Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K7: Tiết 7.5”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 97: Dòng 97:
|
|
|}
|}
[[Thể loại:GCED]]
[[Thể loại:Nội dung dạy học cho 12 khối]]
[[Thể loại:GCED Khối 7]]

Phiên bản lúc 10:18, ngày 30 tháng 10 năm 2019

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 7.5. Nếu biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân em, em sẽ làm gì?
Mục tiêu bài học 7.5.1. HS nhận ra được những mối nguy hiểm đang rất gần của BĐKH đối với bản thân và gia đình. 7.5.2. HS tự trả lời câu hỏi suy ngẫm của chương.
Tiêu chí đánh giá 7.5.1. HS miêu tả được một tình huống của bản thân và người thân khi VN bị ảnh hưởng nặng nề bởi một trong các biểu hiện của BĐKH (ví dụ như bão lớn, mực nước biển tăng... lấy 1 biểu hiện đã tìm hiểu ở 7.3.2). 7.5.2. Câu trả lời của HS phản ánh được 1 phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt lăng kính.
Tài liệu gợi ý Định hướng: qua hoạt động, HS sẽ nhận thức được những mối nguy hiểm đang rất gần của BĐKH.

Gợi ý cách thực hiện: HS được tiếp cận với các tình huống xấu gây ra bởi BĐKH có thể xảy ra với em và tìm cách đối phó thông qua các trò chơi, các tình huống giả định.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(2’) Brainstorming: Liệt kê những mối nguy hiểm đang rất gần của BĐKH đối với bản thân và gia đình (có thể giả định)

(13’) Sắm vai:

  • HS chia thành các nhóm nhỏ (2-3 nhóm/lớp)
  • Học sinh chọn 01 tình huống nguy hiểm đang rất gần của BĐKH đối với bản thân và gia đình (có thể đã trải qua, chứng kiến hoặc giả định) (Các nhóm không trùng nhau)
  • Học sinh sẽ thảo luận và sắm vai diễn lại tình huống.
  • Gợi ý: Tình huống cần giải quyết được những vấn đề sau:
  • Khi tình huống đó xảy ra, cuộc sống của em và gia đình sẽ như thế nào?
  • Những khó khăn gặp phải có thể là gì?
  • Những người xung quanh thì sao?
  • Cuộc sống đảo lộn như thế nào?
  • Em sẽ làm gì đây?

(1’) GV tổng kết và chuyển sang hoạt động cuối cùng của Lăng kính.

   Mảnh ghép b

(5’) GV yêu cầu học sinh:

  • Ngồi theo nhóm nhỏ (3 - 5 người)
  • Lần lượt chia sẻ những trải nghiệm thực tế của mình hoặc người thân, người mình quen biết với BĐKH:
    • Kể tên (bloom 1) hiện tượng gặp phải;
    • Tình huống giả đinh: GV đưa tình huống giả định khi học sinh gặp phải một hiện tượng của BĐKH các em cảm thấy như thế nào? Cuộc sống các em thay đổi ra sao? Các em sẽ làm gì để vượt qua khỏi?

(5’) GV gọi một số học sinh chia sẻ trước lớp. GV có thể đặt thêm câu hỏi cho học sinh làm sao để liên hệ thực tiễn mình gặp với kiến thức được học qua 4 tiết. Có thể về cách nhìn nhận, đánh giá của bản thân về hiện tượng có gì thay đổi.

(1’) GV tổng kết và chuyển sang hoạt động cuối cùng của Lăng kính.

   Mảnh ghép a

(5’) Trắc nghiệm: Phần này, GV có thể in handout để HS làm cá nhân hoặc làm online qua các phần mềm linh hoạt tùy chọn (Kahoot,...)

(5’) GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi vào NKHT:

  • “Tại sao BĐKH đang làm cho cuộc sống của con người quanh thế giới ngày càng khó khăn hơn?” (bloom 2)
  • Bản thân đã thay đổi như thế nào về nhận thức và hành động trước và sau khi được học về BĐKH? (siêu nhận thức)

(3’) GV gọi một số học sinh chia sẻ trước lớp

(2’) GV tổng kết toàn Lăng kính.

   Mảnh ghép b

(10’) GV yêu cầu học sinh, dựa trên việc hệ thống hóa các kiến thức được học qua các tiết, trả lời câu hỏi vào NKHT:

  • “Tại sao BĐKH đang làm cho cuộc sống của con người quanh thế giới ngày càng khó khăn hơn?” (bloom 2)
  • Bản thân đã thay đổi như thế nào về nhận thức và hành động trước và sau khi được học về BĐKH? (siêu nhận thức)

(3’) GV gọi một số học sinh chia sẻ trước lớp

(2’) GV tổng kết toàn Lăng kính.