GCED K3: Tiết 3.7
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi + Mục tiêu bài học
Câu hỏi tài liệu | 3.7. Vì sao nhiều người dân tại các quốc gia phát triển trên thế giới lại không có sức khỏe tốt & không được chăm sóc y tế đầy đủ? | |
Mục tiêu bài học | 3.7.1. Học sinh hiểu rằng một quốc gia/khu vực phải có công nghệ và cơ sở vật chất y tế chất lượng thì người dân mới có được sức khỏe tốt. | 3.7.2. Học sinh hiểu vì sao nhiều người dân ở các quốc gia có công nghệ và cơ sở vật chất y tế chất lượng (các quốc gia phát triển) lại chưa có sức khỏe tốt & được chăm sóc y tế đầy đủ. |
Tiêu chí đánh giá | 3.7.1. HS nêu ra được:
- ít nhất 2 lợi ích cho sức khỏe người dân khi sống trong một khu vực/quốc gia có công nghệ và cơ sở vật chất y tế chất lượng. |
3.7.2 Học sinh nêu ra được nếu người dân không được tiếp cận & sử dụng các dịch vụ y tế (dù có chất lượng hay không) thì sẽ không được chăm sóc đầy đủ, dẫn tới việc không có được sức khỏe tốt. |
Tài liệu gợi ý | Định nghĩa về các quốc gia có đặc điểm trên: ít hoặc không có các dịch bệnh đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng con người vì đã được phòng ngừa, người dân được chữa bệnh kịp thời & nhanh chóng, số trường hợp mắc các bệnh hiểm nghèo ngày càng giảm, v.v. | Gợi ý:Nhắc lại câu chuyện Hoa Kỳ, một nước có công nghệ phát triển nhưng nhiều người dân lại không được tiếp cận dịch vụ y tế. Trong khi đó, người dân ở các nước phát triển như Canada hay Phần Lan lại được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng > khỏe mạnh hơn. (Dùng số liệu các ca tử vong có thể tránh được - preventable death) www.healthsystemtracker.org/chart-collection/mortality-rates-u-s-compare-countries/#item-age-adjusted-major-causes-of-mortality-2015www.nationmaster.com/country-info/compare/Canada/United-States/Health |
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
- Câu hỏi dẫn dắt: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau về tình hình sức khỏe và chăm sóc y tế của người dân các nước phát triển & đang phát triển? - (2’) Dự đoán (Ghi nhớ - Bloom 1) + Đội 5/6 người + Mỗi đội viết ra 3 dự đoán về nguyên dẫn đến sự khác biệt trong chăm sóc sức khỏe và y tế của người dân Nhật Bản và Venezuela. (HS đã xem clip tiết trước).
- (8’) Tranh biện (Thông hiểu - Bloom 2) + Tình huống 1: Nếu các nhóm có cùng 3 dự đoán – cho các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến tranh biện (VD cùng dự đoán là Kinh tế, dân số và chính trị (chiến tranh)) + Tình huống 2: Nếu các nhóm không có cùng dự đoán – các nhóm thảo luận nhanh và đưa ra ý kiến bảo vệ dự đoán của nhóm mình. + Đại diện các nhóm lên trình bày – các nhóm khác tranh biện, phản biện (nhóm nào đưa ra được nhiều lí do được các nhóm còn lại thuyết phục thì nhóm đó được công nhận là NHÀ DỰ ĐOÁN TÀI BA)
+ (3’) Sau phần tranh biện của các nhóm, cho HS vote 3 nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong chăm sóc sức khỏe và y tế của người dân Nhật Bản và Venezuela (GV khoanh vào 3 nguyên nhân được vote nhiều nhất – ko có nguyên nhân đúng sai – có thể cho HS giải thích lí do vote) (Thông hiểu - Bloom 2) - (2’) Đánh giá: Hãy nêu 2 - 3 nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong chăm sóc sức khỏe và y tế của người dân Đức và Venezuela (Thông hiểu - Bloom 1) + 2 đến 3 HS nêu
Mảnh ghép b
Hoạt động “Sắm vai”: (2’) Học sinh được chia thành các nhóm 5 - 6 người ( khoảng 4 nhóm).
(3’)Các nhóm thảo luận, phân vai (5’) Từng nhóm trình bày - Hạn chế mỗi nhóm không quá 1’ 30s (3’)- Các nhóm phản biện, phản hồi
(2’) 2-3 lợi ích cho sức khỏe người dân khi sống trong một khu vực/quốc gia có công nghệ và cơ sở vật chất y tế chất lượng. (ít hoặc không có các dịch bệnh đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng con người vì đã được phòng ngừa, người dân được chữa bệnh kịp thời & nhanh chóng, số trường hợp mắc các bệnh hiểm nghèo ngày càng giảm, v.v.) Xác định và kể ra (Bloom 1) một số VD lợi ích cho sức khỏe người dân nhờ hệ thống y tế tốt.
|
Mảnh ghép a
Dẫn dắt: Khi bị ốm, nếu không được khám chữa bệnh thì con người có sức khỏe tốt hay không? - (5’) Thảo luận nhóm: + Nhóm 5/6 + Tên nhóm: Quyết định + Nhiệm vụ: ? Khi con hoặc người thân trong gia đình bị ốm phải đi bệnh viện thì các bác sĩ đã khám, phát hiện ra bệnh và chữa bệnh bằng những dụng cụ gì? (Ghi nhớ - Bloom 1) Hãy kể 5 dụng cụ hoặc máy móc con từng biết. + Các nhóm làm việc – GV cần lưu ý hỗ trợ các nhóm + Các nhóm trình bày – các nhóm khác NX, bổ sung và phản biện. (VD: tai nghe của bác sĩ, máy siêu âm, máy chụp tim phổi, máy chụp cộng hưởng từ, máy đo huyết áp, máy đo nhịp tim,….)
1. Hãy hình dung nếu không có các loại thiết bị, dụng cụ trên thì điều gì sẽ xảy ra? 2. Nếu có các loại dụng cụ, máy móc trên mà không có các bác sĩ giỏi để sử dụng, chẩn đoán bệnh thì những loại thiết bị kia có tác dụng? 3. Theo con, thiết bị y tế quan trọng hay bác sĩ quan trọng? (cả 2) 4. Nếu người dân được các bác sĩ chăm sóc sức khỏe bằng những phương tiện y tế trên thì sẽ mang lại điều gì? 5. Từ những điều chia sẻ trên, các con rút ra điều gì? (Nếu người dân được sử dụng các dịch vụ y tế thì sẽ được chăm sóc đầy đủ, dẫn tới việc có được sức khỏe tốt và ngược lại) 6. Điều này xảy ra ở Việt Nam hay ở đất nước nào trên thế giới nữa? (ở tất cả các quốc gia trên thế giới) - (3’) Đánh giá: Hãy cho biết nếu người dân không sử dụng các dịch vụ y tế (dù có chất lượng hay không) thì sẽ dẫn tới điều gì. (Ghi nhớ - Bloom 1) - Đại diện 2 đến 3 nhóm HS nêu - (2’) Kết nối: Học xong bài này, nếu con hoặc người thân bị ốm thì con nên làm gì? (Ghi nhớ - Bloom 1) (con sử dụng/ khuyên người thân sử dụng đầy đủ các dịch vụ y tế để có sức khỏe tốt)
Mảnh ghép b
GV dẫn dắt: Có phải cứ người dân ở các nước phát triển thì đều được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế tốt hay không? (5’) Trò chơi ôn bài, củng cố kiến thức và liên hệ bài mới? HS xếp thành 2 vòng tròn khép kín, chơi trò chơi chuyền bóng để ôn bài 3.6, các câu hỏi sau:
(5’) HS Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
(3’) GV dẫn dắt, kết nối để HS rút ra bài học: (Mặc dù tình hình kinh tế tốt, hệ thống y tế hiện đại, nhưng nếu không có điều kiện để tiếp cận, cũng sẽ không được thừa hưởng những giá trị đó.) ???: Làm thế nào để tạo điều kiện cho mọi người đều có thể sử dụng được? ( GV dẫn dắt hoặc gợi ý để đưa ra nội dung:
(2’) HS ghi các nội dung cần nhớ vào giấy nhớ để dán vào sổ hành trình học tập.
|