Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K5: Tiết 5.18”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 156: Dòng 156:
|
|
|}
|}
[[Thể loại:GCED]]
[[Thể loại:Nội dung dạy học cho 12 khối]]
[[Thể loại:GCED Khối 5]]

Phiên bản lúc 09:55, ngày 30 tháng 10 năm 2019

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 5.18: Ai là người xây dựng và bảo vệ công lý?
Mục tiêu bài học 5.18.1. HS hiểu được mỗi cá nhân đều có vai trò, trách nhiệm nhất định trong việc xây dựng và thực thi công lý. 5.18.2. HS hiểu rằng cộng tác là không thể thiếu trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công lý.
Tiêu chí đánh giá 5.18.1. HS nêu được:

- Một tập thể/ cơ quan xây dựng luật pháp như quốc hội; người viết luật; ... ; một tập thể/ cơ quan bảo vệ luật pháp như công an, luật sư, tòa án, .... - 1 dẫn chứng cho thấy mỗi con người trong xã hội đều tham gia xây dựng và bảo vệ chuẩn mực xã hội.

5.18.2. HS nêu được:

- 2 - 3 lí do cho thấy mọi người phải cộng tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công lý. - 2-3 việc thể hiện em đang cộng tác liên quan đến công lý.

Tài liệu gợi ý Định hướng:

Công lý được xây dựng và bảo vệ bởi tập thể, bởi xã hội bằng một quá trình giám sát, chịu trách nhiệm chặt chẽ của tập thể, tổ chức.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(3’) HS xem clip Một dự luật trở thành luật như thế nào tại nước Mỹ, một nước theo thể chế dân chủ.  (How a bill becomes a law?)

https://drive.google.com/open?id=1HgkaRgiGm1Z3PPtGYHsWTjrT39up41-s

(4’) HS chia sẻ  nhóm 4 sau khi xem xong clip:

+ Trong clip, Cơ quan, tổ chức nào xây dựng các dự luật?

+ Ở Việt Nam, em biết cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có vai trò trách nhiệm trong việc xây dựng Luật?  

+ Lấy 1 dẫn chứng cho thấy mỗi người trong xã hội có đóng góp trong việc xây dựng luật và bảo vệ chuẩn mực xã hội?

(6’) Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung.

+ HS kể (Bloom 1) tên tổ chức, cơ quan xuất hiện trong clip. (Quốc hội, hạ viện, thượng viện… các thành viên của chính phủ)

+ HS minh họa (Bloom 2) 1 số tên tổ chức như Quốc hội, Bộ tư pháp, Văn phòng chính phủ; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. chính quyền các địa phương, … Hội luật gia, Luật sư, công dân của đất nước.

+ HS nêu (bloom 2) 1 ví dụ (cử tri, đại biểu quốc hội, cựu chiến binh,…) Tham gia góp ý kiến để xây dựng Luật trong các buổi tiếp xúc cử tri, họp Quốc hội; họp dân phố thảo luận để đưa ra những quy ước, hương ước, nội quy, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức văn hóa, lối sống… tại cơ quan, khu dân cư, làng, xã … nơi mình sinh sống và làm việc.


(2’)=> GV Tổng kết và giúp HS ghi lại tên 1 số cơ quan, tổ chức, TT, cá nhân và những đóng góp của họ trong việc xây dựng luật và bảo vệ chuẩn mực xã hội?

   Mảnh ghép b

(3’) HS hoạt động nhóm 4, đọc thông tin về Bộ luật đầu tiên của đất nước ta

https://diepdoan.violet.vn/entry/show/entry_id/2259391  hoặc

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_lu%E1%BA%ADt_Vi%E1%BB%87t_Nam_th%E1%BB%9Di_L%C3%BD

(Đã có file trong tài liệu bổ trợ)

trả lời các câu hỏi sau:

  • Bộ luật đầu tiên của nước ta là gì? Ra đời vào năm nào, triều đại nào?
  • Ai là người giúp nhà vua xây dựng bộ luật đó?
  • Ai là người bảo vệ, thực thi bộ luật đó?

(4’) Đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận của mình.

  • HS nêu ( Bloom 1) bộ luật đầu tiên của nước ta là Hình thư, được ban hành vào năm 1042, dưới thời vua Lý Thái Tông.
  • HS nêu ( Bloom 1) Lý Thái Tông yêu cầu Trung thư san ban hành luật Hình thư để chấn chỉnh thời thế lúc bấy giờ.

(GV có thể giải thích thêm Trung thư san( hay Trung thư sảnh) là cơ quan cùng nhà vua quyết định các chuyện chính sự trọng đại của đất nước thời bấy giờ)

  • HS nêu ( Bloom 1) người bảo vệ, thực thi bộ luật đó là hệ thống quan lại.

=> GV gợi mở, giúp HS nhận ra từ thuở sơ khai (1042), để có một xã hội an toàn và bình đẳng, những người đứng đầu đất nước đã xây dựng nên hệ thống luật pháp, lấy đó làm quy chuẩn để phân xử bên cạnh những chuẩn mực xã hội, tập tuc, lề thói cũ của ông cha để lại. Bên cạnh đó, có một hệ thống quan lại và các cơ quan khác giúp bảo vệ và thực thi bộ luật. Nhân dân là những người chấp hành luật.

(2’) HS liên hệ thực tế cuộc sống hiện nay, đại diện phát biểu rút ra (Bloom 2)

  • Xây dựng luật pháp: Quốc hội, người viết luật
  • Bảo vệ luật pháp: công an, luật sư, tòa án,...

(4’) HS hoạt động nhóm 4, tìm ví dụ cho thấy ( Bloom 2) mỗi con người trong xã hội đều tham gia xây dựng và bảo vệ chuẩn mực xã hội.

Đại diện các nhóm báo cáo phần thảo luận (VD 1 số chuẩn mực xã hội để HS có thể minh họa: cư xử văn minh nơi công cộng; kính trọng người lớn tuổi; bảo vệ phụ nữ, trẻ em ; đề cao giá trị gia đình;.....)

=> GV gợi mở để HS nhận ra việc xây dựng và bảo vệ luật pháp cũng như các chuẩn mực xã hội là công việc của cả một tập thể. Mỗi cá nhân trong xã hội đều có vai trò và trách nhiệm trong công việc chung đó.

   Mảnh ghép a

(3’) Shaer cá nhân trước lớp.

+ Em hiểu thế nào là cộng tác?

+ Em đã cộng tác với mọi người để giải quyết vấn đề nào trong học tập và sinh hoạt?

+ Sự cộng tác đó mang lại cho em những lợi ích gì?

+ HS nêu (Bloom 1) ý hiểu đã biết qua kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lãnh đạo … về cộng tác.

+ HS minh họa (Bloom 2) 1 -2 việc đã cộng tác với bạn để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập, sinh hoạt.

+ HS rút ra (Bloom 2) 1, 2 lợi ích mà mọi người cộng tác cùng giải quyết vấn đề mang lại.

GV dẫn dắt nêu vấn đề: Trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến công lí mọi người có cần cộng tác với nhau không? Tại sao? Lấy 1 -2 ví dụ mà em biết.

(5’)HS thảo luận nhóm.

(5’) Đại diện nhóm TB:  

Giải thích lí do (Bloom 2) cộng tác không thể thiếu trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến công lý.

Nêu (Bloom 2) 1, 2 ví dụ về việc mọi người cần có sự cộng tác để thực hiện luật;

hoặc thực hiện những hành vi theo chuẩn mực đạo đức…. VD: chấp hành luật giao thông, tuyên truyền giúp nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, luật phòng chống tác hại của rượu khi tham gia giao thông, ...)

(2’) GV cho hs tự liên hệ và ghi 2- 3 việc bản thân có thể làm thể hiện sự cộng tác trong

việc thực thi công lí vào LJJ.

   Mảnh ghép b

(5’)HS thảo luận nhóm 4, trả các câu hỏi sau:

  • Vì sao cộng tác là không thể thiếu trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến công lý?
  • Em có thể làm gì để thể hiện sự cộng tác liên quan đến công lý?

(10’)HS chia sẻ kết quả thảo luận theo kĩ thuật Phòng tranh

  • Giải thích lí do ( Bloom 2) cộng tác không thể thiếu trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến công lý.
  • Nêu ( Bloom 2) những việc em có thể làm để thể hiện sự cộng tác liên quan đến công lý ( VD: chấp hành luật giao thông, tuyên truyền giúp nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, luật phòng chống tác hại của thuốc lá, luật bảo vệ trẻ em,.... Làm theo các chuẩn mực xã hội,...)

HS đánh dấu tick vào những ý em đồng tình, ghi câu hỏi vào giấy note dán bên cạnh những ý em còn băn khoăn. Hết hoạt động di chuyển, HS quay về vị trí nhóm mình để hoàn thiện bài làm dựa trên phần nhận xét của bạn.

=> Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận. (3’)HS ghi vào NKHT theo ý hiểu của mình