GCED K7: Tiết 7.4

Từ GCED

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 7.4. Đối với BĐKH, vì sao chúng ta đã tới rất gần "điểm không thể quay lại"?
Mục tiêu bài học 7.4.1. HS hiểu được khái niệm của "điểm không thể quay lại" nói chung và "điểm không thể quay lại" trong ngữ cảnh biến đổi khí hậu. 7.4.2. HS giải thích được vì sao chúng ta đang đến rất gần với "điểm không thể quay lại" về biến đổi khí hậu.
Tiêu chí đánh giá 7.4.1.

- HS nêu ra được "điểm không thể quay lại" là thời điểm khi ta không làm một điều gì đó nữa thì ảnh hưởng của nó vẫn tiếp diễn, không dừng lại được.

- HS nêu ra được "điểm không thể quay lại" về biến đổi khí hậu nghĩa là kể cả khi con người không thải ra CO2 hay khí nhà kính nữa thì biến đổi khí hậu vẫn xảy ra.

7.4.2. HS nêu được 2-3 lý do vì sao chúng ta đang đến rất gần với "điểm không thể quay lại" về biến đổi khí hậu.
Tài liệu gợi ý Tài liệu đọc thêm về điểm không thể quay lại của BĐKH:

(1) https://www.scientificamerican.com/article/have-we-passed-the-point-of-no-return-on-climate-change/;

(2) https://www.un.org/press/en/2018/gaef3500.doc.htm

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(3’) Quiz:

HS trình bày quan điểm của mình.

Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về khái niệm “điểm không thể quay lại”? Ví dụ minh họa.

GV định hướng:

  • “điểm không thể quay lại” là điểm khi ta không làm một điều gì đó nữa thì ảnh hưởng của nó vẫn tiếp diễn, không dừng lại được.

(5’)Thảo luận nhanh

GV tiếp tục đặt câu hỏi, HS thảo luận nhóm nhỏ

Câu hỏi: Vậy “điểm không thể quay lại” trong ngữ cảnh biến đổi khí hậu là như thế nào?

GV mời các nhóm trình bày ý kiến

GV định hướng:

  • “điểm không thể quay lại” về BĐKH nghĩa là kể cả khi con người không thải ra CO2 hay khí nhà kính nữa thì BĐKH vẫn xảy ra.

(5’) Xem video

GV cho HS xem video https://www.youtube.com/watch?v=uqjQSO5laIc

(2’) Suy ngẫm:

Theo em “điểm không thể quay lại” là …., “điểm không thể quay lại” về BĐKH nghĩa là …… Nêu ví dụ minh họa

   Mảnh ghép b

(1’) Học sinh sử dụng nhiệm vụ về nhà được giao trong tiết học trước (gồm 01 tài liệu Have we passed the point of no return on climate change và video https://www.youtube.com/watch?v=uqjQSO5laIc kem theo PHT những câu hỏi GV muốn HS tìm hiểu trước thông qua khai thác 02 nguồn tài liệu được cung cấp)

(7’) Học sinh trả lời nhanh:

  • Em hiểu (bloom 2) thế nào là “điểm không thể quay lại”? Lấy 01 ví dụ minh họa.
  • “điểm không thể quay lại” trong ngữ cảnh BĐKH nghĩa là gì (bloom 2)?

Trong quá trình học sinh trả lời, GV có thể khơi gợi thêm cho học sinh bằng những câu hỏi để giúp học sinh mở rộng và đào sâu thêm. Gợi ý ứng dụng các câu hỏi Socrate.

(2’) GV tổng kết lại về khái niệm. Dẫn dắt chuyển sang hoạt động tiếp theo.


   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Chúng ta đang đến rất gần với “điểm không thể quay lại” về biến đổi khí hậu và bây giờ mình sẽ tìm hiểu những lí do chứng minh cho điều đó.

(7’) Thảo luận nhóm:

  • Nêu ra 2-3 lý do (bloom 1) và giải thích được (bloom 2) con người đang tiến gần tới “điểm không thể quay lại” về BĐKH.

(2’) GV gọi 2 - 3 học sinh chia sẻ trước lớp ý kiến của bản thân và phần được bổ sung thêm từ phía bạn cặp đôi của mình.

(1’) GV tổng kết.

   Mảnh ghép b

(1’) Học sinh sử dụng nhiệm vụ về nhà được giao trong tiết học trước (gồm 01 tài liệu Have we passed the point of no return on climate change và video https://www.youtube.com/watch?v=uqjQSO5laIc kem theo PHT những câu hỏi GV muốn HS tìm hiểu trước thông qua khai thác 02 nguồn tài liệu được cung cấp)

(7’) Chia sẻ cặp đôi:

  • Học sinh chia sẻ theo cặp đôi mùa của mình (four season):
    • Nêu ra 2-3 lý do (bloom 1) và giải thích được (bloom 2) con người đang tiến gần tới “điểm không thể quay lại” về BĐKH.
    • Lưu ý: Khi lắng nghe, cần ghi chép lại chia sẻ của bạn để bổ sung làm phong phú thêm cho bài của chính mình.
  • GV chia thời gian linh hoạt sao cho học sinh được chia sẻ với nhiều bạn nhất có thể

(5’) GV gọi 2 - 3 học sinh chia sẻ trước lớp ý kiến của bản thân và phần được bổ sung thêm từ phía bạn cặp đôi của mình.

(2’) GV tổng kết lại.