Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K9: Tiết 9.12”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 140: Dòng 140:
|
|
|}
|}
[[Thể loại:GCED]]
[[Thể loại:Nội dung dạy học cho 12 khối]]
[[Thể loại:GCED Khối 9]]

Phiên bản lúc 04:01, ngày 8 tháng 11 năm 2019

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 9.12 Ngoài cá nhân người tiêu dùng ra, vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp là gì?
Mục tiêu bài học 9.12.1

HS xác định được các hoạt động xử lí chất thải mà chỉ doanh nghiệp mới có thể thực hiện được (thay vì tập thể cá nhân)

9.12.2.

HS xác định được vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp với vấn đề rác thải

Tiêu chí đánh giá 9.12.1

HS kể tên được 02 ví dụ về hoạt động xử lí chất thải mà chỉ doanh nghiệp mới có thể xử lí được.

9.12.2

*HS liệt kê được 03 vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề rác thải

Tài liệu gợi ý Case Formosa (tiếng Việt)

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-natural-resources-and-environment-speaks-up-ab-formosa-s-waste-05092019082825.html

Tập thể cá nhân: các hộ gia đình, các cá thể thay vì doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển bền vững:

https://forbesvietnam.com.vn/tieu-diem/csr-phat-trien-kinh-doanh-ben-vung-80.html

http://massogroup.com/vietnam/local-updates/5427-csr-bo-v-moi-trng--phat-trin-bn-vng.html
Fahasa sử dụng túi giấy bảo vệ môi trường:

https://laodongtre.laodong.vn/tin-tuc/he-thong-nha-sach-fahasa-su-dung-tui-giay-bao-ve-moi-truong-731250.ldo

Mảnh ghép hoạt động tham khảo
   Mảnh ghép a

Dẫn: Bên cạnh vai trò của cá nhân thì có những hoạt động xử lí chất thải mà chỉ doanh nghiệp mới có thể thực hiện được (thay vì tập thể cá nhân).

Chắc các con còn nhớ cái tên Formosa đã được nhắc đến trong các doanh nghiệp ở lăng kính 1. Ai còn nhớ thông tin gì về Formosa?

(10’) HS xem video sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

https://www.youtube.com/watch?v=pZethM7nDvc

  1. Formosa đã “bức tử” môi trường như thế nào?
  2. Đây là vụ án mà người dân đã kêu cứu và đâm đơn kiện ở mọi nơi. Thử hình dung xem nếu chỉ có người dân kêu cứu mà chính quyền không vào cuộc thì sẽ như thế nào?
  3. Trong việc xử lý chất thải này, vai trò của doanh nghiệp như thế nào?

(5’) GV cho HS di chuyển tự do trong lớp để trao đổi về các hoạt động xử lí chất thải mà chỉ doanh nghiệp mới có thể xử lí được.

GV có thể đưa ra gợi ý:

  • Nhà máy mía đường Hòa Bình
  • Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
  • Thuộc da Hào Dương
  • Đóng tàu Huyndai Vinashin

GV tham khảo tên các doanh nghiệp đó ở 2 đường link sau đây:

(5’) HS kể tên (Bloom 2) được trước lớp các ví dụ về hoạt động xử lí chất thải mà chỉ doanh nghiệp mới có thể xử lí được.

   Mảnh ghép b

(15’) GV chia lớp thành 6 - 7 nhóm.

  • Mỗi nhóm đóng vai là các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực xả thải của doanh nghiệp.
  • Mỗi nhóm lựa chọn 1 doanh nghiệp mà mình biết/ mình tự tìm hiểu được qua truyền thông/ người thân có xả thải ra môi trường.
  • Các nhà nghiên cứu cần kể tên được các ví dụ về hoạt động xử lí chất thải mà chỉ doanh nghiệp mới có thể xử lí được.
  • Mỗi nhóm có 7p để hoàn thành nhiệm vụ này. Sau khi hoàn thành, các nhóm đóng vai trò là nhà giám định để kiểm tra “công trình nghiên cứu” của nhóm bạn xem độ chính xác đến đâu, đồng thời đưa ra góp ý cho nhóm bạn.

(5’) HS tổng kết và liệt kê (Bloom 1) lại được 02 ví dụ về hoạt động xử lí chất thải mà chỉ doanh nghiệp mới có thể xử lí được vào vở ghi của mình.

   Mảnh ghép a

(5’) GV giới thiệu về 2 thương hiệu đồ uống nổi tiếng ở quanh khu vực Times City - ngay trước cổng trường Trung học: HighLand và Cộng Cà phê.

  • GV hỏi HS: Đố bạn nào biết điểm khác nhau giữa hai thương hiệu đồ uống này là gì?
  • HS trả lời ngẫu nhiên dựa trên kiến thức mình biết.
  • GV: Một điểm khác nhau dễ nhận thấy gần đây là Cộng đã không sử dụng ống hút nhựa và cốc/ ly nhựa khi uống tại cửa hàng; còn Highland vẫn sử dụng đồ uống bằng nhựa. Con suy nghĩ như thế nào về người quản lý của hai doanh nghiệp này?
  • HS trả lời.
  • GV chốt: Nếu chỉ khách hàng thôi thì có lẽ chưa đủ để tạo nên sự thay đổi. Khi doanh nghiệp ý thức được vai trò của mình thì sẽ tạo ra sự thay đổi khác biệt và lớn hơn rất nhiều.

(10’) Thảo luận nhóm:

Các nhóm (từ 3 - 4 HS/ 1 nhóm) liệt kê (Bloom 1) được 03 vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề rác thải.

(10’) Các nhóm báo cáo trước lớp nội dung mình vừa tìm hiểu.

   Mảnh ghép b

(10’) GV cho HS xem video sau:

https://www.youtube.com/watch?v=VktR-sIBghE

Video nói về cô giáo Nguyễn Thị Hương với cửa hàng nông sản không sử dụng túi nilon.

GV hỏi HS:

  • Con suy nghĩ như thế nào về hành động của 1 cá nhân này? Nếu chỉ có một mình cô giáo này thấy được trách nhiệm của mình thì thế giới có thể thay đổi được không?
  • Con có thể liệt kê xem thời gian gần đây những công ty/ cửa hàng nào đã Nói không với túi nilon khi con đi mua sắm?
  • Hành động của những doanh nghiệp này có tác động tới tâm lý của người tiêu dùng không? Tác động như thế nào?

HS trả lời.

(10’) GV tiếp tục giữ nguyên nhóm như hoạt động ở trên.

  • Nhóm này lại ngồi cùng với nhau để cùng thảo luận về vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc xử lý chất thải.
  • Các nhóm cần liệt kê (Bloom 1) được tối thiểu 03 vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề rác thải.

(5’) Các nhóm trình bày trước lớp.

Các HS khác ghi/ tổng kết vào vở.