Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ thống mục tiêu học tập”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
"Mục tiêu học tập" là kỳ vọng của Chương trình về năng lực mà HS cần đạt được sau một quá trình học tập nhất định. GCED, cũng như những môn học khác sẽ có hệ thống mục tiêu học tập như sau:
"Mục tiêu học tập" là kỳ vọng của Chương trình về năng lực mà HS cần đạt được sau một quá trình học tập nhất định. GCED, cũng như những môn học khác sẽ có hệ thống mục tiêu học tập như sau:


* Chuẩn đầu ra: là mục tiêu học tập của từng khóa, được trình bày dưới hình thức những câu khẳng định ngắn về năng lực cụ thể của học sinh sau một quá trình học nhất định,thường là một năm học
* Chuẩn đầu ra: là mục tiêu học tập của từng khóa, được trình bày dưới hình thức những câu khẳng định ngắn về năng lực cụ thể của học sinh sau một quá trình học nhất định, thường là một năm học.
* Mục tiêu chương: là những câu khẳng định về việc học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong mỗi chương. Năng lực được nêu trong mục tiêu chương sẽ phản ánh Chuẩn đầu ra, và là một trong những (hoặc đôi lúc là tất cả) năng lực mà Chuẩn đầu ra yêu cầu.
* Mục tiêu chương: là những câu khẳng định về việc học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong mỗi chương. Năng lực được nêu trong mục tiêu chương sẽ phản ánh Chuẩn đầu ra, và là một trong những (hoặc đôi lúc là tất cả) năng lực mà Chuẩn đầu ra yêu cầu.
* Mục tiêu bài học: là những câu khẳng định về việc học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong mỗi bài học. Cũng giống như mục tiêu chương, mục tiêu bài học sẽ phản ảnh một phần Chuẩn đầu ra, nhưng đồng thời cũng phản ánh mục tiêu chương (vì bài thuộc phạm vi của chương)
* Mục tiêu bài học: là những câu khẳng định về việc học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong mỗi bài học. Cũng giống như mục tiêu chương, mục tiêu bài học sẽ phản ảnh một phần Chuẩn đầu ra, nhưng đồng thời cũng phản ánh mục tiêu chương (vì bài thuộc phạm vi của chương).




Dòng 62: Dòng 62:
Bộ Chuẩn đầu ra của GCED (hay, các năng lực cụ thể) có thể được tìm thấy ở trên phần mềm Curriculum Mapping, ở giao diện riêng của mỗi khóa. Có 2 loại Chuẩn đầu ra mà thầy cô sẽ thấy:
Bộ Chuẩn đầu ra của GCED (hay, các năng lực cụ thể) có thể được tìm thấy ở trên phần mềm Curriculum Mapping, ở giao diện riêng của mỗi khóa. Có 2 loại Chuẩn đầu ra mà thầy cô sẽ thấy:


* Chuẩn chuyên môn: Là các Chuẩn đầu ra được thiết kế với chủ đích ban đầu cho một môn học (ở đây là của chính GCED). Đây là những yêu cầu về năng lực dành cho HS nội trong môn GCED, và sẽ là loại Chuẩn thầy cô thường xuyên thấy nhất. Những Chuẩn chuyên môn của GCED trong phần mềm Curriculum Mapping có mã là [GCEDx-xxx]. Thầy cô có thể xem danh sách Chuẩn đầu ra của cả 12 khối lớp ở đây: [https://docs.google.com/spreadsheets/d/1Fflh1r7npk90o9ggLHHiVkHEMiSCljWsfXJ4zrR02pU/edit?pli=1#gid=702143521 LINK].  
* Chuẩn chuyên môn: Là các Chuẩn đầu ra được thiết kế với chủ đích ban đầu cho một môn học (ở đây là của chính GCED). Đây là những yêu cầu về năng lực dành cho HS nội trong môn GCED, và sẽ là loại Chuẩn thầy cô thường xuyên thấy nhất. Những Chuẩn chuyên môn của GCED trong phần mềm Curriculum Mapping có mã là [GCEDx-xxx].
* Chuẩn liên môn: Là các Chuẩn đầu ra được “mượn” từ các môn học khác nhau mà có thể được dạy và củng cố trong GCED. Mỗi khóa GCED đều có một danh sách các Chuẩn như vậy (được gọi là “bộ Chuẩn liên môn”, là danh sách tách rời so với Chuẩn chuyên môn). GCED "mượn" Chuẩn liên môn từ các môn CLISE, Công nghệ Thông tin, Lịch sử & Địa lý.
* Chuẩn liên môn: Là các Chuẩn đầu ra được “mượn” từ các môn học khác nhau mà có thể được dạy và củng cố trong GCED. Mỗi khóa GCED đều có một danh sách các Chuẩn như vậy (được gọi là “bộ Chuẩn liên môn”, là danh sách tách rời so với Chuẩn chuyên môn). GCED "mượn" Chuẩn liên môn từ các môn CLISE, Công nghệ Thông tin, Lịch sử & Địa lý.


Dòng 93: Dòng 93:


Năng lực trong MTC có thể được rèn luyện ở bài khác nhau, tuy nhiên năng lực trong MTB chỉ có thể được rèn luyện ở trong phạm vi bài đó. MTC và MTB đều có thể rèn luyện một khía cạnh năng lực nhất định của Chuẩn đầu ra. Có thể xem thông tin này ở giao diện chương/bài bằng cách di chuột vào những dòng liên kết của mỗi MTC/MTB (hình ở trên).
Năng lực trong MTC có thể được rèn luyện ở bài khác nhau, tuy nhiên năng lực trong MTB chỉ có thể được rèn luyện ở trong phạm vi bài đó. MTC và MTB đều có thể rèn luyện một khía cạnh năng lực nhất định của Chuẩn đầu ra. Có thể xem thông tin này ở giao diện chương/bài bằng cách di chuột vào những dòng liên kết của mỗi MTC/MTB (hình ở trên).
== Các động từ thường xuất hiện trong các mục tiêu học tập ==
Dưới đây là mô tả ngắn gọn về một số động từ (hay yêu cầu về năng lực cần đạt được) thường xuất hiện trong các mục tiêu học tập của GCED:
* '''Hiểu/Nhận biết:''' Những mục tiêu học tập đi kèm với động từ "hiểu/nhận biết" thường có dạng "Hiểu rằng A quan trọng với con người" hay "Nhận biết một số đặc điểm của B". GV sẽ là người giới thiệu A và B cho HS, HS không cần tự nêu/xác định.
* '''Nêu/Liệt kê/Xác định/Chọn:''' HS sẽ không làm động tác gì phức tạp, mà chỉ kể lại/nhắc lại những gì mình quan sát được, hoặc được GV hướng dẫn. Tuy nhiên, HS vẫn phải tự mình đưa ra được thông tin.
* '''Mô tả:''' HS không chỉ dừng lại ở việc nêu/liệt kê các sự vật/hiện tượng, mà sẽ mô tả những đặc điểm, cấu phần, lợi & hại, v.v. của những sự vật/hiện tượng này.
* '''Giải thích:''' HS cần mô tả kỹ một sự vật/hiện tượng bất kỳ, sau đó đưa ra lý do cho nhận xét, đánh giá của bản thân về sự vật/hiện tượng này (đi kèm với bằng chứng cụ thể).
* '''Phân tích:''' HS cần mô tả một sự vật/hiện tượng bất kỳ, sau đó đưa ra các tiêu chí mà bản thân sẽ sử dụng để nhận xét, đánh giá sự vật/hiện tượng này. Với mỗi tiêu chí, HS sẽ đưa ra lý do của bản thân khi nhận xét, đánh giá (đi kèm với bằng chứng cụ thể).
== Một số hiểu nhầm khi giải nghĩa mục tiêu học tập ==

Phiên bản lúc 08:08, ngày 15 tháng 7 năm 2024

"Mục tiêu học tập" là kỳ vọng của Chương trình về năng lực mà HS cần đạt được sau một quá trình học tập nhất định. GCED, cũng như những môn học khác sẽ có hệ thống mục tiêu học tập như sau:

  • Chuẩn đầu ra: là mục tiêu học tập của từng khóa, được trình bày dưới hình thức những câu khẳng định ngắn về năng lực cụ thể của học sinh sau một quá trình học nhất định, thường là một năm học.
  • Mục tiêu chương: là những câu khẳng định về việc học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong mỗi chương. Năng lực được nêu trong mục tiêu chương sẽ phản ánh Chuẩn đầu ra, và là một trong những (hoặc đôi lúc là tất cả) năng lực mà Chuẩn đầu ra yêu cầu.
  • Mục tiêu bài học: là những câu khẳng định về việc học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong mỗi bài học. Cũng giống như mục tiêu chương, mục tiêu bài học sẽ phản ảnh một phần Chuẩn đầu ra, nhưng đồng thời cũng phản ánh mục tiêu chương (vì bài thuộc phạm vi của chương).


Có thể thấy, những mục tiêu học tập lớn & nhỏ này có sự liên kết với nhau, đạt mục tiêu nhỏ sẽ giúp đạt được các mục tiêu lớn hơn của mỗi khóa học. Việc tập trung vào rèn luyện những mục tiêu học tập này (thay vì tập trung vào việc giảng kiến thức, hoặc yêu cầu HS nhớ kiến thức) chính là cốt lõi của việc dạy học theo Chuẩn đầu ra mà Vinschool đang theo đuổi.

Lưu ý: Yêu cầu của tất cả mục tiêu học tập sẽ tương đương một mức tối thiểu về năng lực chuyên môn mà Chương trình mong muốn học sinh đạt được ở mỗi khóa. Đây là những tiêu chuẩn đại trà cho những gì Chương trình coi là “năng lực đại cương” ở mọi lứa tuổi, cần thiết cho sự thành công của học sinh GCED. Và cũng vì tính đại trà này, các mục tiêu học tập này không nói lên tiềm năng phát triển xa hơn của một học sinh.

Do đó, khi nhìn vào một Chuẩn đầu ra/mục tiêu chương/mục tiêu bài học bất kỳ, thầy cô cần nhớ rằng đây là yêu cầu tối thiểu mà HS cần đạt được, không phải yêu cầu về một mức trần lý tưởng mà chỉ một số HS giỏi mới có thể đạt được. Nếu HS có khả năng hoàn thành các mục tiêu học tập trong khoảng thời gian ngắn hơn dự kiến của chương trình, GV có trách nhiệm thúc đẩy HS đi xa hơn vậy bằng cách đưa ra những mục tiêu học tập khác nâng cao, thử thách hơn phù hợp với khả năng của các em

Bộ Chuẩn đầu ra của GCED

Các mạch năng lực (các nhóm Chuẩn đầu ra) của GCED

Nếu như mỗi Chuẩn đầu ra là một năng lực cụ thể, thì một nhóm Chuẩn đầu ra (với năng lực tương tự nhau) được goi là một mạch năng lực. Bộ Chuẩn đầu sẽ tồn tại các “mạch chính”, và trong các mạch chính có những “mạch phụ” khác nhau.

Dưới đây là danh sách mạch chính & mạch phụ của GCED (thầy cô cũng có thể xem những nội dung này trong giao diện môn học trên phần mềm Curriculum Mapping

Tên mạch chính Tên mạch phụ Mô tả mạch
[A] Truy vấn Mạch năng lực Truy vấn rèn luyện cho HS khả năng phân tích những kiến thức, thông tin mới thông qua những Lăng kính đa chiều của một Công dân Toàn cầu. HS cũng có cơ hội kiến tạo ra những thông tin mới từ kiến thức của bản thân, qua việc đặt câu hỏi & tìm câu trả lời. Việc nghiên cứu có thể hướng tới việc tìm ra giải pháp cho một vấn đề, hoặc chỉ đơn giản để thỏa mãn sự tò mò của HS.
[Aa] Phân tích vấn đề qua 5 Lăng kính HS sẽ rèn luyện khả năng nhìn nhận mọi thông tin, mọi vấn đề qua các Lăng kính Tư duy Toàn cầu, Tư duy Hệ thống, Tư duy Phản biện, Đổi mới & Sáng tạo và Cộng tác.
[Ab] Đặt câu hỏi & Nghiên cứu HS có thể đặt câu hỏi về những Chủ đề trọng tâm mình đã học, từ đó phát triển sự tò mò trong mọi khía cạnh của của cuộc sống. Tiếp theo, HS sẽ thực hiện nghiên cứu cá nhân, với mục đích cuối cùng là trả lời được bất cứ câu hỏi nào mình quan tâm. Những kỹ năng nghiên cứu bao gồm thu thập dữ liệu/nguồn liên quan, phân tích tính khách quan/chính xác của dữ liệu, chọn lọc và sắp xếp câu trả lời của mình.
[B] Hành động Mạch năng lực Hành động bao gồm những kỹ năng hữu ích cho việc hành động thực tế, hướng tới những đối tượng/cộng đồng nhất định. Những kỹ năng này sẽ được áp dụng trong bối cảnh một nhóm gồm nhiều thành viên khác nhau, do đó khả năng làm việc nhóm cũng được lồng ghép để HS có thể hành động thành công, cùng nhau mang lại kết quả mong muốn.
[Ba] Điều tra nhu cầu & Lập kế hoạch HS lập nhóm để bắt đầu hành động, chọn ra những thành viên có cùng sự tò mò, cùng nét tương đồng với mình. Sau đó, HS sẽ cùng điều tra tính thiết thực của việc phục vụ cộng đồng & kiểm chứng lại mục tiêu hành động. Ngoài ra, HS có thể lập kế hoạch hành động cho dự án của mình, biết cân nhắc những yếu tố quan trọng như khả năng đóng góp của mỗi thành viên, công cụ theo dõi tiến độ, nguồn lực bên ngoài, v.v.
[Bb] Triển khai HS biến kiến thức đã học, những gì mình đã chuẩn bị trở thành hành động thực tế. Kỹ năng HS cần thể hiện bao gồm việc bám sát kế hoạch đã đề ra, thích nghi với những thay đổi & sự cố có thể phát sinh, đồng thời biết nhìn lại những gì mình đã làm để rút kinh nghiệm.
[C] Truyền thông & Suy ngẫm Mạch năng lực Truyền thông & Suy ngẫm bao gồm những kỹ năng cần thiết để HS thể hiện năng lực & sản phẩm mình làm ra với những người khác. Ngoài ra, HS cũng có khả năng tự nhìn lại trải nghiệm học của mình, xác định những điểm mình đã làm tốt & cần cải thiện để rút ra bài học cho bản thân.
[Ca] Truyền thông HS có khả năng trình bày, giải thích bằng văn bản, hoặc trực tiếp nói ra những gì mình đã tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm. Đây là những kỹ năng quan trọng để HS chứng minh được tính hiệu quả và đúng đắn của những gì mình và mọi người đã làm, từ đó nhận được sự ủng hộ & thấu hiểu từ những người khác.
[Cb] Suy ngẫm HS có thể nhớ lại và tự đánh giá những gì mình và mọi người đã làm được, đồng thời kiểm chứng lại những giả định, những kiến thức mình đã học từ trước. Suy ngẫm về những kiến thức/trải nghiệm có sẵn sẽ giúp HS đưa ra các ý tưởng mới, từ đó tiếp tục suy nghĩ, tìm hiểu, và thử nghiệm. Ngoài ra, HS cũng có thể tạo ra các mối liên hệ từ việc học GCED với những gì đang xảy ra trước mắt, cũng như với các khái niệm lớn hơn, bao quát hơn.

Các Chuẩn đầu ra của GCED

Bộ Chuẩn đầu ra của GCED (hay, các năng lực cụ thể) có thể được tìm thấy ở trên phần mềm Curriculum Mapping, ở giao diện riêng của mỗi khóa. Có 2 loại Chuẩn đầu ra mà thầy cô sẽ thấy:

  • Chuẩn chuyên môn: Là các Chuẩn đầu ra được thiết kế với chủ đích ban đầu cho một môn học (ở đây là của chính GCED). Đây là những yêu cầu về năng lực dành cho HS nội trong môn GCED, và sẽ là loại Chuẩn thầy cô thường xuyên thấy nhất. Những Chuẩn chuyên môn của GCED trong phần mềm Curriculum Mapping có mã là [GCEDx-xxx].
  • Chuẩn liên môn: Là các Chuẩn đầu ra được “mượn” từ các môn học khác nhau mà có thể được dạy và củng cố trong GCED. Mỗi khóa GCED đều có một danh sách các Chuẩn như vậy (được gọi là “bộ Chuẩn liên môn”, là danh sách tách rời so với Chuẩn chuyên môn). GCED "mượn" Chuẩn liên môn từ các môn CLISE, Công nghệ Thông tin, Lịch sử & Địa lý.


Mỗi Chuẩn đầu ra sẽ đi kèm tên (là yêu cầu về năng lực), và đôi lúc sẽ đi kèm theo mô tả/diễn giải cho Chuẩn đầu ra này (hướng dẫn cách hiểu, hoặc gợi ý cách đạt được Chuẩn đầu ra này). Luôn đọc nội dung của Chuẩn đầu ra, cũng như mô tả/diễn giải để hiểu chính xác năng lực được yêu cầu ở đây là gì.

Năng lực trong Chuẩn đầu ra có thể được rèn luyện ở những chương, bài khác nhau. Có thể xem thông tin này ở giao diện khóa bằng cách di chuột vào những dòng liên kết của mỗi Chuẩn đầu ra (hình bên cạnh).Càng liên kết nhiều, có nghĩa là Chuẩn đầu ra này càng được rèn luyện nhiều trong phạm vi khóa học này.

Ví dụ về một Chuẩn đầu ra của GCED

VD:

Chuẩn đầu ra: [GCED1-Ba1] Xác định một đối tượng/cộng đồng đang chịu ảnh hưởng của vấn đề đã chọn

Mô tả/diễn giải: Ở khối lớp này, sau khi đã xác định được 1 vấn đề mà mình muốn giải quyết, HS cần tìm ra 1 đối tượng/cộng đồng có nhu cầu cần được giải quyết vấn đề này. HS chưa cần giải thích vì sao lại chọn đối tượng/cộng đồng này.


Sau khi đọc câu Chuẩn đầu ra, cũng như mô tả/diễn giải của Chuẩn này, thầy cô sẽ rút ra được kết luận rằng:

  • Chuẩn đầu ra này yêu cầu HS phải tự xác định được một đối tượng (có thể là cá nhân, hoặc một nhóm người nào đó), hoặc một cộng đồng người (ở một khu vực nhất định) đang chịu ảnh hưởng của vấn đề (mà HS đã xác định từ trước đó, có thể là vì 1 Chuẩn đầu ra khác đã yêu cầu như vậy)
  • HS sẽ không cần nói lý do vì sao mình lại chọn đối tượng/cộng đồng này. Có thể HS chỉ đơn thuần nghĩ rằng "đối tượng/cộng đồng này đang gặp vấn đề", và GV có thể không cần hỏi để kiểm tra suy nghĩ này của HS.
  • Đây là yêu cầu ở mức tối thiểu, và nếu HS có thể giải thích được lý do hợp lý (tức vượt qua yêu cầu trong Chuẩn đầu ra) thì là một điều rất tốt. Tuy nhiên, không nên, và cũng không cần kỳ vọng HS làm như vậy

Mục tiêu chương (MTC) và mục tiêu bài học (MTB)

Ví dụ về một MTB của GCED

Có thể xem danh sách MTC của GCED ở từng chương, trong mỗi khóa. Tương tự, xem danh sách MTB của GCED ở mỗi bài, trong mỗi khóa.

Giống như Chuẩn đầu ra, MTC và MTC cũng có thể có diễn giải/mô tả, trong đó nêu rõ cách hiểu, hoặc cách giúp HS đạt được MTC/MTB này. Do đó, luôn đọc nội dung của MTC/MTB, cũng như mô tả/diễn giải để hiểu chính xác năng lực được yêu cầu ở đây là gì.

Ngoại trừ những MTC/MTB có yêu cầu cụ thể về số lượng/tần suất (VD: HS nêu được ít nhất 2 ý tưởng để giải quyết vấn đề), ngoài ra MTC/MTB sẽ không quy định quá chặt về việc HS phải làm được thao tác A, hoặc tạo ra được sản phẩm B bao nhiêu lần. Những thông tin này sẽ do GV quyết định, tùy vào năng lực của HS trong lớp.

Năng lực trong MTC có thể được rèn luyện ở bài khác nhau, tuy nhiên năng lực trong MTB chỉ có thể được rèn luyện ở trong phạm vi bài đó. MTC và MTB đều có thể rèn luyện một khía cạnh năng lực nhất định của Chuẩn đầu ra. Có thể xem thông tin này ở giao diện chương/bài bằng cách di chuột vào những dòng liên kết của mỗi MTC/MTB (hình ở trên).

Các động từ thường xuất hiện trong các mục tiêu học tập

Dưới đây là mô tả ngắn gọn về một số động từ (hay yêu cầu về năng lực cần đạt được) thường xuất hiện trong các mục tiêu học tập của GCED:

  • Hiểu/Nhận biết: Những mục tiêu học tập đi kèm với động từ "hiểu/nhận biết" thường có dạng "Hiểu rằng A quan trọng với con người" hay "Nhận biết một số đặc điểm của B". GV sẽ là người giới thiệu A và B cho HS, HS không cần tự nêu/xác định.
  • Nêu/Liệt kê/Xác định/Chọn: HS sẽ không làm động tác gì phức tạp, mà chỉ kể lại/nhắc lại những gì mình quan sát được, hoặc được GV hướng dẫn. Tuy nhiên, HS vẫn phải tự mình đưa ra được thông tin.
  • Mô tả: HS không chỉ dừng lại ở việc nêu/liệt kê các sự vật/hiện tượng, mà sẽ mô tả những đặc điểm, cấu phần, lợi & hại, v.v. của những sự vật/hiện tượng này.
  • Giải thích: HS cần mô tả kỹ một sự vật/hiện tượng bất kỳ, sau đó đưa ra lý do cho nhận xét, đánh giá của bản thân về sự vật/hiện tượng này (đi kèm với bằng chứng cụ thể).
  • Phân tích: HS cần mô tả một sự vật/hiện tượng bất kỳ, sau đó đưa ra các tiêu chí mà bản thân sẽ sử dụng để nhận xét, đánh giá sự vật/hiện tượng này. Với mỗi tiêu chí, HS sẽ đưa ra lý do của bản thân khi nhận xét, đánh giá (đi kèm với bằng chứng cụ thể).

Một số hiểu nhầm khi giải nghĩa mục tiêu học tập