không mang tính đánh giá của giáo viên sẽ khuyến khích sự tham gia tích cực hơn của học sinh. Thầy cô không nên lạm dụng những nhận xét như “Ý tưởng này rất hay” vì nó gây áp lực cho các học sinh khác muốn nêu ý kiến, thay vào đó thầy cô hãy đưa ra các nhận xét trung lập nếu có thể, như “Đó là một ý kiến. Bạn nào có ý kiến khác không?”


CÁC NGUYÊN TẮC/PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐỂ TRIỂN KHAI TỐT MÔN KHTH