GCED K10: Tiết 10.21

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 10.21. Làm thế nào để giải quyết xung đột hiệu quả?
Mục tiêu bài học 10.21.1. Học sinh luyện tập việc áp dụng các phương án giải quyết xung đột. 10.21.2. Học sinh trả lời câu hỏi dẫn dắt.
Tiêu chí đánh giá 10.21.1. Học sinh có thể:

- vận dụng ít nhất 1 phương án giải quyết xung đột. - xác đinh 1 điểm đã làm tốt và 1 điểm cần cải thiện sau khi vận dụng.

10.21.2. Câu trả lời của HS phản ánh được phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt chương/lăng kính.
Tài liệu gợi ý Gợi ý cách tổ chức:

Học sinh có thể luyện tập thông qua role-play (đóng kịch) tình huống có sẵn.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Các con đã làm việc nhóm rất nhiều lần. Vì vậy không ít lần có mâu thuẫn. Vậy lúc đó, các con đã giải quyết theo trình tự như thế nào?

(8’) Xây dựng tình huống:

  • GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ.
  • GV yêu cầu mỗi nhóm tái hiện lại một tình huống mâu thuẫn đã xảy ra trong quá trình làm việc nhóm.
  • Sau đó, áp dụng 7 bước giải quyết mâu thuẫn để giải quyết tình huống thực tế.
  • Rút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi người trong việc hợp tác nhóm.
45.png


(10’) Gallery Walk:

  • Các nhóm hoàn thành bài làm của nhóm mình → đính lên bảng
  • GV hướng dẫn các nhóm đi tham quan bài làm của các nhóm khá.
  • Đánh giá bằng hình mặt cười hoặc bổ sung thêm ý kiến vào bài làm cho các nhóm.

(2’) GV nhắc lại quy trình giải quyết xung đột khi hợp tác nhóm.

   Mảnh ghép b

Dẫn dắt: Các con đã làm việc nhóm rất nhiều lần. Vì vậy không ít lần có mâu thuẫn. Vậy lúc đó, các con đã giải quyết theo trình tự như thế nào?

(12’’) Quan sát tình huống trong Clip:

https://www.youtube.com/watch?v=kWohHOkN5pw

  • GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ.
  • GV cho HS xem Clip.
  • GV yêu cầu: Sử dụng 7 bước trong quy trình giải quyết mâu thuẫn để giải quyết tình huống trong Clip.
Tên nhóm: …………………………………………………………. Lớp: ……………

THỰC HÀNH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG HỢP TÁC NHÓM

CÁC BƯỚC THEO TRÌNH TỰ GIẢI THÍCH

.(8’) Bus stop:

  • GV hướng dẫn HS tham gia hoạt động Bus stop.
  • Mỗi nhóm lần lượt để lại 1 HS thuyết trình.
  • Các nhóm lắng nghe và phản hồi thông tin.

(1’) GV nhấn mạnh quy trình giải quyết xung đột trong hợp tác nhóm.


   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Em đã giải quyết chủ đề trọng tâm thông qua Lăng kính “Cộng tác” như thế nào?

(8’) Hệ thống câu trả lời của bạn:

  • GV nhắc lại những câu hỏi của Lăng kính 5 “Cộng tác”.
  • HS hệ thống lại các câu trả lời của mình để đảm bảo mình không bỏ sót bất kì câu hỏi nào quan trọng.
  • GV gợi ý bằng phiếu học tập:
Tên HS: …………………………………………………….. Lớp: ………..

LĂNG KÍNH 5: CỘNG TÁC

CÂU HỎI QUAN TRỌNG CÂU TRẢ LỜI CỦA BẠN
Ai có trách nhiệm giải quyết các vấn đề có liên quan đến phổ cập giáo dục chất lượng?
Các tổ chức đang cộng tác để giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong phổ cập giáo dục như thế nào?
Làm thế nào để giải quyết xung đột hiệu quả?
Qua các quy trình giải quyết xung đột, em thấy mình đã làm tốt điều gì? Điều gì cần cải thiện trong quá trình hợp tác nhóm?
Đánh giá của bạn/của nhóm: ………………………………………………………

(10’) Chia sẻ thông tin:

  • HS hoàn thành phiếu bài tập của mình.
  • GV hướng dẫn HS chia sẻ bài làm với bạn bên cạnh, với các bạn trong nhóm để nhận được đánh giá, nhận xét.
  • GV gọi 1 vài HS chia sẻ phần bài làm của mình trước lớp.

(1’) GV tổng kết những nội dung quan trọng của Lăng kính 5.

   Mảnh ghép b
Dẫn dắt: Em đã giải quyết chủ đề trọng tâm thông qua Lăng kính “Cộng tác” như thế nào?
46.png


(10’) Hoàn thành sơ đồ bàn tay cho Lăng kính 5: CỘng tác

(8’) HS chia sẻ bài làm với bạn/với nhóm để nhận được phản hồi.

(2’) GV chốt lại nội dung chính của Lăng kính 5.