Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K1: Tiết 1.19”
Không có tóm lược sửa đổi Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017 |
Không có tóm lược sửa đổi |
||
Dòng 16: | Dòng 16: | ||
|'''Tài liệu gợi ý''' | |'''Tài liệu gợi ý''' | ||
|'''Gợi ý:''' Các bạn có thể đi thực tế ở trường, thấy cùng trong trường nhưng sẽ có cô bán trú, chú bảo vệ, cô chú đầu bếp, họ có điểm chung và cũng có điểm khác nhau. Các thầy cô dạy lớp em, hay các bạn trong lớp cũng vậy. | |'''Gợi ý:''' Các bạn có thể đi thực tế ở trường, thấy cùng trong trường nhưng sẽ có cô bán trú, chú bảo vệ, cô chú đầu bếp, họ có điểm chung và cũng có điểm khác nhau. Các thầy cô dạy lớp em, hay các bạn trong lớp cũng vậy. | ||
| | |Gợi ý: Khi trang trí, dọn dẹp lớp học, mỗi bạn có một vai trò riêng. Khi làm việc nhà, mỗi người ở nhà cũng sẽ có vai trò riêng. | ||
|- | |- | ||
|'''Mảnh ghép tham khảo''' | |'''Mảnh ghép tham khảo''' |
Phiên bản lúc 03:25, ngày 18 tháng 10 năm 2019
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi + Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 1.19. Trong một nhóm có thể có những điểm giống/khác biệt gì? Vai trò của những người khác nhau có gì khác nhau? | |
Mục tiêu bài học | 1.19.1. Học sinh đưa ra những điểm giống và khác nhau giữa các thành viên trong một nhóm/tập thể. |
1.19.2. Học sinh hiểu rằng nhóm có thể cần những vai trò khác nhau, và sự khác biệt có thể quyết định vai trò đó, hoặc giúp mỗi người làm tốt vai trò của mình hơn theo cách riêng. |
Tiêu chí đánh giá | 1.19.1. Học sinh đưa ra được 3 điểm giống nhau và 3 điểm khác nhau giữa các thành viên trong 1 nhóm/tập thể. Lưu ý: Có sự tương đồng với 1.6.1, nhưng đi sâu hơn vào những thành viên cụ thể, và lúc này học sinh cũng đã quen hơn với việc liệt kê, so sánh. Có thể chọn nhóm khác với nhóm đã làm trong bài 1.6. |
1.19.2. Học sinh chỉ ra được vai trò khác nhau của mỗi thành viên trong 1 tập thể/1 việc chung mình từng tham gia. |
Tài liệu gợi ý | Gợi ý: Các bạn có thể đi thực tế ở trường, thấy cùng trong trường nhưng sẽ có cô bán trú, chú bảo vệ, cô chú đầu bếp, họ có điểm chung và cũng có điểm khác nhau. Các thầy cô dạy lớp em, hay các bạn trong lớp cũng vậy. | Gợi ý: Khi trang trí, dọn dẹp lớp học, mỗi bạn có một vai trò riêng. Khi làm việc nhà, mỗi người ở nhà cũng sẽ có vai trò riêng. |
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
(4’) HS chơi trò chơi: “Kết nhóm.” HS hô: Kết mấy? Kết mấy? GV đáp: Kết 3 HS tạo thành nhóm theo số lượng GV hô. Sau đó, các thành viên trong nhóm nêu (Bloom 1) 1 điểm giống nhau và 1 điểm khác nhau giữa các thành viên trong nhóm. GV hỏi 2 - 3 nhóm. (GV tiếp tục trò chơi 2 - 3 lượt tương tự như vậy tùy vào thời gian) (5’) HS ngồi Circle Time: nêu (Bloom 1) 3 điểm giống nhau và 3 điểm khác nhau giữa các thành viên trong 1 nhóm/ tập thể. (1’) HS suy ngẫm, biết cách so sánh (Bloom 2) để thấy được điểm giống và khác giữa mọi người với nhau.
Mảnh ghép b
(2’) Nêu (Bloom 1) 3 điểm giống nhau và 3 điểm khác nhau giữa các thành viên trong cùng 1 nhóm/ tập thể. (Trong lớp, trong gia đình,...) (5’) HS vẽ/ viết vào Phiếu (Trong Tài liệu bổ trợ) (2’) HS chia sẻ (Bloom 1) trước lớp. HS khác bổ sung. (1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2) trong 1 nhóm/ tập thể có những điểm giống nhau và có cả những điểm khác nhau.
|
Mảnh ghép a
(10’) Tổ chức cho HS chuyến hành trình khám phá các thành viên trong nhà trường và chỉ ra (Bloom 1) vai trò của mỗi người: chú bảo vệ, cô lao công, cô chú đầu bếp, thầy cô giáo nước ngoài, thầy giám thị,... (VD: cô chú đầu bếp tạo ra những món ăn ngon, cô lao công giúp trường lớp sạch sẽ,...) (4’) HS trở về lớp, hỏi thêm HS: nếu đổi vai trò của mọi người cho nhau có được không? Giải thích lí do. (Bloom 2) (1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2) trong 1 nhóm/ tập thể cần có những vai trò khác nhau.
Mảnh ghép b
(7’) GV đưa bức tranh có nhiều người với những ngành nghề khác nhau: bác sĩ, công an, đầu bếp, lính cứu hỏa,... (Tham khảo trong Tài liệu bổ trợ; GV có thể lựa chọn những ngành nghề khác). HS đặt câu hỏi tìm hiểu bức tranh. (Bloom 2) Những người trong hình làm nghề gì? Đặt câu hỏi truy vấn. VD: Bác sĩ có thể làm thay công việc của lính cứu hỏa không? Vì sao? (Bloom 2) (7’) 2 bạn tạo thành 1 nhóm đặt câu hỏi - trả lời. Rút ra được nhận xét: Mỗi người có 1 vai trò khác nhau không thể thay thế. Trong 1 nhóm/ tập thể cũng vậy. Sự khác biệt sẽ giúp mỗi người làm tốt vai trò của mình theo cách riêng. (1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2) trong 1 nhóm/ tập thể cần có những vai trò khác nhau.
|