Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K9: Tiết 9.2”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 192: Dòng 192:
|
|
|}
|}
[[Thể loại:GCED]]
[[Thể loại:Nội dung dạy học cho 12 khối]]
[[Thể loại:GCED Khối 9]]

Phiên bản lúc 03:59, ngày 8 tháng 11 năm 2019

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 9.2. Kinh tế bền vững là gì?
Mục tiêu bài học 9.2.1. HS nêu được định nghĩa "Kinh tế" 9.2.2. HS nêu được khái niệm "bền vững" trong kinh tế.
Tiêu chí đánh giá 9.2.1.

* HS nêu ra được đinh nghĩa của kinh tế.

* HS nêu ra ít nhất 5 loại hoạt động kinh tế và một vài ví dụ cho các hoạt động này.

9.2.2.

* Học sinh giải thích được khái niệm "bền vững" bao gồm:

(1) hiệu quả và ổn định

(2) đời sống xã hội hài hòa

(3) không ảnh hưởng đến tự nhiên.

* Học sinh nêu ra được ít nhất 02 ví dụ lí tưởng của một nền kinh tế bền vững.

Tài liệu gợi ý Định hướng: "Kinh tế" là toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian. Có thể hiểu nôm na qua tra vấn: "Trong ngày/tuần/tháng/năm này, nhóm người kia đã làm ra sản phẩm gì? Buôn bán nhiều không? Đã có dịch vụ gì?"

* Tham khảo điịnh nghĩa và một số hoạt động kinh tế: http://voer.edu.vn/c/giao-trinh-tieng-viet-kinh-te/3ec080b8

* Một nguồn khác cho khái niệm: http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế

* VIDEO giới thiệu "Kinh tế học": http://youtube.com/watch?v=DdoiXb_Z6OI

Gợi ý một vài loại hoạt động kinh tế ở dưới, GV phải chủ động tìm hiểu thêm và cho HS cơ hội tự tìm hiểu, chỉ dùng những ví dụ để giúp định hướng:

* Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngành_kinh_tế

* Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản - VD: Trồng trọt, đánh bắt cá, khai thác gỗ, v.v.

* Dịch vụ lưu trú và ăn uống - VD: Mở nhà hàng, khách sạn, v.v.

* Thông tin và truyền thông - VD: Chạy trang giải trí trên Facebook, sản xuất truyền hình, v.v.

* Giáo dục và đào tạo - VD: Chạy hệ thống trường, làm giáo viên, v.v.

(GV lưu ý: hoạt động nên giúp HS tiếp cận những điểm chính của định nghĩa, nghiệm ra qua các ví dụ dẫn dắt thú vị, nên tránh mở đầu hoạt động bắng cách cho học thuộc lòng định nghĩa)

Định nghĩa: "Việc sử dụng các dịch vụ và các sản phẩm liên quan, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản và mang lại một chất lượng cuộc sống tốt hơn trong khi giảm thiểu việc sử dụng các

nguồn tài nguyên thiên nhiên và vật liệu độc hại cũng như phát thải chất thải và các chất ô nhiễm trong vòng đời của dịch vụ hoặc sản phẩm để như không gây nguy hiểm cho các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. (Bộ Môi trường Na Uy,Hội nghị chuyên đề Oslo, 1994)

* Nguồn: http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Các-thuật-ngữ-trong-sản-xuất-và-tiêu-dùng-bền-vững-40778

GV tham khảo nguồn VNCPC để hiểu thêm về khái niệm Phát triển Bền vững. Tuy nhiên, GV sẽ phải chủ động chọn ra phần nào thú vị và thích hợp nhất để đưa vào giáo trình:

* http://vncpc.org/phat-trien-ben-vung-co-nhũng-tieu-chi-gi/

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(7’) ĐỊNH NGHĨA KINH TẾ:

  • Giáo viên viết từ KINH TẾ lên trên bảng.
  • Giáo viên phát cho mỗi học sinh trong lớp một mảnh giấy note để ghi lại càng nhiều càng tốt tất cả những điều mình biết về Kinh tế (Ví dụ: Kinh tế là gì? Các hoạt động kinh tế phổ biến hiện nay? Ví dụ liên quan tới kinh tế?...)
  • Giáo viên sử dụng phương pháp T - P - S (Think - Pair - Share) để học sinh tự thảo luận trong nhóm đôi để Share - chia sẻ những điều mình Think - Suy nghĩ về Kinh tế trong nhóm đôi và sau đó trong nhóm lớn trong thời gian khoảng 3 - 5 phút.

(5’) GV gọi 2 - 3 HS phát biểu trước lớp về ý hiểu của mình liên quan đến định nghĩa Kinh tế cũng như nêu ra (Bloom 1) các hoạt động kinh tế mà học sinh biết. Các học sinh khác bổ sung và có thể cho thêm các ví dụ cho các hoạt động này.

(4’) GV cho học sinh xem video:

   https://www.youtube.com/watch?v=DdoiXb_Z6OI

  • GV dẫn dắt: “Kinh tế không phải là một khái niệm quá cao siêu và khó hiểu. Tuy nhiên, kinh tế cũng không phải là một khái niệm đơn giản. Vậy qua video này, con hiểu Kinh tế là gì?”
  • HS trình bày (Bloom 1) được định nghĩa về Kinh tế theo ý hiểu của mình. Sau đó, GV chiếu trên slide định nghĩa về kinh tế: “Kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định”.
  • Bên cạnh đó, GV có thể tham khảo thêm một số định nghĩa về kinh tế và hiểu sâu hơn về Kinh tế qua 2 link tham khảo sau đây:

(4’) GV kể tên một số hoạt động kinh tế phổ biến hiện nay sau đó mời HS chia sẻ về các hoạt động kinh tế mà các con biết.

  • GV nhắc lại hoặc mời HS khác nhắc lại một vài hoạt động kinh tế mà học sinh đã nêu ra ở trên, đồng thời phân tích kĩ các ví dụ để giúp học sinh hiểu sâu hơn về hoạt động đó.
  • Gợi ý một vài hoạt động kinh tế ở phía dưới để GV tham khảo trong quá trình định hướng và bổ sung các ví dụ cho HS:
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản - VD: Trồng trọt, đánh bắt cá, khai thác gỗ, v.v.
  • Dịch vụ lưu trú và ăn uống - VD: Mở nhà hàng, khách sạn, v.v.
  • Thông tin và truyền thông - VD: Chạy trang giải trí trên Facebook, sản xuất truyền hình, v.v.
  • Giáo dục và đào tạo - VD: Chạy hệ thống trường, làm giáo viên, v.v."

Kết thúc phần này, mỗi HS sẽ ghi lại (Bloom 1) 5 hoạt động kinh tế và ví dụ vào LJJ của mình.

   Mảnh ghép b

(3’) GV hỏi HS: Ai biết/ đã từng nghe cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ? Ông hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nào? HS trả lời tự do theo kiến thức mà mình biết.

(4’) GV cho HS xem video trích đoạn Đặng Lê Nguyên Vũ nói về Kinh tế, trong đó ông nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của người làm kinh tế cần phải phụng sự cộng đồng. Đó là hoài bão lớn của Trung Nguyên: Kinh tế là kinh bang tế thế: https://www.youtube.com/watch?v=LLFSJsW3Gm4

(4’) GV chiểu lên slide câu “Kinh bang tế thế”. Con hiểu câu này có nghĩa là gì? HS đưa ra các cách hiểu khác nhau. Từ đó, GV giải thích: Kinh bang - Trị nước và Tế thế - giúp đời: Đây chính là những công việc mà một vị vua cần đảm nhiệm: Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đó chính là nguyên nghĩa ban đầu của từ Kinh tế - một khái niệm chỉ “toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định”. (HS ghi lại được định nghĩa về kinh tế vào nhật ký/ vở ghi của mình).

(9’) Hoạt động nhóm:

  • GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 - 5 học sinh.
  • Mỗi nhóm lựa chọn 1 - 2 hoạt động kinh tế mà mình biết để ghi lại/ trình bày (Bloom 1) trên giấy A3 dưới hình thức sơ đồ tư duy và đưa ra các ví dụ cụ thể liên quan tới hoạt động kinh tế này.
  • Trong quá trình HS làm việc nhóm, GV quan sát, gợi ý và định hướng.

(Gợi ý một vài hoạt động kinh tế ở phía dưới để GV tham khảo trong quá trình định hướng và bổ sung các ví dụ cho HS:

  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản - VD: Trồng trọt, đánh bắt cá, khai thác gỗ, v.v.
  • Dịch vụ lưu trú và ăn uống - VD: Mở nhà hàng, khách sạn, v.v
  • Thông tin và truyền thông - VD: Chạy trang giải trí trên Facebook, sản xuất truyền hình, v.v.
  • Giáo dục và đào tạo - VD: Chạy hệ thống trường, làm giáo viên…

Kết thúc giờ học, các Hs tổng hợp hoạt động kinh tế mà nhóm mình làm lên bảng hoặc xung quanh lớp để mỗi hs trong lớp đều tham khảo và ghi lại được 5 hoạt động này.


   Mảnh ghép a

(8’) GV cho HS xem video sau đây:

https://www.youtube.com/watch?v=7V8oFI4GYMY&t=6s

GV đặt một số câu hỏi sau đây để động não suy nghĩ của hs liên quan tới chủ đề Bền vững trong kinh tế:

  • Video nói đến những vấn đề gì đã và đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta?
  • Nhắc lại 17 mục tiêu về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã học lớp 8 trong môn CP/ SL. Tại sao đây được coi là những vấn đề quan trọng của tất cả mọi quốc gia trên thế giới?
  • Con hiểu thế nào là “kiềng ba chân” trong phát triển bền vững: Kinh tế, xã hội, môi trường (đặc biệt là khắc phục, xử lý ô nhiễm, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên).

Vậy con hiểu bền vững là gì? Bền vững sẽ bao gồm những yếu tố như thế nào?

  • GV chia sẻ/ dẫn dắt:  Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Rio de Janeiro đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”.

(4’) Từ đó, GV hướng dẫn và cùng HS đưa ra ví dụ để HS giải thích (Bloom 2) được khái niệm bền vững chính là một chiếc kiềng ba chân bao gồm (1) hiệu quả và ổn định (2) đời sống xã hội hài hòa (3) không ảnh hưởng đến tự nhiên.

(10’) Thảo luận nhóm: HS ngồi theo nhóm 3 - 4 người và đưa ra 1- 2 ví dụ/ 1 nhóm về một nền kinh tế bền vững gồm những điều kiện lý tưởng như thế nào?

  • HS nêu ra (Bloom 1) được ví dụ lý tưởng về một nền kinh tế bền vững
  • Học sinh các nhóm chia sẻ với nhau theo hình thức Bus stop - hình thức trạm những ví dụ của nhóm mình.
  • GV di chuyển tới các nhóm và đưa ra các gợi ý hoặc bổ sung cho các ví dụ của HS thêm phần sâu sắc. VD: Kinh tế bền vững cần có GDP đầu người ở mức cao; có sự bình đẳng và hài hòa trong xã hội; chỉ số phát triển con người HDI ở mức cao; Sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; giảm thiểu rác thải và ô nhiễm nhà kính...

(3’) GV tổng kết hoặc mời một, hai học sinh trong lớp tổng kết về khái niệm Bền vững và đưa ra các ví dụ về phát triển kinh tế bền vững.

   Mảnh ghép b

(3’) GV dẫn dắt tiếp tục từ câu chuyện về Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp với cà phê Trung Nguyên: Là một người làm kinh tế, nhưng ông chủ cà phê luôn đề cao giá trị bền vững khi hoạt động doanh nghiệp (phần này GV có thể cho HS chia sẻ nếu HS biết/ hoặc GV kể/ bổ sung nếu HS chưa biết).

Vua cà phê luôn mang hoài bão về việc dân tộc mình có thể lớn mạnh như Israel, do đó, ông dành phần lớn thời gian để hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, truyền cảm hứng cho họ bằng những bài chia sẻ, tặng sách hay về khởi nghiệp cho thanh niên… Đó là giá trị bền vững mà ông Vũ mang tới liên quan tới yếu tố Xã hội.

(nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/dang-le-nguyen-vu-va-tam-anh-huong-lon-den-lan-song-khoi-nghiep-438975.html#inner-article)

(5’) GV đặt câu hỏi kích thích tư duy phản biện của HS:

  1. Tuy nhiên, để Trung Nguyên hay một hoạt động kinh tế bất kì nào đó phát triển bền vững, nếu chỉ ổn định về kinh tế, hài hòa về xã hội mà gây ảnh hưởng tới môi trường thì như thế nào?
  2. Sẽ ra sao nếu thương hiệu cà phê lớn nhất Việt Nam “dính líu” tới những vấn nạn như Formosa, hay xả nước thải ra sông Thị Vải của công ty Bột ngọt Vedan…? (HS đưa thêm những ví dụ về các công ty lớn đã có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường ở Việt Nam và trên thế giới).

(Tài liệu tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_các_vụ_vi_phạm_về_môi_trường_Việt_Nam_2016

Gv có thể tìm thấy trong nguồn tài liệu này những vụ vi phạm về môi trường ở VN vào năm 2016 với con số lên tới 17000 vụ án môi trường).

Hs trả lời các câu hỏi để dẫn tới các yếu tố của một nền kinh tế bền vững.

(5’) Vậy con hiểu Bền vững trong nền kinh tế là gì và bao gồm những yếu tố nào?

HS giải thích (Bloom 2) được khái niệm bền vững chính là một chiếc kiềng ba chân bao gồm (1) hiệu quả và ổn định (2) đời sống xã hội hài hòa (3) không ảnh hưởng đến tự nhiên.

(5’) HS làm việc theo nhóm đã phân công/ tự chọn ở trên và cùng nêu ra (Bloom 1) được 1 - 2 ví dụ lý tưởng về một nền kinh tế bền vững với các bạn trong nhóm.

(5’) HS trình bày (Bloom 1) trước lớp các ví dụ này. Các nhóm liên tục bổ sung và góp ý cho nhau.

(2’) GV tổng kết các nội dung lên bảng, HS ghi lại vào nhật kí/ vở của mình.