Chương 4: Triển khai Dự án Hành động
Ở Chương 4: Lập kế hoạch & Chuẩn bị, HS đã đạt được một số yêu cầu quan trọng trước khi triển khai Dự án Hành động. Những yêu cầu đó bao gồm:
- Điều tra về vấn đề muốn giải quyết, và đối tượng/cộng đồng muốn phục vụ
- Tìm hiểu về các giải pháp có sẵn
- Rà soát, hoàn thiện & làm rõ các ý tưởng đang có, từ đó chốt giải pháp cuối cùng của nhóm
- Xác định nguồn lực cần thiết để triển khai Dự án
- Lập KHHĐ cho việc triển khai Dự án
Trong Chương 5: Triển khai Dự án, các nhóm sẽ bắt đầu hiện thực hóa những gì mình đã học, đã chuẩn bị, thông qua việc bắt tay vào thực hiện Dự án Hành động. Mong đợi của chương này là HS có thể mang lại giá trị có ý nghĩa cho cộng đồng, đồng thời rút ra được bài học cho cả nhóm và bản thân trong quá trình phục vụ.
Các nhiệm vụ chính mà HS cần thực hiện trong Chương 6 là:
- Triển khai Dự án dựa trên KHHĐ
- Thu thập dữ liệu & bằng chứng theo yêu cầu (bao gồm những thay đổi của Dự án so với kế hoạch - nếu có)
Hướng dẫn triển khai Dự án Hành động (dựa trên kế hoạch hành động)
Ở Chương 4, HS đã có một bản kế hoạch hành động, trong đó nêu rõ nhóm mình sẽ triển khai Dự án Hành động như thế nào, bao gồm những bước nào, và cần đạt những mục tiêu gì cho những bước đó. Để bảo đảm Dự án này diễn ra một cách suôn sẻ, các em sẽ cần bám sát những chi tiết đã nêu trong kế hoạch, cũng như có khả năng lưu lại bằng chứng về việc này (sẽ giải thích ký hơn ở mục Thu thập dữ liệu & bằng chứng).
Dưới đây là một số yếu tố mà thầy cô nên theo dõi, để đảm bảo HS đang làm việc theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Các yếu tố cần theo dõi | Câu hỏi định hướng mà thầy cô cần trả lời (hoặc yêu cầu HS trả lời) |
---|---|
Triển khai các bước |
|
Phân công công việc & sự đóng góp của mỗi cá nhân |
|
Thu thập dữ liệu |
VD: Nếu HS viết một chuỗi bài tuyên truyền về bình đẳng giới, có thể các em sẽ cần biết phản hồi của cộng đồng sau bài viết 1, 2, 3, v.v. để xác định được tác động/ảnh hưởng của những bài viết này |
Xử lý các vấn đề/sự cố/thay đổi |
|
Hướng dẫn thu thập dữ liệu & bằng chứng
Việc thu thập dữ liệu & bằng chứng là một bước cực kỳ quan trọng mà HS phải thực hiện trong Chương 5. GCED sử dụng việc phục vụ để "phục vụ" việc học, do đó việc thu thập này sẽ giúp cung cấp "tài nguyên" để HS có thể học một cách hiệu quả. Bản thân mỗi HS, cũng như cả nhóm đều phải thu thập những loại dữ liệu, bằng chứng khác nhau, cụ thể như sau:
Thu thập dữ liệu & bằng chứng của cá nhân
Từ Chương 4, mỗi HS đã phải xác định được một khía cạnh trong Truy vấn cá nhân mà em muốn học hỏi, hoặc muốn kiểm chứng thông qua việc hành động. Do đó, HS sẽ cần thu thập dữ liệu trong Chương 5 để trả lời những câu hỏi/thắc mắc này của bản thân.
Dưới đây là ví dụ về một số câu hỏi/thắc mắc như vậy:
Câu hỏi của Truy vấn Cá nhân | Câu trả lời | Ý tưởng của Dự án Hành động | Những điều HS muốn học hỏi/kiểm chứng (tức liên kết giữa Truy vấn và Dự án) |
---|---|---|---|
Xã hội Việt Nam hiện đại (từ 1980 cho tới nay) có tồn tại bất bình đẳng giới tính không?
Nếu có, các nguyên nhân lớn nhất dẫn tới hiện tượng này là gì? |
Có tồn tại sự bất bình đẳng. Nguyên nhân là:
|
Giảm thiểu sự phân biệt giới tính tại các gia đình ở quận Hai Bà Trưng (khu vực sống của đa số HS trong nhóm) |
|
Để trả lời những câu hỏi này, các em có thể cân nhắc một số cách như sau:
- Tham khảo ý kiến người thân, bạn bè, hoặc GV: Phù hợp với những HS nhỏ tuổi (lớp 1 - 5), khi mà các em chưa có đủ khả năng/điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin phức tạp.
- Tham khảo ý kiến, hoặc quan sát cộng đồng mình phục vụ: Cách này phù hợp với những hình thức phục vụ cộng đồng trực tiếp, HS có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nhiều người trong cộng đồng mình phục vụ.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu Dự án của HS có liên kết với chuyên gia/tổ chức bên ngoài (liên quan tới đề tài Dự án của HS), các em có thể hỏi trực tiếp ý kiến của chuyên gia để trả lời những câu hỏi/thắc mắc của mình. HS nên tự chủ động liên hệ với những đối tượng này, và nên gửi tất cả câu hỏi/thắc mắc một thể.
- Tự tìm hiểu, nghiên cứu từ các nguồn đáng tin cậy: Phù hợp với những HS đã có khả năng tiếp cận/sử dụng Internet, các loại tài liệu nâng cao, v.v. Cách này cũng phù hợp với những hình thức phục vụ cộng đồng từ xa, HS không cần tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng mình phục vụ.
Khuyến khích sử dụng nhiều hơn một cách để câu trả lời của HS được khách quan & đa chiều. Các em có thể nói chuyện trực tiếp, liên hệ qua email, đọc tài liệu, làm khảo sát, v.v. để thu thập thông tin, tùy theo độ tuổi/khả năng của mình.
Thu thập dữ liệu & bằng chứng của cả nhóm
Mục đích của việc thu thập dữ liệu & bằng chứng của cả nhóm là để:
- Tự theo dõi quá trình triển khai Dự án (sự đóng góp của mỗi cá nhân, các thuận lợi/khó khăn), từ đó rút ra được bài học cho cả nhóm.
- Đánh giá mức độ hiệu quả của Dự án (dựa trên các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch ở Chương 4), và tác động thực tế của Dự án tới đối tượng/cộng đồng được phục vụ.
Vì mỗi nhóm HS sẽ triển khai Dự án Hành động bằng nhiều hình thức khác nhau, các em có thể thu thập dữ liệu theo những cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý, tương ứng với 4 hình thức phục vụ cộng đồng:
Hình thức phục vụ:
Trực tiếp |
Hình thức phục vụ:
Gián tiếp |
Hình thức phục vụ:
Tuyên truyền |
Hình thức phục vụ:
Nghiên cứu* | |
---|---|---|---|---|
Để tự theo dõi quá trình triển khai Dự án | Cả nhóm HS cần:
| |||
Để đánh giá mức độ hiệu quả/tác động thực tế của Dự án |
|
|
|
|
*Lưu ý về hình thức phục vụ Nghiên cứu
Do đặc thù của hình thức Nghiên cứu, sản phẩm mà nhóm tạo ra (1 bài phân tích vấn đề, chứng minh nhu cầu, đề xuất giải pháp, v.v.) thường sẽ chưa được triển khai trong thực tế (do hạn chế về thời gian). Do đó, việc đánh giá mức độ hiệu quả của sản phẩm này thường chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết. Thầy cô có thể đánh giá bài viết này giống như đánh giá Truy vấn Cá nhân của HS (bằng cách trả lời một số câu hỏi như Sản phẩm này được viết/trình bày có ổn không? Kết luận đưa ra có hợp lý không? Có khách quan không? Mức độ khả thi ra sao? Có thể giúp được cộng đồng không?) 🔎 Xem thêm: Rubric Bài trình bày Truy vấn Cá nhân để biết 1 số gợi ý đánh giá bài nghiên cứu của HS Tuy nhiên, GCED luôn khuyến khích HS "hiện thực hóa" việc học của mình để có thể giúp đỡ cộng đồng. Nếu có thời gian, HS có thể tiếp tục thực hiện 1 trong 3 hình thức phục vụ còn lại, dựa trên kết quả nghiên cứu của nhóm. Sau đó, HS hoàn toàn có thể bổ sung kết quả phục vụ cộng đồng "lần 2" như một phần của Dự án Hành động ban đầu, và tiến hành suy ngẫm trong những giai đoạn sau của GCED.Tất nhiên, đây sẽ là một công việc nằm ngoài phạm vi của môn GCED, không bắt buộc đối với HS. Thầy cô có thể cân nhắc về việc gợi ý, giúp đỡ & hướng dẫn những nhóm tiếp tục phục vụ cộng đồng lần 2 (nếu có đủ thời gian) |
Một số lưu ý khi HS sắp/đã hoàn thành Dự án Hành động
Theo phân phối Chương trình, HS sẽ có 6 tiết để triển khai Dự án của nhóm mình. Tức có nghĩa, 6 tiết này là số tiết dạy trên lớp tối đa để HS đạt được mục tiêu đã đề ra của Dự án Hành động. Vì tốc độ triển khai của mỗi nhóm sẽ là khác nhau, thầy cô nên lưu ý một số trường hợp có thể xảy ra như sau:
- Nếu chưa hết 6 tiết mà nhóm HS đã đạt mục tiêu Dự án (tức sớm hơn phân phối Chương trình): Thầy cô có thể dành thời gian để đặt thêm câu hỏi cho những nhóm này, bảo đảm các em không "hấp tấp" khi hoàn thành sớm mà chất lượng không được bảo đảm. Nếu Dự án của HS thật sự không cần tới 6 tiết để hoàn thành, thầy cô có thể cho những nhóm này bắt đầu suy ngẫm về Dự án của mình (tức chuyển sang Chương 6).
- Nếu 6 tiết trên lớp đủ để nhóm HS đạt mục tiêu Dự án (tức đúng với phân phối Chương trình): Thầy cô cho những nhóm này bắt đầu suy ngẫm về Dự án của mình.
- Nếu hết 6 tiết trên lớp mà nhóm HS vẫn chưa đạt mục tiêu Dự án (tức chậm hơn phân phối Chương trình): Thầy cô có thể:
- cho những nhóm này tiếp tục Dự án của mình bên ngoài lớp học (ở nhà, sau giờ học), hoặc tiếp tục trên lớp. Miễn sao những nhóm này không mất quá nhiều thời gian, đi chậm hơn hẳn so với tiến độ của cả lớp;
- yêu cầu nhóm ngừng thực hiện Dự án, chuyển sang Chương 6, nếu thầy cô cho rằng những nhóm này có dành thêm thời gian thì vẫn không có khả năng đạt được mục tiêu đã đề ra từ đầu.
Vậy sau khi nhóm HS đã triển khai xong Dự án, và đã đạt được mục tiêu mình đề ra, có phải Dự án này sẽ chấm dứt hẳn vào cuối năm học không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào chính các nhóm HS, và thầy cô có thể hướng dẫn để HS tự trả lời một số câu hỏi sau:
- Cả nhóm có thấy Dự án này có ý nghĩa lớn, đáng để tiếp tục thực hiện trong tương lai hay không?
- Cả nhóm có định hướng phát triển, mở rộng, hay chỉ đơn thuần là tiếp tục Dự án không?
- Cả nhóm có muốn cùng nhau thực hiện Dự án trong tương lai không? Nếu nhân sự thay đổi, liệu đây có phải là vấn đề không?
- Cả nhóm có những nguồn lực nào có thể hỗ trợ việc triển khai Dự án trong tương lai?
Nói tóm lại, HS chỉ nên tiếp tục Dự án nếu các em muốn, và cho rằng mình có khả năng làm vậy. Đây không phải yêu cầu chính thức của môn GCED, do đó thầy cô có thể cân nhắc hỗ trợ các em nếu điều kiện cho phép.
Với những HS có ý định tiếp tục Dự án sau khi kết thúc năm học, các em nên biết rằng Dự án của mình vẫn có thể xuất hiện một cách chính thức trong GCED ở những khối lớp sau. Để làm vậy, HS có thể đổi hướng đề tài Dự án của mình để vừa nhắm vào Chủ đề trọng tâm của khối lớp vừa học, vừa nhắm vào Chủ đề trọng tâm của khối lớp tiếp theo.
|
Vai trò của GV trong quá trình triển khai Dự án Hành động của HS
Do đặc thù của mỗi lớp/nhóm, công việc mà thầy cô phải làm trong giai đoạn này sẽ rất đa dạng, không ai giống hệt ai. Tuy nhiên, nhìn chung thì sẽ có một số công việc mà thầy cô thường sẽ làm như như sau:
Các công việc của GV | Lưu ý |
---|---|
Theo dõi tiến độ triển khai Dự án của HS | Thực hiện như thầy cô sẽ làm với bất cứ dự án học tập nào của HS. Với những nhóm thầy cô cho rằng đang chậm tiến độ, hoặc làm việc chưa hiệu quả, nên dành nhiều thời gian để trao đổi trực tiếp hơn. Với những nhóm làm tốt hơn, có thể không cần dành quá nhiều thời gian để trao đổi, tuy nhiên thầy cô vẫn cần nắm những nhóm này đang làm gì, làm tới đâu.
Nên bám theo kế hoạch mà HS đã xây dựng (hoặc thầy cô cung cấp), và theo dõi dựa trên những đầu công việc trong bản kế hoạch này. Nếu HS đang chậm so với kế hoạch, hoặc có thay đổi gì đó so với kế hoạch, nên yêu cầu HS ghi lại những thay đổi này. Nếu thầy cô cảm thấy thay đổi không hợp lý, nên yêu cầu HS giải thích, và thầy cô có thể can thiệp nếu cần thiết. |
Tư vấn, giải đáp các thắc mắc của HS | Thông thường, việc này sẽ diễn ra ở trên lớp, và thầy cô có thể yêu cầu HS chuẩn bị trước câu hỏi để hỏi thầy cô. Việc này cũng có thể diễn ra sau giờ học, tùy vào nhu cầu của mỗi nhóm & thời gian trống của thầy cô.
Tuy nhiên, nên làm rõ với HS rằng "sự hỗ trợ của GV" cũng được coi là một nguồn lực, và nguồn lực này thì có hạn. Do đó, HS không nên trông chờ vào việc GV sẽ trả lời mọi câu hỏi, giải đáp mọi thắc mắc của các em; nên chọn lọc những câu hỏi/vấn đề mà HS muốn thầy cô giải trả lời nhất. Đối với HS nhỏ (K1-3), có thể HS sẽ không có nhiều câu hỏi, mà thầy cô sẽ phải chủ động tìm hiểu xem HS đang gặp vấn đề gì, và từ đó tư vấn, hướng dẫn lại cho HS. Tuy nhiên, cũng cần làm rõ cho HS rằng việc hỗ trợ này cũng là một nguồn lực có hạn; thầy cô sẽ chỉ giải đáp những vấn đề lớn/quan trọng nhất cho HS. |
Hỗ trợ HS triển khai Dự án | Nếu HS muốn thầy cô làm hộ HS việc gì đó mà HS đáng lẽ nên tự làm, thì đây không phải trách nhiệm của thầy cô, và thầy cô không nên làm vậy. "Hỗ trợ" ở đây chỉ nên bao gồm những việc mà HS khó mà tự làm được (và Chương trình cũng không bắt buộc phải làm), tuy nhiên nếu có thầy cô giúp đỡ thì sẽ làm Dự án hiệu quả hơn (và những việc này cũng chỉ có thầy cô mới giúp được). Tuy nhiên, hỗ trợ hay không, tới mức nào vẫn là quyết định của thầy cô.
VD về một số việc mà thầy cô có thể hỗ trợ HS:
|
Đi theo HS tới địa điểm triển khai Dự án (nằm bên ngoài khuôn viên trường học) | Nếu HS muốn triển khai Dự án trong phạm vi trường học, và có nhờ thầy cô đi cùng để giúp đỡ/nhận xét, thầy cô có thể cân nhắc đi theo nếu có thời gian.
|
Một số câu hỏi/vấn đề thường gặp khi triển khai Chương 4
Dưới đây là một số câu hỏi/vấn đề trong quá trình triển khai Chương 5, và câu trả lời tương ứng của PCT:
STT | Câu hỏi | Câu trả lời | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | Chương này có 6 tiết, tuy nhiên nội dung của mỗi tiết thì không thể xác định trước được (vì phụ thuộc vào đặc thù của mỗi nhóm).
Vậy GV có cần soạn giáo án không? Nếu có, nên soạn giáo án như thế nào? |
Thầy cô vẫn cần soạn giáo án cho các bài trong Chương 5 (nói chính xác hơn, cho bài 5.1 trong Chương 5). Thầy cô có thể tạo 6 giáo án (mỗi giáo án cho 1 tiết), hoặc 1 giáo án tuy nhất, tùy vào lựa chọn của thầy cô.
Một điều chắc chắn rằng giáo án này sẽ không thể quá chi tiết về nội dung được dạy, vì gần như thầy cô không dạy gì cho HS trong Chương/bài này cả. Phần lớn công việc của thầy cô phải lên lớp mới xác định được (công việc chung đã nêu rõ ở mục Vai trò của GV trong quá trình triển khai Dự án Hành động của HS); chẳng hạn, thầy cô phải lên lớp rồi mới biết nhóm A đang triển khai Dự án lệch so với KHHĐ, và từ đó thầy cô mới có thể can thiệp vào quá trình triển khai của nhóm A. Như vậy có nghĩa là thầy cô sẽ không thể lên kế hoạch quá chi tiết trong giáo án được, mà chỉ có thể liệt kê một số công việc chung chung (VD: yêu cầu các nhóm báo cáo nhanh về tiến độ ở tiết 2, rà soát lại bằng chứng/dữ liệu của các nhóm ở tiết 4, v.v.) | ||||||||||
2 | Các MTB trong bài 5.1 nên kéo dài trong bao lâu? MTB nào thì nên tới trước? | Không có một thứ tự nào được coi là tối ưu cả, thầy cô nên chủ động điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc thù của các nhóm trong lớp.
Có một số MTB sẽ hợp lý hơn nếu như triển khai ở một thứ tự nhất định. Chẳng hạn, đối với MTB liên quan tới việc "hiểu yêu cầu/các bước cần làm", đây rõ ràng nên là MTB đầu tiên mà thầy cô cần giúp HS đạt được (vì trước khi HS làm bất cứ việc gì thì phải biết mình làm những gì, vì sao mình lại làm thế). Tuy nhiên, có một số MTB thì sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thầy cô và HS, chẳng hạn như:
| ||||||||||
3 | GV vừa phát hiện một số vấn đề trong định hướng làm Dự án của các nhóm (và đáng lẽ ra phải can thiệp từ đầu), vậy trong quá trình triển khai Dự án GV có thể can thiệp vào việc triển khai của HS như thế nào/tới mức nào? | Có một số vấn đề trong định hướng Dự án của HS mà đáng lẽ thầy cô nên can thiệp từ đầu; tuy nhiên, nếu thầy cô chỉ vừa mới phát hiện ra những vấn đề này thì thầy cô nên làm như sau:
| ||||||||||
4 | Tiến độ triển khai Dự án của mỗi nhóm trong lớp đều khác nhau, vậy nên làm gì nếu có HS xong Dự án quá sớm/quá muộn so với 6 tiết mà Chương trình đưa ra? | Việc HS trong 1 lớp có tiến độ triển khai Dự án khác nhau là hoàn toàn bình thường. Với những trường hợp mà thời gian triển khai Dự án của HS không quá chênh lệch so với 6 tiết Chương trình gợi ý, thầy cô có thể xem mục Một số lưu ý khi HS sắp/đã hoàn thành Dự án Hành động để biết nên yêu cầu HS làm những gì.
Trong trường hợp HS làm Dự án quá nhanh (VD: chỉ mất 2 tiết), thầy cô cần chất vấn xem liệu nhóm đó có thật sự làm đủ/đúng những gì nhóm đã đề ra (trong KHHĐ) không, và những gì nhóm đã làm được có đủ tốt hay không, vì phần lớn các Dự án không thể kết thúc sớm như vậy được. Kể cả nếu như nhóm này chủ yếu làm Dự án ở bên ngoài giờ học/lớp học, thầy cô vẫn nên dành thời gian trên lớp để đặt câu hỏi chất vấn, hỏi thăm tiến độ, hoặc đưa thêm các yêu cầu nâng cao cho HS để bảo đảm Dự án của nhóm này thật sự hiệu quả, Trong trường hợp thầy cô nghĩ rằng HS sẽ mất rất nhiều thời gian để triển khai Dự án (VD: kéo dài tận 10 tiết), thầy cô cần yêu cầu nhóm đẩy nhanh tiến độ bằng cách cắt bớt các bước cần làm (hoặc, giảm yêu cầu của các bước). Có thể chậm, tuy nhiên nếu chậm quá thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc học những Chương khác. | ||||||||||
5 | Nếu trong lớp có nhóm triển khai Dự án ở bên ngoài giờ học/lớp học, vậy GV nên làm gì với 6 tiết trên lớp? Có nên cắt ngắn thời gian này không? | 6 tiết của Chương trình chỉ là gợi ý, và trên lý thuyết thầy cô có thể tự điều chỉnh số tiết dành cho bài 5.1 nếu như thầy cô có lý do đủ hợp lý. Tuy nhiên, PCT khuyến nghị thầy cô không nên cắt ngắn 6 tiết này quá nhiều, vì như đã nói ở trên, vai trò của GV trong Chương này không phải là dạy kiến thức nữa, mà là hỗ trợ, định hướng cho các nhóm, chỉ cho các nhóm chỗ nào chưa ổn, chỗ nào cần khắc phục, và kiểm tra tiến độ của nhóm. Với những vai trò này, rõ ràng thầy cô vẫn có thể làm rất nhiều việc trên lớp với HS trong 6 tiết, chẳng hạn như:
Tham khảo ví dụ sau của 1 lớp K1 (HS làm việc ở nhà khá nhiều dưới sự hỗ trợ của PHHS) để nắm rõ hơn về những gì HS và GV có thể làm với nhau trên lớp:
Với những công việc trên, có thể thấy răng 6 tiết là vừa đủ (hoặc thậm chí còn thiếu) để GV hướng dẫn, nhận xét được cho tất cả các nhóm. | ||||||||||
6 | "Triển khai Dự án một cách suôn sẻ" có nghĩa là gì? | Đây là một từ hay xuất hiện trong MTB của các khối lớp. Hiểu đơn giản, "suôn sẻ" có nghĩa là:
| ||||||||||
7 | 1 lớp có nhiều nhóm, và mỗi nhóm lại muốn đi tới 1 địa điểm khác nhau bên ngoài trường học để triển khai Dự án Hành động. GV nên làm gì trên lớp để hỗ trợ những nhóm này? | Tuy vào việc thầy cô cần phải làm gì với các nhóm trong lớp. Chẳng hạn:
Từ trước đó, thầy cô đã phải cân nhắc tới tính khả thi của những Dự án thế nào, trong đó bao gồm việc thầy cô phải đi theo HS để triển khai Dự án. Rõ ràng là thầy cô không thể đi theo mọi nhóm (hoặc thậm chí, không thể đi theo nhóm nào), do đó thầy cô cần tự trả lời một số câu hỏi sau:
Nếu câu trả lời cho 2 câu hỏi này đều là không, có lẽ thầy cô nên hướng dẫn HS đổi hướng triển khai Dự án. Thay vì tới trực tiếp địa điểm/cộng đồng, HS có thể gửi đồ/tiền/sản phẩm khác cho họ.
Trong trường hợp này, thầy cô nên đọc câu hỏi số 4, và câu trả lời của PCT. | ||||||||||
8 | Những nhóm cần sự hỗ trợ rất nhiều từ GV (các nhóm có HS nhỏ tuổi, hoặc HS năng lực không cao) thì có ảnh hưởng gì đến kết quả đánh giá của HS hay không? | GCED không đánh giá Dự án Hành động (cả quá trình lẫn kết quả) cả các nhóm. Thay vào đó, HS sẽ được đánh giá qua Bài suy ngẫm Cuối năm ở cuối HK2. Những gì HS học được, rút ra được (thay vì làm được) mới là yếu tố được đánh giá.
Nếu nhóm gồm những HS nhỏ tuổi, GV hỗ trợ nhiều là chuyện bình thường. Nếu nhóm gồm những HS năng lực không cao (hoặc ý thức, thái độ làm việc chưa tốt), và GV phải hỗ trợ nhiều, thầy cô cần giúp những nhóm này rút ra bài học sau khi triển khai Dự án. | ||||||||||
9 | Một số nhóm trong lớp có thể có những Dự án tương đồng nhau về vấn đề, hoặc về đối tượng/cộng đồng muốn phục vụ. Có được/có nên để cho những nhóm này cùng nhau triển khai Dự án không? | GCED không cấm hay phản đổi việc các nhóm cộng tác với nhau; ngược lại việc cộng tác giữa những nhóm khác nhau là một việc rất nên làm. Tuy nhiên, nếu để cho 2 nhóm (hoặc nhiều hơn) cộng tác với nhau, thây cô (và chính các nhóm) cần trả lời được một số câu hỏi sau:
| ||||||||||
10 | Có nên để HS tự bỏ tiền túi, hoặc xin PHHS tiền để triển khai Dự án không? | Đây là vấn đề mà thầy cô/cơ sở cần tự quyết định vì việc này có thể sẽ nhạy cảm với một số PHHS (nếu biết con mình phải bỏ tiền để học, hoặc bản thân PHHS phải đưa tiền cho con). Dưới đây là lời khuyên từ PCT:
Dù chọn cách nào đi nữa, thầy cô và cơ sở vẫn hoàn toàn tự chủ với việc này, miễn sao tránh được kịch bản xấu nhất là PHHS nghĩ rằng HS "cần có tiền thì mới học được". | ||||||||||
11 | Các nhóm trong lớp làm Dự án chủ yếu sau tiết học/giờ học, vậy thì có nên dành 6 tiết trên lớp chỉ để các nhóm báo cáo tiến độ (về những gì đã làm) không? | Chưa chắc, vì có rất nhiều công việc mà thầy cô vẫn có thể làm trực tiếp trên lớp với HS (ngoài việc yêu cầu HS báo cáo tiến độ). Một số công việc bao gồm:
| ||||||||||
12 | Nếu phần lớn việc của HS đều diễn ra ở sau tiết học/giờ học, vậy có cần tới 6 tiết trên lớp không? GV có cần thiết phải "vẽ việc" cho HS trong 6 tiết này không? | Như đã nói ở trên, thầy cô có rất nhiều việc để làm với HS, kể cả nếu như HS chủ yếu làm Dự án sau tiết học/giờ học. Không làm trực tiếp trên lớp không có nghĩa là không có gì để làm.
Tuy nhiên, nếu như thầy cô đã làm hết những công việc trên, và thấy là nhóm đã hoàn thành xong Dự án, và đã đạt yêu cầu rồi (hoặc, nếu có thêm thời gian thì cũng không làm được gì hơn), thầy cô có thể cho những nhóm này chuyển qua Chương 6 (đọc thêm mục Một số lưu ý khi HS sắp/đã hoàn thành Dự án Hành động) | ||||||||||
13 | GV phải nói nhiều trong 6 tiết trên lớp để dặn dò/hướng dẫn HS, như vậy có sai không? Có nên để cho các nhóm nói/trình bày nhiều hơn trong lớp không? | Việc thầy cô phải nói nhiều trong lớp KHÔNG có gì sai - thầy cô đang chữa bài, hướng dẫn, và định hướng cho HS, không phải giảng kiến thức mới. Đây là chủ ý của CT GCED, áp dụng cho K1-K12. Nếu như thầy cô nói ít trong lớp, có nghĩa là thầy cô đang bỏ qua rất nhiều cơ hội để hỗ trợ/can thiệp cho các nhóm, và đây là điều mà GCED không mong muốn.
Do đó, thầy cô cũng không cần thiết phải tổ chức những hoạt động mà yêu cầu các nhóm đứng lên thuyết trình, hoặc trao đổi với các nhóm khác nếu như:
| ||||||||||
14 | HS K1-2-3 thì có thể thu thập dữ liệu/bằng chứng gì trong quá trình triển khai? Nên caên hỗ trợ HS như thế nào? | Ở khối lớp nào đi nữa thì HS vẫn cần thu thập dữ liệu/bằng chứng trong quá trình triển khai Dự án Hành động. Những dữ liệu/bằng chứng này sẽ giúp HS trả lời những câu hỏi sau:
Với những mục tiêu trên, dưới đây là cách để HS thu thập dữ liệu/bằng chứng về việc đạt mục tiêu như thế nào:
| ||||||||||
15 | Nên làm gì nếu có nhóm chuyển hướng Dự án, và muốn tới một địa điểm nào đó xa nơi HS ở/xa trường để triển khai Dự án Hành động? | Sẽ có trường hợp mà HS muốn thay đổi đối tượng/cộng đồng mà nhóm muốn phục vụ (và đồng nghĩa với việc thay đổi địa điểm phục vu). Nếu như nhóm này muốn tới một nơi xa, và trước đó thầy cô chưa hề lên kế hoạch, và cũng chưa xin ý kiến BGH về việc này, dưới đây là một số câu hỏi mà thầy cô nên trả lời (theo đúng thứ tự ưu tiên):
Lưu ý rằng nếu như thầy cô không thể đi theo nhóm này (mà có người lớn khác đi kèm), thầy cô nên dặn những công việc cụ thể mà người lớn đi kèm này cần làm (là những công việc mà thầy cô sẽ làm nếu như thầy cô có thể đi cùng HS) | ||||||||||
16 | Tổ chức hoạt động trong lớp như thế nào cho phong phú? | Đây là một câu hỏi sai, vì vốn trong 1 lớp có nhiều nhóm, và mỗi nhóm lại triển khai 1 Dự án khác nhau, với đặc thù khác nhau. Do đó, chắc chắn rằng hoạt động của thầy cô trong lớp không thể giống y hệt nhau ở cả 6 tiết, và trong 1 tiết thầy cô cũng không thể yêu cầu các nhóm triển khai những công việc giống hệt nhau được.
Nếu như vấn đề mà thầy cô quan tâm là "Có sai không nếu tiết học này không có các hoạt động mang tính tương tác cao, hoặc các hoạt động mà HS được nói nhiều (thay vì GV nói)?", thì câu trả lời là KHÔNG. Thầy cô nên đọc lại câu hỏi số 13 (và câu trả lời của PCT). | ||||||||||
17 | Nếu tiết học chỉ dành cho việc triển khai Dự án (VD: tất cả các nhóm cùng làm/chế tạo sản phẩm nào đó) thì có vấn đề gì không? | Về lý thuyết, việc để cho tất cả các nhóm cùng triển khai Dự án trên lớp không phải vấn đề, nếu như:
Tất nhiên, một tiết học như vậy có thể sẽ ồn hơn, khó kiểm soát hơn. Tuy nhiên, đây vốn không phải vấn đề quan trọng về mặt chuyên môn - thầy cô không nên cắt thời gian triển khai thực tế trên lớp của HS chỉ vì những vấn đề này. | ||||||||||
18 | Có phải việc triển khai Dự án sẽ chấm dứt nếu như nhóm đã tạo ra sản phẩm nào đó, và đã gửi/bàn giao tới đối tượng/cộng đồng muốn phục vụ không? | Không - việc triển khai Dự án chỉ được coi là chấm dứt nếu như:
| ||||||||||
19 | Nên làm gì nếu như Dự án của 1 nhóm trong lớp có dấu hiệu sẽ thất bại? | Tùy vào việc thầy cô định nghĩa "thất bại" là gì. Có thể là nhóm này sẽ không thực hiện được đủ các bước đã nêu trong KHHĐ, hoặc có thể mục tiêu của 1 số bước (hoặc phần lớn) không đạt được. Hoặc có thể, thầy cô cho rằng có một số thành viên trong nhóm không đóng góp đủ nhiều/không chịu đóng góp cho tiến độ chung của nhóm, và do đó việc "làm việc nhóm" của nhóm này sẽ thất bại.
Chắc chắn là với những trường hợp "thất bại" như thế này, năng lực của các HS trong nhóm này sẽ không được đánh giá cao. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là thầy cô không có cách nào để giúp các em làm, hoặc học được điều gì đó có ý nghĩa. Nếu xảy ra trường hợp như vậy, thầy cô có thể cân nhắc một số câu hỏi sau:
| ||||||||||
20 | Nếu việc triển khai Dự án của HS không có thay đổi gì so với KHHĐ (không phải làm thêm bước mới, hoặc điều chỉnh các bước có sẵn, không bị chậm về thời gian, v.v.), nhóm có cần đưa ra bằng chứng cho GV không? | Không, nếu như GV nắm rõ thông tin về tiến độ của nhóm này, và có đủ cơ sở để cho rằng.việc triển khai Dự án của nhóm này bám sát những gì đề ra trong KHHĐ.
Nếu không, GV nên hỏi lại HS ở một số mốc nhất định, hoặc sau khi nhóm đã triển khai xong Dự án. |