Quản lý và đánh giá chương trình

From Khoa học
Revision as of 16:41, 16 September 2022 by Admin (talk | contribs)
(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)
Jump to navigation Jump to search

Phần Hướng dẫn quản lý và điều phối chương trình cung cấp các thông tin phục vụ chủ yếu cho các nhiệm vụ của nhóm quản lý chương trình KHTH, gồm lãnh đạo hệ thống, điều phối chương trình, ban giám hiệu và điều phối cơ sở. Mục Quản lý và đánh giá chương trình dành riêng cho Ban giám hiệu và Điều phối chương trình, tập trung vào hai nhiệm vụ quan trọng nhất là lập kế hoạch triển khai chương trình và đánh giá chương trình để quản lý việc vận hành chương trình trong suốt năm học. Sau khi xác định rõ tầm quan trọng của ban giám hiệu trong việc đảm bảo việc triển khai chương trình có chất lượng, ban giám hiệu cần nắm rõ các công việc cụ thể cần thực hiện và áp dụng các hướng dẫn về việc xây dựng kế hoạch thực hiện để thực sự làm chủ trách nhiệm quản lý chương trình CLISE tại cơ sở mình phụ trách. Mục Quản lý và đánh giá chương trình gồm 3 tiểu mục, gồm:

NHIỆM VỤ CỦA BAN GIÁM HIỆU

Ban Giám hiệu và giáo viên: Đối tác quan trọng làm nên thành công của chương trình

Khi giáo viên dành thời gian và tâm sức để triển khai một chương trình giáo dục năng lực cảm xúc - xã hội trên lớp, đương nhiên họ muốn chương trình đó thành công. Họ mong muốn học sinh được trải nghiệm những kết quả tích cực mà chương trình mang lại. Trên thực tế, quá trình triển khai có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của chương trình, Giáo viên cũng như Ban Giám hiệu tham gia giảng dạy và hỗ trợ việc triển khai chính là những cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến thành công của chương trình.

Thế nào là triển khai chương trình hiệu quả?

Để triển khai chương trình hiệu quả, cần chú ý đến 4 yếu tố chính sau đây:

  1. Bám sát thiết kế: mức độ tương đồng giữa việc giảng dạy chương trình trên thực tế với thiết kế trên giáo trình và các tài liệu hỗ trợ
  2. Phân bổ chương trình: số lượng, mức độ và thời lượng giảng dạy các cấu phần của chương trình
  3. Chất lượng giảng dạy: hiệu quả giảng dạy của chương trình
  4. Phản hồi của học sinh: mức độ tham gia của học sinh và ảnh hưởng của bài học cũng như các hoạt động học tập đối với học sinh

Các yếu tố giúp triển khai chương trình hiệu quả

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai chương trình, đặc biệt là những yếu tố liên quan đến trường học/cụm trường học, các hệ thống hỗ trợ và bản thân chương trình. Tuy nhiên, điều thực sự làm nên hiệu quả của chương trình chính là yếu tố con người, cụ thể là giáo viên hoặc cố vấn chương trình. Những người trực tiếp giảng dạy và củng cố các kỹ năng có trong chương trình là những đối tượng cuối cùng quyết định xem các kỹ năng này được giảng dạy đến đâu và hiệu quả ra sao, tài liệu nào được sử dụng và sử dụng như thế nào. Họ có trách nhiệm củng cố và thực hành các kỹ năng ngoài giờ học chính thức. Họ là những tác nhân thay đổi quan trọng đối với sự phát triển tích cực của học sinh.

Mặc dù vậy, một chương trình khó có thể được triển khai hiệu quả nếu chỉ dựa vào giáo viên. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng triển khai chương trình của giáo viên, tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố có tác động lớn nhất là sự dẫn dắt và hỗ trợ của Ban Giám hiệu nhà trường.Qua cách hành xử của Ban Giám hiệu, giáo viên sẽ biết được đâu là ưu tiên của nhà trường. Nếu giáo viên nhận thấy Ban Giám hiệu đầu tư thời gian và nguồn lực để triển khai chương trình, đồng thời đề cao ý nghĩa của chương trình và chịu trách nhiệm về hiệu quả triển khai, họ sẽ có xu hướng phấn đấu vươn tới sự xuất sắc. Vì vậy, sự dẫn dắt của Ban Giám hiệu cùng với việc triển khai của giáo viên sẽ góp phần tạo nên hiệu quả của chương trình.

Hỗ trợ ban giám hiệu và giáo viên triển khai chương trình thành công

Có nhiều yếu tố giúp Ban Giám hiệu và giáo viên triển khai một chương trình thành công.

Với giáo viên, có 4 điều quan trọng giúp họ triển khai chương trình đạt hiệu quả cao:

  1. Họ nhận ra sự cần thiết của chương trình.
  2. Họ tin chương trình sẽ đem lại lợi ích cho HS.
  3. Họ tự tin rằng mình có thể dạy tốt chương trình.
  4. Họ có đầy đủ kỹ năng để giảng dạy chương trình hiệu quả.

Việc đào tạo trước khi triển khai đI kèm vớI hướng dẫn và hỗ trợ liên tục có thể giúp giáo viên đạt được những đIều kể trên và duy trì hiệu quả triển khai.

Ban Giám hiệu cần nhận thức được rằng sự dẫn dắt và hỗ trợ của họ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, và rằng hiệu quả tổng thể của chương trình sẽ được nâng lên nếu như họ tích cực theo dõi và khuyến khích giáo viên áp dụng chương trình. Khi những giáo viên có kỹ năng, có động lực phát triển và những người đứng đầu nhà trường luôn nhiệt tình và hỗ trợ nhận thấy lợi ích mà chương trình mang lại cho học sinh, họ sẽ có xu hướng duy trì hiệu quả đó trong thời gian dài. Khi phối hợp cùng nhau, Ban Giám hiệu và giáo viên thực sự sẽ là những đối tác quan trọng góp phần làm nên thành công của chương trình.


Công việc quản lý của ban giám hiệu

Dưới đây là danh sách các nhiệm vụ mà hiệu trưởng cần thực hiện để chứng minh sự làm chủ đối với chương trình và đảm bảo việc thực hiện chương trình có hiệu quả.

  1. Đọc và hiểu rõ mô hình triển khai sáu nhiệm vụ (xem Các công việc triển khai chương trình)
  2. Đọc và hiểu rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu (xem Các vị trí triển khai chương trình)
  3. Đọc và hiểu các điểm chính của mục tiêu môn học, hình thức triển khai, cách tiếp cận dạy và học, cách tiếp cận đánh giá (xem Tổng quan)
  4. Thông báo các kỳ vọng về chương trình đào tạo trong năm
  5. Xây dựng kế hoạch đánh giá chương trình
  6. Xem lại Danh sách Nhóm Lãnh đạo KHTH và phân công các vai trò: Quyết định (những) Ban giám hiệu nào phụ trách việc triển khai chương trình KHTH tại trường Quyết định đội ngũ Giáo viên sẽ dạy môn KHTH Chỉ định điều phối cơ sở môn KHTH cho từng khối lớp tại trường và đảm bảo rằng (các) điều phối cơ sở hiểu cặn kẽ cách dạy các bài học, cách củng cố các kỹ năng và khái niệm của chương trình cũng như cách sử dụng các công cụ được cung cấp để đánh giá việc học của học sinh và phát triển chuyên môn của giáo viên KHTH (xem Hướng dẫn triển khai chương trình)
  7. Tạo phân phối chương trình (pacing guide) cho các bài học KHTH và các hoạt động bổ trợ cho tất cả các khối lớp ở trường
  8. Phối hợp với Phòng Chương trình đào tạo trước khi triển khai cho tất cả giáo viên KHTH
  9. Xây dựng kế hoạch triển khai năm học, liên kết các kỹ năng và khái niệm KHTH vào các hoạt động và sáng kiến ​​ở trường
  10. Lập kế hoạch liên lạc liên tục với học sinh, nhân viên, gia đình
  11. Lên lịch và tiến hành các cuộc họp định hướng cho tất cả nhân viên tại trường để thu hút họ tham gia củng cố các kỹ năng mà học sinh đã học được trong các bài học và tạo ra một môi trường hỗ trợ để phát triển kỹ năng
  12. Bắt đầu thu thập dữ liệu cơ bản theo kế hoạch đánh giá của trường bằng cách thực hiện các cuộc khảo sát liên quan đến việc triển khai chương trình
  13. Tổ chức các cuộc họp Tổng quan chương học (do điều phối cơ sở chủ trì) với tất cả giáo viên KHTH (ít nhất 1 tuần trước chương học)
  14. Giám sát việc triển khai các bài học thông qua báo cáo hàng tháng từ (các) điều phối cơ sở và dự giờ đánh giá tiết học, sau đó báo cáo dữ liệu cho Phòng Chương trình
  15. Kết hợp các hành động cụ thể của trường học vào Chương trình.
  16. Lên lịch và tiến hành Cuộc họp định kỳ giữa năm với cán bộ nhân viên: điều chỉnh các hình thức hỗ trợ được gửi ý dựa trên nhu cầu thực tế đã xác định tại cơ sở
  17. Phân tích kết quả đánh giá học sinh cuối học kỳ 1 và báo cáo số liệu cho Phòng Chương trình
  18. Lên lịch và tiến hành Cuộc họp định kỳ cuối năm với cán bộ nhân viên
  19. Phân tích kết quả đánh giá học sinh cuối học kỳ 2 và báo cáo số liệu cho Phòng Chương trình
  20. Thu thập và báo cáo dữ liệu vào cuối năm học để làm căn cứ cho việc chuẩn bị cho năm học tới


KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH

Thông tin hướng dẫn kế hoạch triển khai có thể giúp lập kế hoạch triển khai nhất quán cho các trường trong hệ thống. Nó có thể được sử dụng như một hồ sơ triển khai chương trình hàng năm cho mỗi trường học và toàn hệ thống. Các thành viên quản lý môn KHTH cũng có thể so sánh nó với các kế hoạch từ những năm trước hoặc sau đó để đánh giá tiến bộ, làm cơ sở cho những cải thiện của các kế hoạch trong tương lai và giúp duy trì việc triển khai chương trình có hiệu quả.

Bất kỳ quá trình triển khai nào, dù là ở cấp hệ thống hay cấp trường, nên sắp xếp thông tin thành các nhóm sau:

Nhiệm vụ

Mô tả những gì cần làm. Xem mục Các công việc triển khai chương trình để đọc thông tin thêm về 6 hạng mục nhiệm vụ triển khai chính: Tạo động lực, Chuẩn bị, Đào tạo, Hỗ trợ, Thẩm định và Duy trì. Mỗi hạng mục nhiệm vụ được tạo thành từ một tập hợp các công việc cụ thể. Những nhiệm vụ này có thể được tiến hành vào những thời điểm cụ thể (ví dụ: trước khi năm học mới bắt đầu) hoặc liên tục trong năm. Khi tạo kế hoạch triển khai, thầy/cô hãy lựa chọn các công việc phù hợp với thực tế triển khai hiện tại của cơ sở. Các thầy/cô cũng cần theo dõi và điều chỉnh kế hoạch thường xuyên để đáp ứng các nhu cầu thực tế, vì các nhu cầu có thể thay đổi từ năm này sang năm khác.

Mục đích

Xác định lý do tại sao công việc đó lại quan trọng để triển khai hiệu quả chương trình ở trường của thầy/cô và ghi lại (các) lý do một cách ngắn gọn bằng một vài từ hoặc câu.

Vị trí

Chỉ định ít nhất một người chịu trách nhiệm để đảm bảo rằng mỗi công việc đều được hoàn thành. Xem mục Các vị trí triển khai chương trình để đọc thêm về các vị trí hỗ trợ triển khai và các nhiệm vụ chính của từng vị trí.

Tài nguyên

Xác định công cụ và tài nguyên nào thầy/cô sẽ sử dụng để hoàn thành mỗi công việc. Xem mục Các công việc triển khai chương trình để xem tài nguyên được đề xuất cho mỗi công việc.

Thời gian

Xác định mốc thời gian cho mỗi công việc. Đánh dấu vào trước mỗi mốc thời gian khi công việc đã được hoàn thành

Dưới đây là kế hoạch triển khai chương trình trong năm học ở cấp hệ thống. Ban giám hiệu dựa trên những thông tin này để lập kế hoạch triển khai cụ thể cho cơ sở của mình

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH

Tại sao phảI đánh giá?

Có nhiều lý do để đánh giá việc sử dụng chương trình KHTH. Nhìn chung, mục tiêu là cho thấy các nguồn lực đưa vào chương trình đang mang lại hiệu quả, vì vậy một trong những đối tượng tiếp nhận thông tin đánh giá quan trọng nhất là nhà đầu tư - ở đây là Ban lãnh đạo Vinschool. Một đối tượng tiếp nhận thông tin quan trọng khác là phụ huynh và các thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường.

Nhiều người chọn đánh giá chương trình để xem nó hoạt động như thế nào. Bằng chứng đánh giá có thể làm tăng động lực và cam kết của nhân viên trong việc triển khai đầy đủ và hiệu quả chương trình. Đánh giá cũng có thể giúp các trường học xem việc triển khai chương trình có thể ảnh hưởng đến kết quả chương trình như thế nào và nó có thể được cải thiện như thế nào để đảm bảo học sinh được hưởng lợi đầy đủ. Đánh giá cũng là một bước có giá trị để theo dõi tiến độ đạt được các mục tiêu và kết quả chương trình mong muốn theo thời gian.


Đánh giá việc triển khai

Một trong những chìa khóa để đánh giá thành công, hiệu quả là đảm bảo thầy/cô biết chính xác những gì mình đang cần đánh giá.


Tôi đang đánh giá cái gì?

Tất cả cơ sở đều thực hiện cùng một chương trình KHTH, nhưng những gì học sinh thực sự nhận được có thể rất khác nhau. Thầy/cô có thể làm cho việc đánh giá của mình trở nên mạnh mẽ và hữu ích hơn bằng cách kiểm tra xem chương trình đang được triển khai như thế nào trong trường của mình. Hãy nhớ rằng thầy/cô đang đánh giá sự tác động mà học sinh của mình thực sự nhận được, tùy thuộc vào việc triển khai, có thể bằng hoặc thấp hơn mức mong đợi mà thiết kế chương trình đặt ra.


Tôi nên thu thập thông tin gì?

Để đưa nội dung liên quan đến việc triển khai chương trình vào trong đánh giá của thầy/cô, hãy thu thập thông tin về cách chương trình đang được giảng dạy trong môi trường của nhà trường. Các câu hỏi sau sẽ là những gợi ý để xác định các thông tin cần thiết nhất:

  • Có bao nhiêu học sinh đang học KHTH? Tất cả học sinh? Chỉ một số học sinh nhất định? Chỉ một số lớp học nhất định?
  • Có bao nhiêu bài học đang được dạy?
  • Các bài học được giảng dạy liên kết chặt chẽ như thế nào với thiết kế chương trình?
  • Học sinh có đang thực hiện các Hoạt động bổ trợ không?
  • Có hoạt động gì khác đang được thực hiện ngoài các giờ học chính thức để củng cố các kỹ năng KHTH, cả trong lớp học và trong phạm vi toàn trường?


Làm thế nào để tôi thu thập thông tin?

Thu thập dữ liệu về những gì học sinh đang nhận được thường liên quan đến việc yêu cầu cán bộ nhân viên hoàn thành một cuộc khảo sát đơn giản về các câu hỏi được liệt kê ở trên. Một số khảo sát cho mục đích này được mô tả ở đây:

Khảo sát mức độ sẵn sàng Thu thập thông tin về sự sẵn sàng của cán bộ nhân viên để bắt đầu các bài học và giúp thầy/cô lập kế hoạch cho các nhu cầu hỗ trợ việc triển khai

Khảo sát triển khai Thu thập thông tin về việc triển khai chương trình dựa trên trải nghiệm thực tế của những người giảng dạy chương trình và có thể đóng vai trò như một đánh giá quá trình triển khai trong năm hoặc đánh giá tổng kết kinh nghiệm triển khai vào cuối năm

Các bản khảo sát nên được điền bởi các cán bộ nhân viên có liên quan đến việc triển khai chương trình, không phải chỉ có giáo viên KHTH. Ở một số trường, giáo viên chủ nhiệm dạy hầu hết các bài học, nhưng họ vẫn cần ý kiến ​​của các giáo viên khác để tìm hiểu xem học sinh thực sự tiếp thu được bao nhiêu và phần nào trong chương trình, vì các giáo viên khác có trách nhiệm củng cố các kỹ năng trong các hoạt động giáo dục khác thuộc chương trình tổng thể của Vinschool.


Mức độ bám sát thiết kế khi triển khai là gì?

Việc khảo sát cán bộ nhân viên về cách thức chương trình đang được giảng dạy cũng có thể vượt ra ngoài việc kiểm tra xem có bao nhiêu học sinh đang tiếp nhận được bao nhiêu bài học. Đánh giá việc triển khai cũng có thể xem xét “độ chính xác” của việc thực hiện. Về cơ bản, độ chính xác có nghĩa là mức độ mà chương trình được giảng dạy như đã được thiết kế.

Việc triển khai đầy đủ một cách lý tưởng có nghĩa là học sinh đang tiếp nhận tất cả các bài học theo thứ tự và tất cả các khái niệm và kỹ năng trong mỗi bài học một cách chuẩn xác. Vì nhiều lý do, giáo viên đôi khi chỉ dạy một phần của bài học và bỏ qua phần khác, dạy bài học không theo trình tự hoặc thay đổi một số nội dung. Đây là tất cả các ví dụ về độ chính xác thấp. Rõ ràng là có thể thay đổi bài học theo những cách không gây hại hoặc thậm chí có thể cải thiện kết quả chương trình, nhưng cũng có thể xảy ra trường hợp thay đổi bài học theo cách làm giảm hiệu quả của chương trình. Phòng Chương trình khuyến khích nên triển khai chương trình với độ chính xác cao nhất có thể.