GCED K10: Tiết 10.19

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 10.19. Các tổ chức đang cộng tác để giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong phổ cập giáo dục như thế nào?
Mục tiêu bài học 10.19.1. Học sinh biết về một số dự án cộng tác giữa các tổ chức để giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong phổ cập giáo dục. 10.19.2. Học sinh hiểu về khó khăn khi triển khai các dự án giảm bất bình đẳng trong phổ cập giáo dục.
Tiêu chí đánh giá 10.19.1. Học sinh mô tả được ít nhất 2 ví dụ về các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội và cộng đồng/chính phủ địa phương đang thực hiện để nâng cao phổ cập giáo dục cho toàn dân. 10.19.2. Học sinh liệt kê được 2 khó khăn gặp phải khi triển khai các dự án giáo dục.
Tài liệu gợi ý Giáo viên có thể tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm.
Một số ví dụ tham khảo:
+ Room to Read: Cộng tác với cộng đồng địa phương, chính phủ, các tổ chức khác để phát triển kỹ năng đọc và viết, thói quen đọc sách cho học sinh cấp 1; hỗ trợ trẻ em nữ hoàn thành cấp 3 với kỹ năng phù hợp để có thể thành công sau khi tốt nghiệp (https://www.roomtoread.org)
+ Teach for Vietnam: kiến tạo một hệ sinh thái giáo dục bền vững thông qua tuyển các sinh viên giỏi người Việt trên toàn cầu về các tỉnh để giảng dạy cấp 1+2 trong 2 năm; xây dựng các hoạt động ngoại khoá nâng cao kỹ năng cho học sinh tại các tỉnh này; phối hợp với chính quyền địa phương và trường học xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành - vườn/farm để học về ứng dụng công nghiệp trong phát triển nông nghiệp (https://www.facebook.com/teachforvietnam/)
Giáo viên có thể tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm.

Một số câu trả lời gợi ý:

- Sự ủng hộ của các nhóm khác chưa cao: Chính phủ chưa có nhu cầu ưu tiên các giải pháp mới; phụ huynh học sinh nghi ngờ tính thiết thực của các dự án giáo dục từ các bên khác; Nhà trường/giáo viên ngại phải làm thêm việc/ thay đổi phương pháp giảng dạy; các bên tư nhân không thấy có nhiều lợi ích để cộng tác cùng

- Sự chồng chéo về mục tiêu và dự án: Có nhiều tổ chức có mục tiêu giống nhau và triển khai các dự án na ná nhau song không cộng tác => phí nguồn lực cũng như tạo ra cạnh tranh không cần thiết, do mỗi dự án đều cần vốn/gây quỹ.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Đã có những tổ chức, những dự án nhằm hỗ trợ xóa bỏ bất bình đẳng trong giáo dục tại Việt Nam và trên thế giới. CHúng ta biết gì về những tổ chức/dự án này?

(5’) RESEARCH thông tin.

  • GV chia  lớp thành những nhóm nhỏ.
  • GV yêu cầu HS sử dụng thiết bị điện tử để tiếp tục tìm kiếm và hoàn chỉnh bài chuẩn bị của mình (Hệ Chuẩn không được sử dụng thiết bị điện tử thì GV có thể linh động giao bài về nhà hoặc đăng kí phòng Lab khi dạy bài này).
  • Mỗi nhóm tìm kiếm 1 tổ chức/dự án hỗ trợ giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
  • Giới thiệu cụ thể về các hoạt động của tổ chức/dự án đã và đang triển khai.
  • Nêu được những thành quả đạt được.

(8’) CHIA SẺ THÔNG TIN:

  • Các nhóm lần lượt chia sẻ những thông tin mà nhóm mình đã tìm được để giới thiệu về tổ chức/dự án.
  • Các HS bên dưới lắng nghe, ghi chú lại những thông tin cần thiết. Đồng thời đặt những câu hỏi làm rõ thêm về các hoạt động của tổ chức/dự án mà các nhóm khác đã giới thiệu.

(2’) GV có thể giới thiệu thêm:

+ Room to Read: Cộng tác với cộng đồng địa phương, chính phủ, các tổ chức khác để phát triển kỹ năng đọc và viết, thói quen đọc sách cho học sinh cấp 1; hỗ trợ trẻ em nữ hoàn thành cấp 3 với kỹ năng phù hợp để có thể thành công sau khi tốt nghiệp (https://www.roomtoread.org)

+ Teach for Vietnam: kiến tạo một hệ sinh thái giáo dục bền vững thông qua tuyển các sinh viên giỏi người Việt trên toàn cầu về các tỉnh để giảng dạy cấp 1+2 trong 2 năm; xây dựng các hoạt động ngoại khoá nâng cao kỹ năng cho học sinh tại các tỉnh này; phối hợp với chính quyền địa phương và trường học xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành - vườn/farm để học về ứng dụng công nghiệp trong phát triển nông nghiệp   (https://www.facebook.com/teachforvietnam/)

+ Tổ chức tình nguyện vì giáo dục - V.E.O

Tổ chức tình nguyện vì giáo dục - V.E.O là một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ về giáo dục tại Việt Nam. Thông qua chương trình giáo dục, tổ chức nhằm gây quỹ để giúp đỡ trẻ em vùng cao, biên giới, những đối tượng gặp khó khăn, những số phận kém may mắn trong cuộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Tổ chức Tình nguyện vì giáo dục không chỉ gắn kết những cơ hội học tập và làm việc của các tình nguyện viên trên toàn thế giới và Việt Nam mà còn phát triển nên một cộng đồng vì lợi ích xã hội. Khi được tham gia vào V.E.O Việt Nam các tình nguyện viên sẽ có cơ hội được cùng nhau có những chuyến đi vô cùng ý nghĩa đến các miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người dân nơi đây.

(Website: http://volunteerforeducation.org/)

+ Câu lạc bộ tình nguyện HOPE

Với slogan “Chăm sóc – yêu thương – chia sẻ”. Tình nguyện Hope hy vọng những bạn trẻ cùng tham gia vào CLB sẽ hết mình giúp đỡ những trẻ em khuyết tật, mồ côi, lang thang cơ nhỡ gặp khó khăn có thể xóa tan đi mặc cảm của bản thân để có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống và tình nguyện viên có thể giúp các em có thêm niềm tin vào cuộc sống và có thể hòa nhập vào cộng đồng.

Link Fanpage: https://www.facebook.com/CLBTinhNguyenHOPE/

+ Giấc mơ Việt Nam

Giấc mơ Việt Nam là tổ chức tình nguyện hoạt động với mục đích nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng của thể hệ trẻ người Việt Nam. Giấc mơ Việt Nam tạo sự trao đổi, gắn kết giữa các thế hệ người trẻ trong nước và quốc tế thông qua các dự án tình nguyện. Sứ mệnh của Giấc mơ Việt Nam chính là đóng góp cho sự phát triển toàn diện của trẻ em Việt Nam qua những lần tổ chức thực hiện những dự án giáo dục hướng tới đối tượng là trẻ em Việt Nam, đặc biệt là những trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu vùng xa. Thông qua những hoạt động xã hội này, Giấc mơ Việt Nam muốn quảng bá hình ảnh mới về Việt Nam một Việt Nam hòa bình, phát triển, và tiến bộ.

Website: http://giacmovietnam.org.vn/

+ WUSC - Tổ chức phi chính phủ hàng đầu của Canada:

Tổ chức hỗ trợ Đại học thế giới Canada là tổ chwusc phi chính phủ hàng đầu của Canada hoạt động hướng tới mục tiêu xây dựng 1 thế giới công bằng và bền vững.

   Mảnh ghép b

Dẫn dắt: Đã có những tổ chức, những dự án nhằm hỗ trợ xóa bỏ bất bình đẳng trong giáo dục tại Việt Nam và trên thế giới. CHúng ta biết gì về những tổ chức/dự án này?

(5’) RESEARCH thông tin.

  • GV chia  lớp thành những nhóm nhỏ.
  • GV yêu cầu HS sử dụng thiết bị điện tử để tiếp tục tìm kiếm và hoàn chỉnh bài chuẩn bị của mình (Hệ Chuẩn không được sử dụng thiết bị điện tử thì GV có thể linh động giao bài về nhà hoặc đăng kí phòng Lab khi dạy bài này).
  • Mỗi nhóm tìm kiếm 1 tổ chức/dự án hỗ trợ giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
  • Giới thiệu cụ thể về các hoạt động của tổ chức/dự án đã và đang triển khai.
  • Nêu được những thành quả đạt được.
  • GV phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 tổ chức được gợi ý bên dưới:
  1. G1: Room to Read
  2. G2: Teach for Vietnam
  3. G3: Câu lạc bộ tình nguyện HOPE
  4. G4: Tổ chức tình nguyện vì giáo dục - V.E.O
  5. G5: Giấc mơ Việt Nam
  6. G6: WUSC - Tổ chức phi chính phủ hàng đầu của Canada

(8’) CHIA SẺ THÔNG TIN:

  • Các nhóm lần lượt chia sẻ những thông tin mà nhóm mình đã tìm được để giới thiệu về tổ chức/dự án.
  • Các HS bên dưới lắng nghe, ghi chú lại những thông tin cần thiết. Đồng thời đặt những câu hỏi làm rõ thêm về các hoạt động của tổ chức/dự án mà các nhóm khác đã giới thiệu.

(2’) GV có thể tham khảo thêm:

+ Room to Read: Cộng tác với cộng đồng địa phương, chính phủ, các tổ chức khác để phát triển kỹ năng đọc và viết, thói quen đọc sách cho học sinh cấp 1; hỗ trợ trẻ em nữ hoàn thành cấp 3 với kỹ năng phù hợp để có thể thành công sau khi tốt nghiệp (https://www.roomtoread.org)

+ Teach for Vietnam: kiến tạo một hệ sinh thái giáo dục bền vững thông qua tuyển các sinh viên giỏi người Việt trên toàn cầu về các tỉnh để giảng dạy cấp 1+2 trong 2 năm; xây dựng các hoạt động ngoại khoá nâng cao kỹ năng cho học sinh tại các tỉnh này; phối hợp với chính quyền địa phương và trường học xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành - vườn/farm để học về ứng dụng công nghiệp trong phát triển nông nghiệp   (https://www.facebook.com/teachforvietnam/)


   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Tuy chúng ta thấy được rất nhiều hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong nỗ lực xóa bỏ những bất bình đẳng trong giáo dục đang tồn tại nhiều nơi. Tuy nhiên, để đạt được những thành công, các tổ chức phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những khó khăn mà các tổ chức này phải đối mặt.

(8’) Tìm kiếm thông tin:

  • GV yêu cầu HS tìm kiếm và tập hợp tất cả những nguồn thông tin phân tích về tình hình khó khăn mà những tổ chức phi chính phủ đang phải đối mặt.
  • GV khuyến khích HS trình bày suy nghĩ về giải pháp giải quyết những khó khăn cho các tổ chức phi chính phủ trong nỗ lực xóa bỏ bất công trong giáo dục
  • PHT gợi ý:
41.png


(10’) Bus stop:

  • Các nhóm hoàn thành xong bài làm của nhóm.
  • Mỗi nhóm để lại 1 HS thuyết trình cho các nhóm khác nghe.
  • Các nhóm khác lần lượt tham quan bào làm của các nhóm khác. Lắng nghe thuyết trình và đặt câu hỏi phản biện.
  • Yêu cầu: cần đảm bảo tất cả HS trong nhóm đều có cơ hội thuyết trình.

(2’) GV nhấn mạnh ý chính

  • Khó khăn:

- Sự ủng hộ của các nhóm khác chưa cao: Chính phủ chưa có nhu cầu ưu tiên các giải pháp mới; phụ huynh học sinh nghi ngờ tính thiết thực của các dự án giáo dục từ các bên khác; Nhà trường/giáo viên ngại phải làm thêm việc/ thay đổi phương pháp giảng dạy; các bên tư nhân không thấy có nhiều lợi ích để cộng tác cùng

- Sự chồng chéo về mục tiêu và dự án: Có nhiều tổ chức có mục tiêu giống nhau và triển khai các dự án na ná nhau song không cộng tác => phí nguồn lực cũng như tạo ra cạnh tranh không cần thiết, do mỗi dự án đều cần vốn/gây quỹ.

   Mảnh ghép b

Dẫn dắt: Tuy chúng ta thấy được rất nhiều hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong nỗ lực xóa bỏ những bất bình đẳng trong giáo dục đang tồn tại nhiều nơi. Tuy nhiên, để đạt được những thành công, các tổ chức phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những khó khăn mà các tổ chức này phải đối mặt.

(5’) Hoàn thành bức tranh:

  • GV yêu cầu HS tìm kiếm và tập hợp tất cả những nguồn thông tin phân tích về tình hình khó khăn mà những tổ chức phi chính phủ đang phải đối mặt.
  • Mỗi khó khăn sẽ được HS ghi nhận trên 1 cánh hoa.
  • PHT gợi ý:
42.png


(8’) Gallery Walk:

  • Các nhóm hoàn thành xong bài làm của nhóm và đính lên bảng.
  • Các nhóm lần lượt di chuyển theo hiệu lệnh của GV để tham quan bài làm của các nhóm khác.
  • Nhóm tham quan sẽ đọc bài làm của nhóm bạn, đánh giá, nhận xét, bổ sung thêm vào bài làm cho nhóm bạn.
  • Quy ước:
  • Nếu thích/đồng ý vói nhóm bạn: để hình ngôi sao.
  • Nếu bổ sung/hản biện: ghi chú băng bút màu đỏ.

(5’) Phản hồi thông tin:

  • Các nhóm ổn định vị trí.
  • GV mời một số nhóm chia sẻ phần bài làm của nhóm mình và phần phản hồi của các nhóm khác đã thể hiện trên sản phẩm.

(2’) GV nhấn mạnh ý chính

  • Khó khăn:

- Sự ủng hộ của các nhóm khác chưa cao: Chính phủ chưa có nhu cầu ưu tiên các giải pháp mới; phụ huynh học sinh nghi ngờ tính thiết thực của các dự án giáo dục từ các bên khác; Nhà trường/giáo viên ngại phải làm thêm việc/ thay đổi phương pháp giảng dạy; các bên tư nhân không thấy có nhiều lợi ích để cộng tác cùng

- Sự chồng chéo về mục tiêu và dự án: Có nhiều tổ chức có mục tiêu giống nhau và triển khai các dự án na ná nhau song không cộng tác => phí nguồn lực cũng như tạo ra cạnh tranh không cần thiết, do mỗi dự án đều cần vốn/gây quỹ.