Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hướng dẫn triển khai online”

Từ GCED
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 307: Dòng 307:
Để thu thập đủ các thông tin cần thiết từ Đề án của HS (đã có sẵn trong Khung Chương trình, thể hiện qua các mục tiêu bài học), thầy cô có thể:
Để thu thập đủ các thông tin cần thiết từ Đề án của HS (đã có sẵn trong Khung Chương trình, thể hiện qua các mục tiêu bài học), thầy cô có thể:


* '''Hỏi trực tiếp HS, và chốt lại thông tin sau mỗi tiết:''' Cách này sẽ phù hợp hơn với HS Tiểu học, đối tượng chưa có khả năng làm việc nhóm tốt & sử dụng các công cụ làm việc online, và có ít tiết học hơn.
*'''Hỏi trực tiếp HS, và chốt lại thông tin sau mỗi tiết:''' Cách này sẽ phù hợp hơn với HS Tiểu học, đối tượng chưa có khả năng làm việc nhóm tốt & sử dụng các công cụ làm việc online, và có ít tiết học hơn.
74745
 
* Thầy cô nên hỏi ý kiến từng nhóm một, tự ghi lại kết luận của nhóm HS, sau đó chốt lại vào cuối mỗi tiết. Những gì thầy cô đã chốt sẽ trở thành nội dung Đề án của từng nhóm.
hầy cô nên hỏi ý kiến từng nhóm một, tự ghi lại kết luận của nhóm HS, sau đó chốt lại vào cuối mỗi tiết. Những gì thầy cô đã chốt sẽ trở thành nội dung Đề án của từng nhóm.
* <br />
 
*Thầy cô nên hỏi ý kiến từng nhóm một, tự ghi lại kết luận của nhóm HS, sau đó chốt lại vào cuối mỗi tiết. Những gì thầy cô đã chốt sẽ trở thành nội dung Đề án của từng nhóm.
*<br />


<br />
<br />

Phiên bản lúc 03:52, ngày 28 tháng 12 năm 2021

Trang này bao gồm một số hướng dẫn/gợi ý để thầy cô triển khai các giai đoạn học tập của GCED từ xa (dạy online), trong trường hợp không thể dạy trực tiếp môn học trên lớp. Do đặc thù của môn học, một số giai đoạn sẽ không thể triển khai như bình thường, mà phải thay đổi hình thức & yêu cầu để phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, hy vọng những hướng dẫn//gợi ý trong trang này sẽ giúp việc dạy học online của thầy cô đạt được hiệu quả cao nhất.


Dưới đây là tóm tắt những điểm thầy cô cần lưu ý khi triển khai online GCED (áp dụng cho mọi giai đoạn) và sẽ .có hiệu lực cho tới khi HS đi học bình thường trở lại.

Về phân phối CT online
  • Phần lớn HS sẽ học GCED 1 tiết online (do GV hướng dẫn), và 1 tiết tự học ở nhà (bằng cách sử dụng LMS) trong mỗi tuần. Đây là thứ tự cố định, không thể thay đổi (tức là thầy cô không thể dạy 2 tiết online trong tuần 1, sau đó cho HS tự học 2 tiết liên tục trong tuần 2).
  • Đối với một số khối lớp nhỏ (K1, K2), các em sẽ chỉ có 1 tiết online (do GV hướng dẫn) trong mỗi tuần
Về yêu cầu học tập của từng giai đoạn Dù có triển khai online hay không, thầy cô vẫn cần giúp HS đạt được mục tiêu của từng bài học. Không nên hạ yêu cầu của CT kể cả khi phải dạy online.
Về mức độ hướng dẫn/can thiệp của thầy cô dành cho HS Tùy theo lứa tuổi/khả năng của HS mà thầy cô sẽ phải cân nhắc việc “cầm tay chỉ việc” nhiều hơn (so với học trực tiếp trên lớp) để đảm bảo các em có thể học tập hiệu quả trong giai đoạn này. Có thể nhiều HS sẽ không có khả năng tự tìm kiếm thông tin/tự học tốt (nhất là HS Tiểu học), do đo thầy cô cần chủ động gửi tài liệu, và giao hướng dẫn cụ thể cho HS


Cần cân nhắc điều kiện/khả năng của HS mình khi học online, từ đó quyết định xem thầy cô nên “lỏng” hay “chặt” với quá trình làm việc của HS, hoặc nên kỳ vọng gì từ chất lượng làm việc của HS, v.v. Một số cân nhắc có thể là:

  • HS có khả năng/điều kiện sử dụng Internet, hoặc truy cập các nguồn thông tin cần thiết không?
  • HS có khả năng làm việc nhóm với các bạn từ xa không?
  • HS có khả năng tự làm việc độc lập không? Có cần GV, hay bố mẹ can thiệp nhiều không?
  • HS có khả năng hiểu được hoàn toàn/phần lớn hướng dẫn từ xa của thầy cô không? Có cần PHHS giúp đỡ phần nào không?
Về việc giao BTVN/hướng dẫn tự học cho HS trên LMS Thầy cô có thể sử dụng những tài liệu/bài viết có sẵn trên Wiki, tuy nhiên cần điều chỉnh lại để phù hợp hơn với HS (vì tài liệu/bài viết trên Wiki vốn được viết cho GV).
Về đánh giá học tập
  • Đối với chương 1, 3, 4, 5, 6: Thông thường, sẽ không có mốc đánh giá nào xảy ra ở cuối những chương này. Tuy nhiên, do đặc thù của việc học online, thầy cô có thể cân nhắc việc đánh giá HS trong & cuối chương bằng các phương pháp đơn giản (hỏi-đáp, BTVN, v.v.) để đảm bảo các em học tập hiệu quả & có được sự nghiêm túc cần thiết khi học.
  • Đối với chương 2, 7: Đây là 2 chương học mà HS sẽ được đánh giá tổng thể (bằng điểm số), từ đó xếp hạng cho cả năm học GCED. Do đó, thầy cô vẫn sẽ tổ chức 2 mốc đánh giá này, tuy nhiên có thể yêu cầu & hình thức đánh giá sẽ khác so với bình thường.

Ngoài ra, WikiGCED đã bao gồm hệ thống chương & bài học cụ thể, bao gồm các mục tiêu bài học để thầy cô biết HS cần đạt được yêu cầu gì ở mỗi tiết (vẫn áp dụng khi dạy online). WikiGCED cũng đi kèm các mảnh ghép hoạt động để thầy cô có được ví dụ về cách đạt các mục tiêu bài học.

Tuy nhiên, khi dạy online, thầy cô chỉ nên bám sát vào mục tiêu bài học trên WikiGCED. Những nội dung khác như tiêu chí đánh giá, tài liệu gợi ý, hay mảnh ghép hoạt động có thể sẽ phải thay đổi để phù hợp hơn với đặc điểm của lớp học của thầy cô.

Ví dụ cho việc sử dụng các nội dung trên WikiGCED trong bối cảnh dạy online

Lấy ví dụ cho tiết 7.2 như sau:


Nếu thầy cô dạy tiết 7.2 online Nếu thầy cô giao nhiệm vụ cho HS tự học, tự tìm hiểu về tiết 7.2
  • Mục tiêu bài học: Tiết này có 2 mục tiêu, và HS cần đạt được cả 2 mục tiêu này. Thầy cô có thể quyết định số phút cần thiết để HS đạt được mỗi mục tiêu trong lớp.
  • Tiêu chí đánh giá: Thầy cô có thể dùng luôn, hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp với lớp mình. VD: thay vì yêu cầu HS "nêu 2 điểm khác nhau giữa biến đổi khí hậu và sự thay đổi thời tiết", thầy cô có thể yêu cầu nhiều hơn, nếu cảm thấy HS vẫn chưa tự tin khi trả lời.
  • Tài liệu gợi ý: Thầy cô nên chọn lọc ra những thông tin quan trọng, cần thiết nhất để cung cấp cho HS (vì thầy cô sẽ không có nhiều thời gian để giảng liền mạch khi dạy online)
  • Mảnh ghép tham khảo: Thầy cô nên đọc để hiểu 1 tiết có thể xảy ra như thế nào, nhưng không nên bê nguyên vào giáo án/bài giảng của mình. VD: mảnh ghép gợi ý 1 hoạt động thảo luận nhóm kéo dài 10', nhưng thực tế dạy online sẽ không cho phép HS ở xa nhau trao đổi lâu tới vậy.
  • Mục tiêu bài học: Tiết này có 2 mục tiêu, và HS cần đạt được cả 2 mục tiêu này. Với 1 số mục tiêu khó, thầy cô có thể cung cấp thêm hướng dẫn/tài liệu gợi ý cho HS.
  • Tiêu chí đánh giá: Thầy cô có thể dùng luôn, hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp với lớp mình. VD: nếu yêu cầu HS "nêu 2 điểm khác nhau giữa biến đổi khí hậu và sự thay đổi thời tiết", HS có thể dễ dàng copy/paste trên mạng, và như vậy sẽ không có nhiều ý nghĩa. Thay vào đó, tiêu chí đánh giá mục tiêu này có thể được nâng lên thành "HS nêu 2 điểm khác nhau, và đưa ra kết luận của bản thân..."
  • Tài liệu gợi ý: Thầy cô không nên cung cấp trực tiếp cho HS, vì những tài liệu này vốn dành cho GV đọc. Thầy cô nên chắt lọc, tóm tắt lại những thông tin quan trọng, cần thiết nhất để cung cấp cho HS (có thể là tài liệu gợi ý, hoặc định hướng tìm hiểu thông tin)
  • Mảnh ghép tham khảo: Thầy cô sẽ không trực tiếp giảng dạy/triển khai những hoạt động này, nhưng vẫn có thể tham khảo để có được ví dụ về những yêu cầu/hướng dẫn cho HS ở nhà.


Những nội dung trên sẽ đủ để thầy cô giảng dạy online và xây dựng tài liệu & hướng dẫn cho HS trên LMS.


Trên đây là những định hướng chung cho việc triển khai online GCED. Phần ở dưới là định hướng/gợi ý triển khai cụ thể cho từng chương học, được chia thành các mục khác nhau. Nếu thầy cô muốn đẩy nhanh tiến độ, hay muốn cắt/gộp nội dung học để hoàn thành một chương bất kỳ trước khoảng thời gian gợi ý, vui lòng liên hệ với Phòng Chương trình để được tư vấn/trao đổi thêm.

🔎 Xem thêm: Timeline học tập để hiểu thêm về các Giai đoạn trong môn GCED


Hướng dẫn/gợi ý triển khai online Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính (Tiết 1 - 21)

Lưu ý:
  • Trước khi đọc hướng dẫn triển khai online Chương 1, thầy cô nên đọc hướng dẫn Chương 1 đã có sẵn trên WikiGCED để hiểu được tinh thần chung của giai đoạn này.
  • HS sẽ có 21 tiết (khoảng 10 tuần) để hoàn thành Chương 1. Nếu thầy cô muốn đẩy nhanh tiến độ, hay muốn cắt/gộp nội dung học để hoàn thành Chương 1 trước 10 tuần này, vui lòng liên hệ với Phòng Chương trình để được tư vấn/trao đổi thêm.


Chương 1 là giai đoạn tập trung nhiều lý thuyết nhất của GCED, cho HS những kiến thức nền tảng cần thiết đề có thể làm Truy vấn Cá nhân (một bài nghiên cứu thứ cấp) trong Chương 2, và làm Dự án Hành động trong các chương học tiếp theo. Những hướng dẫn tiếp theo sẽ tập trung vào việc trả lời một số câu hỏi định hướng quan trọng để thầy cô triển khai Chương 1 hiệu quả. Cụ thể như sau:

Dạy như thế nào cho HS khi giảng dạy online? HS cần đạt những mục tiêu gì?


GCED bắt đầu bằng 1 tiết giới thiệu môn học cho HS. Nếu thầy cô nhận thấy (1) HS lớp mình đã hiểu về tinh thần/cấu trúc, yêu cầu của môn học từ những năm học trước, và (2) trong lớp không có HS mới, chưa từng học GCED, thầy cô có thể không dạy tiết này online, mà chỉ gửi tài liệu để HS đọc (ở nhà) về những điểm cần lưu ý trong suốt 1 năm học GCED. Tài liệu mà thầy cô gửi sẽ đóng vai trò giới thiệu môn học (thay thế cho tiết 1).

Từ tiết 2 trở đi, hầy cô sẽ có 1 tiết online để giảng dạy/hướng dẫn/kiểm tra trực tiếp HS, và 1 tiết ở nhà để HS làm bài tập trên LMS. Đây là thứ tự cố định, không thể thay đổi (tức là thầy cô không thể dạy 2 tiết online trong tuần 1, sau đó cho HS tự học 2 tiết liên tục trong tuần 2).

Trong 1 tuần bất kỳ, thầy cô cần giúp HS đạt được mục tiêu bài học của cả 2 tiết trong tuần đó. Đạt mục tiêu bài học là yêu cầu bắt buộc dành cho HS, và thầy cô không được hạ thấp những yêu cầu này kể cả khi phải dạy online. Việc đạt mục tiêu bài học có thể sẽ khó hơn đối với những tiết HS phải tự học, tự làm bài tập ở nhà. Để giúp HS đạt mục tiêu bài học trong những tiết này, thầy cô có thể cân nhắc 2 cách sau:


Cách 1 (phù hợp hơn với HS Tiểu học)

HS Tiểu học (nhất là HS lớp 1-2-3) thường chưa có khả năng đọc/viết tốt, do đó cũng chưa thể tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả. Ngoài ra, HS cũng chưa có đủ kiến thức xã hội, nên việc tự tìm hiểu về các vấn đề toàn cầu có thể sẽ khó đối với các em.

Dựa trên cân nhắc về những đặc điểm trên của HS, thầy cô có thể thực hiện những bước sau:


  • Ở tiết 2 trong phân phối CT (tiết đầu tiên của Lăng kính 1): thầy cô có thể dạy gộp nội dung của tiết 2 và tiết 3. Tới cuối tiết này, thầy cô nên giao bài tập/nhiệm vụ cho HS để HS tự thực hiện ở tiết sau.

Những bài tập/nhiệm vụ này nên đủ cụ thể, súc tích để HS có thể dễ dàng làm theo. Có thể giao bài tập/nhiệm vụ dưới dạng các câu hỏi cho sẵn để HS trả lời, và những câu hỏi này nên mang tính chất kiểm tra/ôn tập lại kiến thức đã học. Thầy cô cũng có thể cung cấp tài liệu đọc thêm cho HS, trong đó tóm tắt lại những điểm quan trọng nhất mà HS cần lưu ý.

  • Tới tiết 3 (tiết tự học ở nhà của HS): HS sẽ thực hiện bài tập/nhiệm vụ mà GV đã giao. Thầy cô có thể nhờ PHHS chụp lại sản phẩm của HS (nếu HS chưa có khả năng viết tốt), hoặc yêu cầu HS nộp lại sản phẩm.

Sản phẩm/câu trả lời của HS sẽ là bằng chứng cho thấy HS đã đạt mục tiêu bài học của tiết 2 và tiết 3.

  • Ở tiết 4 & tiết 5: Lặp lại như 2 tiết trên. Ngoài ra, kết thúc tiết 5 là kết thúc Lăng kính 1, do đó thầy cô nên yêu cầu HS trả lời thêm câu hỏi dẫn dắt của Lăng kính này.
Cách 2 (phù hợp hơn với HS Trung học)

HS Trung học (lớp 6 trở lên) đã có khả năng tìm kiếm thông tin ở mức độ cơ bản, và cũng đã có lượng kiến thức xã hội xã hội nhất định. Do đó, HS hoàn toàn có thể tự tìm hiểu về các vấn đề toàn cầu ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, HS ở lứa tuổi này có thể sẽ thiếu tập trung & sự nghiêm túc cần thiết, nhất là khi phải học online.

Dựa trên cân nhắc về những đặc điểm trên của HS, thầy cô có thể thực hiện những bước sau:


  • Trước tiết 2: Thầy cô có thể yêu cầu HS đọc trước/tìm hiểu qua về những vấn đề mà thầy cô sẽ dạy ở tiết 2 (tương tự như việc "soạn văn"). Thầy cô có thể cung cấp tài liệu gợi ý & một số câu hỏi định hướng để giúp việc đọc trước được hiệu quả.
  • Ở tiết 2 trong phân phối CT (tiết đầu tiên của Lăng kính 1): thầy cô nên tập trung vào dạy nội dung của tiết 2, và HS cần đạt được mục tiêu bài học của tiết 2. Tới cuối tiết này, thầy cô nên hướng dẫn HS tự học ở tiết sau để HS có khả năng đạt mục tiêu bài học.

Mức độ chi tiết của hướng dẫn tự học này sẽ phụ thuộc vào khả năng của HS, và có thể bao gồm 1 số câu hỏi định hướng cụ thể (cần đạt mục tiêu gì, cần tìm kiếm thông tin gì, ở đâu, v.v.). Thầy cô cũng có thể cung cấp tài liệu đọc thêm cho HS, và có thể tóm tắt lại những điểm quan trọng nhất mà HS cần lưu ý (trong trường hợp thầy cô muốn HS tập trung vào một số thông tin nhất định)

  • Tới tiết 3 (tiết tự học ở nhà của HS): HS sẽ tự tìm hiểu về bài học, dựa trên hướng dẫn/tài liệu gợi ý mà GV cung cấp. Câu trả lời của HS/thông tin HS tìm được sẽ là bằng chứng cho thấy HS đã đạt mục tiêu bài học của và tiết 3.
  • Ở tiết 4 & tiết 5: Lặp lại như 2 tiết trên. Ngoài ra, kết thúc tiết 5 là kết thúc Lăng kính 1, do đó thầy cô nên yêu cầu HS trả lời thêm câu hỏi dẫn dắt của Lăng kính này.


Dù chọn cách nào đi nữa, việc thầy cô phải “cầm tay chỉ việc” nhiều hơn (so với học trực tiếp trên lớp) là hoàn toàn bình thường. Những hướng dẫn/yêu cầu/tài liệu mà thầy cô cung cấp cho HS cần đủ cụ thể, rõ ràng để đảm bảo các em có thể học tập hiệu quả trong giai đoạn này.

Đánh giá HS trong giai đoạn này như thế nào?

Thông thường, sẽ không có mốc đánh giá nào xảy ra ở cuối Chương 1. Tuy nhiên, do đặc thù của việc học online, thầy cô nên cân nhắc việc tổ chức đánh giá cho HS để nắm bắt tình hình học thực tế của các em (đây là khó khăn thường xảy ra khi thầy cô dạy từ xa, không có nhiều cơ hội tiếp xúc với HS). Ngoài ra, việc đánh giá này cũng giúp đảm bảo HS học tập hiệu quả & có được sự nghiêm túc cần thiết khi học.

Trong suốt Chương 1, HS sẽ thường xuyên làm bài tập/trả lời câu hỏi mà GV đưa ra. Thầy cô nên thu thập những sản phẩm/câu trả lời của HS, và tổng hợp lại để biết HS của mình đã đạt mục tiêu bài học hay chưa. Sau mỗi Lăng kính (mỗi 4 tiết), thây cô nên có một bài kiểm tra nhỏ (không tính điểm) để tổng kết lại kiến thức của HS ở Lăng kính đó (tổng cộng 4 bài kiểm tra tất cả). 4 bài kiểm tra này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, tùy vào đặc điểm của HS/lớp học:

  • Hỏi/đáp trực tiếp HS
  • Làm quiz trên LMS
  • Viết 1 bài viết ngắn
  • Điền phiếu câu hỏi do GV phát

Nội dung của 4 bài kiểm tra này nên xoay quanh:

  • Các câu hỏi dẫn dắt của 5 Lăng kính
  • Những mục tiêu bài học mà HS trong lớp thường không đạt được
  • Các kiến thức/thông tin/kỹ năng quan trọng mà HS cần đạt được

Mặc dù những bài kiểm tra này không tính điểm, thầy cô vẫn nên thực hiện, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra kiến thức để HS nghiêm túc thực hiện.


Hướng dẫn/gợi ý triển khai online Chương 2: Xây dựng & Trình bày Truy vấn Cá nhân (Tiết 22 - 31)

Lưu ý:
  • Trước khi đọc hướng dẫn triển khai online Chương 2, thầy cô nên đọc hướng dẫn Chương 2 đã có sẵn trên WikiGCED để hiểu được tinh thần chung của giai đoạn này.
  • HS sẽ có 10 tiết (hoặc 5 tiết, nếu là HS K1-2), tương ứng với khoảng 5 tuần để hoàn thành Chương 2. Nếu thầy cô muốn đẩy nhanh tiến độ, hay muốn cắt/gộp nội dung học để hoàn thành Chương 2 trước 5 tuần này, vui lòng liên hệ với Phòng Chương trình để được tư vấn/trao đổi thêm.

Kết thúc chương 1, HS đã có nền tảng kiến thức nhất định về Chủ đề trọng tâm của khối lớp mình. Tới Chương 2, các em sẽ xây dựng Truy vấn Cá nhân (một bài nghiên cứu thứ cấp). Bài truy vấn này sẽ đào sâu vào một khía cạnh của Chủ đề mà HS tò mò, muốn tìm hiểu thêm. Sau khi đã tìm ra câu trả lời, HS sẽ trình bày Truy vấn Cá nhân của mình cho các bạn HS khác trong lớp.


Ở Chương 1 (vốn thiên về lý thuyết), mỗi bài học đều có những yêu cầu & mục tiêu đặc thù, do đó việc dạy gộp/dạy lướt kiến thức thường không được khuyến khích. Tuy nhiên, Chương 2 lại mở & linh hoạt hơn nhiều, lý do là vì nội dung học tập của giai đoạn này sẽ do HS hoàn toàn quyết đinh. Thay vì dạy kiến thức cho HS, thầy cô chỉ cần đảm bảo HS đã đi qua 3 bước (1) Đặt câu hỏi truy vấn, (2) Nghiên cứu tìm câu trả lời, và (3) Trình bày Truy vấn, và đạt được yêu cầu của mỗi bước này.

Do đó, việc triển khai online chương 2 sẽ không quá khác biệt so với bình thường. Dưới đây là một số việc thầy cô cần lưu ý để dẫn dắt HS đi qua 3 bước trên hiệu quả:

Bước 1: Đặt câu hỏi truy vấn

Đối với HS K1-2

(học online 1 tiết/tuần)

Đối với HS K3 trở lên

(học online 1 tiết, tự học 1 tiết/tuần)

Thầy cô sẽ không có nhiều thời gian để HS đặt câu hỏi trên lớp & nhận xét câu hỏi cho HS. Do đó, thầy cô nên yêu cầu HS nghĩ trước câu hỏi của mình ở nhà, và chữa cho HS khi ở trên lớp.


Để HS có thể đặt câu hỏi truy vấn một cách hiệu quả, thầy cô có thể nhắc lại những kiến thức các em đã học (có thể ôn lại trên lớp, hoặc phát phiếu học tập có sẵn nội dung). Sau đó, thầy cô có thể liệt kê một số mảng kiến thức/vấn đề đáng lưu ý, giúp HS đặt câu hỏi của mình dễ dàng hơn.


Nếu HS mất quá nhiều thời gian để nghĩ ra câu hỏi, hoặc không có khả năng đặt được câu hỏi tốt, thầy cô có thể gợi ý sẵn một số câu hỏi để HS chọn. Tuy nhiên, trong lớp không nên có quá nhiều câu hỏi giống nhau.

Vì HS có 1 tiết tự học ở nhà, thầy cô có thể yêu cầu HS gõ lại câu hỏi qua LMS, sau đó tổng hợp lại danh sách câu hỏi của HS để theo dõi/hỗ trợ các em hiệu quả hơn.


Lưu ý rằng các câu hỏi Truy vấn vẫn cần đạt được những yêu cầu sau:

Liên quan đến chủ đề trọng tâm Các câu hỏi truy vấn phải chứa những từ khóa thuộc chủ đề trọng tâm hoặc liên quan mật thiết đến chủ đề trọng tâm. Thầy cô có thể gợi ý các lĩnh vực nhỏ bên trong chủ đề trọng tâm để HS xác định được câu hỏi của mình.
Có thể trả lời được Cần tránh những câu hỏi nằm ngoài kiến thức thông thường của con người, xoay quanh những giả thuyết/câu hỏi chưa ai chứng minh, hoặc trả lời được. VD, câu hỏi “Chúa có tồn tại không?” là một câu hỏi không trả lời được.
Câu trả lời cho câu hỏi có thể giúp đỡ 1 cộng đồng/nhóm người Vì Truy vấn cá nhân của HS sẽ là tiền đề để thực hiện dự án hành động trong HK2, câu hỏi truy vấn của các em cần xoáy vào 1 vấn đề thực tế, cần có giải pháp cụ thể.
Phạm vi câu trả lời vừa đủ (không quá rộng, không quá hẹp) Đặt một câu hỏi quá rộng, không xác định được 1 khía cạnh nhất định để hỏi sẽ dẫn tới việc HS không trả lời được, hoặc có thể trả lời bằng vô số cách khác nhau.

Ngược lại, câu hỏi của HS cũng không nên quá hẹp, quá rõ ràng và đơn giản. Câu hỏi của HS phải phân tích, tổng hợp thông tin mới trả lời được, cũng như thể hiện được chính kiến/quan điểm của các em. Cần tránh các câu hỏi không cần thực hiện nghiên cứu mà chỉ liệt kê thông tin là trả lời được, hoặc chỉ trả lời có/không là xong.

Câu hỏi thể hiện được cái “riêng” của HS Trong lớp của thầy cô không nên có quá nhiều câu hỏi giống nhau, hoặc chỉ khác nhau một chút về từ ngữ. Giống nhau như vậy có nghĩa là HS có thể chưa tự tin đặt câu hỏi, phải dùng câu của bạn khác, và thầy cô cần rà soát câu hỏi của tất cả HS trong lớp để tránh việc này

Bước 2: Nghiên cứu tìm câu trả lời

Đối với HS K1-2

(học online 1 tiết/tuần)

Đối với HS K3 trở lên

(học online 1 tiết, tự học 1 tiết/tuần)

Vì HS ở lứa tuổi này chưa có khả năng tự tìm hiểu thông tin tốt, thầy cô nên định hướng cho HS về việc:
  • Tìm thông tin ở đâu: Có thể chỉ cần giới hạn ở việc hỏi ý kiến những người thân, có hiểu biết của HS (bố mẹ, anh chị, thầy cô giáo, v.v.)
  • Tim thông tin vào lúc nào: Nếu HS không thể hỏi ý kiến ở nhà, có thể thầy cô sẽ cần dành thời gian trên lớp để HS tìm hiểu thông tin.
Không có lưu ý gì đặc biệt

Bước 3: Trình bày truy vấn

Đối với HS K1-2

(học online 1 tiết/tuần)

Đối với HS K3 trở lên

(học online 1 tiết, tự học 1 tiết/tuần)

Thông thường, HS sẽ có 4 tiết (khoảng 2 tuần) để lần lượt trình bày bài truy vấn cá nhân của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh học online, có thể thầy cô sẽ không có đủ thời gian trên lớp để cho từng em HS lên thuyết trình.


Do đó, thầy cô có thể cân nhắc một trong những cách sau để (1) HS vừa có cơ hội thể hiện bài truy vấn cá nhân, và (2) thầy cô có thể đánh giá tính điểm cho các em:

  • Yêu cầu HS tự quay video: HS có thể nhờ bố mẹ quay lại bài thuyết trình của mình ở nhà, sau đó gửi lại link video cho thầy cô. Tất cả video trong lớp sẽ được tổng hợp lại trên một link để thầy cô & các bạn khác có thể nhận xét, góp ý.
  • Yêu cầu HS nộp bài viết: Thay vì nói, HS sẽ thể hiện toàn bộ bài truy vấn của mình qua 1 bài viết. Chỉ cân nhắc sử dụng cách này nếu thầy cô cảm thấy (1) HS lớp mình có khả năng viết tốt, và (2) không có đủ thời gian để tổ chức thuyết trình, hay xem/quay video.
  • Kết hợp việc thuyết trình online với những cách trên: Để làm được việc này, thầy cô cần phân công rõ ràng HS nào cần thuyết trình online, HS nào thì chỉ cần quay video. Lưu ý rằng những sản phẩm khác nhau cần có cách đánh giá khác nhau để đảm bảo sự công bằng cho HS.


Lưu ý: Dù chọn cách nào đi nữa, thầy cô cũng cần đảm bảo:

  1. Bài trình bày truy vấn cá nhân của HS có đủ: (1) câu trả lời cho câu hỏi truy vấn, (2) tóm tắt quá trình thực hiện nghiên cứu, và (3) suy ngẫm của HS trong và sau khi hoàn thành việc tìm hiểu.
  2. Bài trình bày truy vấn cá nhân của HS nhận được ý kiến đóng góp từ chính thầy cô. Nếu có thể, thầy cô nên cho các bạn khác trong lớp phản hồi, đóng góp ý kiến cho bài trình bày truy vấn cá nhân của HS.

Hướng dẫn/gợi ý triển khai online Chương 3: Định hướng Dự án hành động (Tiết 32 - 38)

Lưu ý:
  • Trước khi đọc hướng dẫn triển khai online Chương 3, thầy cô nên đọc hướng dẫn Chương 3 đã có sẵn trên WikiGCED để hiểu được tinh thần chung của giai đoạn này.
  • HS sẽ có 7 tiết (hoặc 4 tiết, nếu là HS K1-2), tương ứng với khoảng 4 tuần để hoàn thành Chương 3. Nếu thầy cô muốn đẩy nhanh tiến độ, hay muốn cắt/gộp nội dung học để hoàn thành Chương 3 trước 4 tuần này, vui lòng liên hệ với Phòng Chương trình để được tư vấn/trao đổi thêm.

Một số lưu ý đặc biệt khi chuyển tiếp sang HK2

Kết thúc chương 2, mỗi HS đã hoàn thành xong Bài truy vấn Cá nhân của mình, và xác định được được một (hoặc nhiều) khía cạnh của Chủ đề trọng tâm mà mình tò mò, muốn tìm hiểu thêm. Tới Chương 3, những HS có cùng sự tò mò, quan tâm sẽ được ghép nhóm để cùng nhau hành động, cùng triển khai 1 dự án cộng đồng trong HK2.


Có thể thấy, đây chính giai đoạn chuyển tiếp từ HỌC sang LÀM, từ CÁ NHÂN sang NHÓM. Để việc chuyển tiếp này diễn ra suôn sẻ, thầy cô cần lưu ý một số điểm quan trọng sau trước khi triển khai Chương 3:


1. Để chuyển tiếp từ HỌC sang LÀM: Những gì nhóm HS định làm (trong Dự án) phải liên quan tới Chủ đề trọng tâm. Từng có nhiều trường hợp HS làm những Dự án không hề liên quan tới Chủ đề trọng tâm của khối lớp mình (VD: Làm dự án về "tái chế rác thải nhựa", trong khi Chủ đề đang học là "Công lý" hoặc "Phát triển kinh tế bền vững"). Những Dự án như thế này mặc dù không phải không có giá trị, tuy nhiên đều đi lệch hoàn toàn so với nội dung học tập mà HS đã học.


Có 2 trường hợp như sau:

  • Nếu bản thân Truy vấn Cá nhân của HS đã lệch so với Chủ đề trọng tâm: Thầy cô cần yêu cầu HS làm lại Truy vấn Cá nhân. Truy vấn Cá nhân mới này vẫn phải xuất phát từ những câu hỏi/mối quan tâm cụ thể (thể hiện sự tò mò của HS), và cần có câu trả lời rõ ràng (thể hiện rằng HS đã chủ động tìm hiểu về mối quan tâm mới này). HS không cần thiết phải viết lại một bài nghiên cứu ngắn (như đã làm với Truy vấn Cá nhân cũ), nhưng ít nhất Truy vấn cá nhân mới của HS phải đạt được những điều kiện nêu trên.
  • Nếu Truy vấn Cá nhân của HS liên quan tới Chủ đề trọng tâm, nhưng Dự án lại đi lệch hướng: Thầy cô cần yêu cầu HS chọn đề tài Dự án khác. Nếu thầy cô cảm thấy không chắc liệu 1 Dự án bất kỳ có đang bám sát với Chủ đề trọng tâm của khối lớp hay không, vui lòng trao đổi trong nội bộ tổ/khối, hoặc liên hệ với Phòng Chương trình để được tư vấn/trao đổi thêm.


2. Để chuyển tiếp từ CÁ NHÂN sang NHÓM: Những gì nhóm HS định làm (trong Dự án) phải liên quan tới Truy vấn Cá nhân của từng thành viên. Trong điều kiện lý tưởng, một nhóm sẽ bao gồm những HS với Truy vấn Cá nhân tương tự nhau; nếu không, GV có thể chia nhóm dựa vào những tiêu chí khác với mức độ ưu tiên thấp hơn. Tuy nhiên, sau khi đã vào nhóm, đề tài Dự án của nhóm bắt buộc phải liên quan tới Truy vấn Cá nhân của từng thành viên một.


Do đó, khi HS chia nhóm, và nếu cả nhóm định làm gì đó (trong Dự án ở HK2) mà không liên quan tới Truy vấn Cá nhân của 1 HS bất kỳ, thầy cô cần lưu ý HS rằng:

  • HS đó có thể tìm nhóm khác phù hợp hơn. Trong trường hợp không có nhóm nào phù hợp hơn, hoặc HS đó/nhóm HS này không muốn/không thể thay đổi thành viên, cả nhóm nên cân nhắc những ý tưởng hành động phù hợp hơn, có liên quan tới Truy vấn Cá nhân của tất cả thành viên trong nhóm.
  • HS đó có thể đổi Truy vấn Cá nhân của mình (không được khuyến khích), với điều kiện là Truy vấn Cá nhân mới này vẫn xuất phát từ những câu hỏi/mối quan tâm cụ thể (thể hiện sự tò mò của HS), và đã có câu trả lời rõ ràng (thể hiện rằng HS đã chủ động tìm hiểu về mối quan tâm mới này). HS không cần thiết phải viết lại một bài nghiên cứu ngắn (như đã làm với Truy vấn Cá nhân cũ), nhưng ít nhất Truy vấn cá nhân mới của HS phải đạt được những điều kiện nêu trên.


Một lần nữa, nếu thầy cô không chắc chắn về việc gợi ý/hướng dẫn HS xây dựng ý tưởng cho Dự án, vui lòng trao đổi trong nội bộ tổ/khối, hoặc liên hệ với Phòng Chương trình để được tư vấn/trao đổi thêm.


Chương 3 có 2 bước quan trọng: (1) Tạo/chia nhóm,(2) Làm Đề án. Dưới đây là một số việc thầy cô cần lưu ý để dẫn dắt HS đi qua 2 bước trên hiệu quả:

Bước 1: Tạo/chia nhóm

Thông thường, việc chia nhóm cho HS sẽ diễn ra như sau:

  • Khối 1, 2: Giáo viên quyết định hoàn toàn, HS được chia nhóm theo chủ quan của GV.
  • Khối 3, 4, & 5: Giáo viên gợi ý một số cách chia nhóm, HS được lựa chọn trong số những phương án mà giáo viên đưa ra.
  • Khối 6 - 12: HS được tự chọn nhóm dựa trên những yêu cầu bắt buộc của 1 nhóm. GV có thể can thiệp vào quá trình này nếu thấy cần thiết.


Tuy nhiên, trong bối cảnh triển khai online, HS có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tương tác, làm việc với nhau. Ngoài ra, thời gian để HS tự chia nhóm cũng không nhiều so với việc học trên lớp. Để việc chia nhóm cho HS không quá tốn thời gian mà vẫn đạt hiệu quả, thầy cô nên cân nhắc:

  • Nếu HS trong lớp không có khả năng, hoặc không có đủ thời gian để tự tạo nhóm với nhau: Thầy cô nên quyết định sẵn nhóm cho HS. Các nguyên tắc chia nhóm vẫn giữ nguyên như bình thường (đã nêu trong hướng dẫn triển khai Chương 3)
  • Nếu HS trong lớp có khả năng tạo nhóm, nhưng cần thêm hỗ trợ: Thầy cô có thể gợi ý một số cách chia nhóm, và HS được lựa chọn trong số những phương án mà thầy cô đưa ra.
  • Nếu HS trong lớp có khả năng tạo nhóm một cách độc lập: Thầy cô có thể để HS tự chọn nhóm, tuy nhiên sau đó HS cần giải thích vì sao mình lại chọn nhóm này.


Những cân nhắc trên cũng áp dụng với việc thống nhất nội quy nhóm & vai trò của các thành viên. Thầy cô có thể tự quy định sẵn cho HS, hoặc để cho HS tự chủ tùy vào năng lực & thời gian cho phép của lớp mình.

Bước 2: Làm Đề án

Đề án là một bản tóm tắt những gì HS dự định sẽ làm cùng nhau trong HK2 để mang lại giá trị thiết thực cho một nhóm người/cộng đồng nhất định. HS sẽ không đợi tới cuối Chương 3 mới bắt đầu viết Đề án, mà sẽ dần dần hoàn thiện Đề án ngay sau khi vào nhóm. Những gì các em đã thảo luận, và đã thống nhất sẽ được thể hiện trong Đề án của nhóm mình.

Để thu thập đủ các thông tin cần thiết từ Đề án của HS (đã có sẵn trong Khung Chương trình, thể hiện qua các mục tiêu bài học), thầy cô có thể:

  • Hỏi trực tiếp HS, và chốt lại thông tin sau mỗi tiết: Cách này sẽ phù hợp hơn với HS Tiểu học, đối tượng chưa có khả năng làm việc nhóm tốt & sử dụng các công cụ làm việc online, và có ít tiết học hơn.

hầy cô nên hỏi ý kiến từng nhóm một, tự ghi lại kết luận của nhóm HS, sau đó chốt lại vào cuối mỗi tiết. Những gì thầy cô đã chốt sẽ trở thành nội dung Đề án của từng nhóm.

  • Thầy cô nên hỏi ý kiến từng nhóm một, tự ghi lại kết luận của nhóm HS, sau đó chốt lại vào cuối mỗi tiết. Những gì thầy cô đã chốt sẽ trở thành nội dung Đề án của từng nhóm.


Đối với HS K1-2

(học online 1 tiết/tuần)

Đối với HS K3 trở lên

(học online 1 tiết, tự học 1 tiết/tuần)

HS có thể không có khả năng tương tác và làm việc nhóm với nhau hiệu quả, và đây là một việc không tránh khỏi do hạn chế của việc học từ xa.


Nếu thầy cô cảm thấy HS không đủ khả năng làm việc nhóm hiệu quả, thầy cô có thể định hướng, hoặc giao trực tiếp việc cho HS (thay thế cho việc HS tự quyết định trong nhóm).

Vì HS có 1 tiết tự học ở nhà, thầy cô có thể yêu cầu HS gõ lại câu hỏi qua LMS, sau đó tổng hợp lại danh sách câu hỏi của HS để theo dõi/hỗ trợ các em hiệu quả hơn.



Hướng dẫn/gợi ý triển khai online Chương 4: Lập kế hoạch & Chuẩn bị (Tiết 39 - 50)

CẬP NHẬT SAU