Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K10: Tiết 10.39 - 10.50”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
 
Dòng 76: Dòng 76:
|10.39 - 50.3. Học sinh có thể:
|10.39 - 50.3. Học sinh có thể:
- Giải thích được '''2 - 3 cách''' Vòng tròn Thiết kế giúp em thực hiệncấu phần Lên kế hoạch và chuẩn bị và cấu phần Triển khai.
- Giải thích được '''2 - 3 cách''' Vòng tròn Thiết kế giúp em thực hiệncấu phần Lên kế hoạch và chuẩn bị và cấu phần Triển khai.
- Nêu được '''ít nhất 5 đầu công việc/cột mốc''' cần thực hiện trong cấu phần này.
- Nêu được '''ít nhất 5 đầu công việc/cột mốc''' cần thực hiện trong cấu phần này.
|10.39 - 50.4.  HS có thể:
|10.39 - 50.4.  HS có thể:
- đưa ra ít nhất '''2 VD của đánh giá nhu cầu''' của cộng đồng.
- đưa ra ít nhất '''2 VD của đánh giá nhu cầu''' của cộng đồng.
- xác định '''ít nhất 3 lí do''' cho việc xác thực nhu cầu của cộng đồng.
- xác định '''ít nhất 3 lí do''' cho việc xác thực nhu cầu của cộng đồng.
|-
|-
Dòng 157: Dòng 159:
|10.39 - 50.5. HS có thể:
|10.39 - 50.5. HS có thể:
- mô tả các bước thực hiện đánh giá nhu cầu của cộng đồng.
- mô tả các bước thực hiện đánh giá nhu cầu của cộng đồng.
- giải thích ít nhất 2 cách thu thập đánh giá/kiểm chứng nhu cầu của cộng đồng.
- giải thích ít nhất 2 cách thu thập đánh giá/kiểm chứng nhu cầu của cộng đồng.
|10.39 - 50.6. HS có thể:
|10.39 - 50.6. HS có thể:
- xác định '''ít nhất 4 thông tin/dữ liệu''' em cần thu thập.
- xác định '''ít nhất 4 thông tin/dữ liệu''' em cần thu thập.
- mô tả '''ít nhất 2 phương pháp''' thu thập thông tin.
- mô tả '''ít nhất 2 phương pháp''' thu thập thông tin.


- cung cấp '''ít nhất 2 lí do''' giải thích tính phù hợp của phương pháp đã chọn
- cung cấp '''ít nhất 2 lí do''' giải thích tính phù hợp của phương pháp đã chọn
- lên '''kế hoạch thu thập thông tin''' với các đầu công việc và timeline cụ thể.<br />
- lên '''kế hoạch thu thập thông tin''' với các đầu công việc và timeline cụ thể.<br />
|-
|-
Dòng 168: Dòng 173:
|'''Lưu ý:''' GV không cần triển khai mục tiêu này nếu HS đã nắm được quy trình/cách thực hiện đánh giá nhu cầu cộng đồng.
|'''Lưu ý:''' GV không cần triển khai mục tiêu này nếu HS đã nắm được quy trình/cách thực hiện đánh giá nhu cầu cộng đồng.
'''Gợi ý:'''
'''Gợi ý:'''
- "Nhu cầu" là khoảng cách giữa đánh hiện trạng và  trạng thái mong muốn.
- "Nhu cầu" là khoảng cách giữa đánh hiện trạng và  trạng thái mong muốn.
- Đánh giá nhu cầu là một quy trình được sử dụng để xác định nhu cầu, kiểm tra bản chất và nguyên nhân của những nhu cầu này để từ đó đưa ra các hành động có thể giúp đáp ứng các nhu cầu này.
- Đánh giá nhu cầu là một quy trình được sử dụng để xác định nhu cầu, kiểm tra bản chất và nguyên nhân của những nhu cầu này để từ đó đưa ra các hành động có thể giúp đáp ứng các nhu cầu này.
- Để đánh giá được nhu cầu của cộng đồng, cần xác định được:
- Để đánh giá được nhu cầu của cộng đồng, cần xác định được:
+ Có những vấn đề gì mà cộng đồng mong muốn giải quyết là gì?
+ Có những vấn đề gì mà cộng đồng mong muốn giải quyết là gì?
+ Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này?
+ Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này?
+ Thành viên trong cộng đồng này có cái nhìn như thế nào về vấn đề này?
+ Thành viên trong cộng đồng này có cái nhìn như thế nào về vấn đề này?
+ Vấn đề này đang ảnh hưởng tới cộng đồng như thế nào?
+ Vấn đề này đang ảnh hưởng tới cộng đồng như thế nào?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu nhóm em giải quyết được vấn đề này?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu nhóm em giải quyết được vấn đề này?
+ Đã có gì được thực hiện trước đây để cải thiện vấn đề này?<br />Để trả lời các câu hỏi này, ngoài những nghiên cứu đã được thực hiện ở trong đề án, HS cũng cần đi kiểm chứng lại mức độ cần thiết của nhu cầu, một số cách để thực hiện:
+ Đã có gì được thực hiện trước đây để cải thiện vấn đề này?<br />Để trả lời các câu hỏi này, ngoài những nghiên cứu đã được thực hiện ở trong đề án, HS cũng cần đi kiểm chứng lại mức độ cần thiết của nhu cầu, một số cách để thực hiện:


1. Survey cộng đồng.
1. Survey cộng đồng.
2. Phỏng vấn.
2. Phỏng vấn.
3. Thu thập thông tin từ các nguồn tin khác.
3. Thu thập thông tin từ các nguồn tin khác.
Tuy nhiên khác với Đề án, ở bước này học sinh phải cụ thể hóa về định nghĩa nhu cầu mà em muốn điều tra. VD: HS thường xuyên cảm thấy thiếu ngủ => Định nghĩa thiếu ngủ là gì? Có thể là dưới 8 tiếng.<br />
 
Tuy nhiên khác với Đề án, ở bước này học sinh phải cụ thể hóa về định nghĩa nhu cầu mà em muốn điều tra.
 
VD: HS thường xuyên cảm thấy thiếu ngủ => Định nghĩa thiếu ngủ là gì? Có thể là dưới 8 tiếng.<br />
|
|
|-
|-
Dòng 330: Dòng 349:


'''*Lưu ý:''' Google drive chỉ là một công cụ để giúp GV kiểm soát và quản lý quá trình thu thập thông tin của HS, nếu GV đã sử dụng một số công cụ khác như seesaw, class dojo, v...v… mà cảm thấy phù hợp thì không bắt buộc phải sử dụng google drive.
'''*Lưu ý:''' Google drive chỉ là một công cụ để giúp GV kiểm soát và quản lý quá trình thu thập thông tin của HS, nếu GV đã sử dụng một số công cụ khác như seesaw, class dojo, v...v… mà cảm thấy phù hợp thì không bắt buộc phải sử dụng google drive.




Dòng 349: Dòng 369:
|10.39 - 50.8. Trong báo cáo của mình, HS nêu rõ:
|10.39 - 50.8. Trong báo cáo của mình, HS nêu rõ:
- Nhu cầu của cộng đồng với ít nhất 4 số liệu/thông tin để chứng minh.
- Nhu cầu của cộng đồng với ít nhất 4 số liệu/thông tin để chứng minh.
- Kết luận về tính hợp lý của phương án hành động trong đề án.
- Kết luận về tính hợp lý của phương án hành động trong đề án.
- Dựa trên báo cáo và kết luận để nêu ra những điểm cần thay đổi hoặc không cần thay đổi trong phương án hành động.
- Dựa trên báo cáo và kết luận để nêu ra những điểm cần thay đổi hoặc không cần thay đổi trong phương án hành động.
- Đưa ra ít nhất 2 lí do giải thích cho sự thay đổi/không cần thay đổi của phương án.<br />
- Đưa ra ít nhất 2 lí do giải thích cho sự thay đổi/không cần thay đổi của phương án.<br />
|-
|-

Bản mới nhất lúc 02:07, ngày 14 tháng 12 năm 2019

Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học

Câu hỏi tiết học 10.39 - 10.50. Nhóm em sẽ lên kế hoạch và chuẩn bị để triển khai phương án hành động như thế nào?
Mục tiêu bài học 10.39 - 50.1. HS nắm được vai trò của cấu phần Lên kế hoạch và chuẩn bị và cấu phần Triển khai. 10.39 - 50.2. Học sinh hiểu cách thực hiện bước "Triển khai giải pháp" của Vòng tròn thiết kế.

(optional)

Tiêu chí đánh giá 10.39 - 50.1. HS có thể:

- giải thích được vai trò của cấu phần Lên kế hoạch và chuẩn bị và cấu phần Triển khai bằng từ ngữ của mình.

10.39 - 50.2. Học sinh có thể:

- Giải thích được cách thực hiện bước "Triển khai giải pháp" bằng ngôn ngữ của mình.

Tài liệu gợi ý HS có thể đúc kết kinh nghiệm sử dụng bước "Phát triển ý tưởng" từ những gì đã học ở Lăng kính 4/từ năm học trước hoặc đi theo 4 bước nhỏ của bước lớn này.
Lưu ý: GV không bắt buộc phải thực hiện mục tiêu này nếu HS đã nắm vững kiến thức về Vòng tròn thiết kế.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép


(15 - 20 phút)

HS nghiên cứu tài liệu Mô tả nhiệm vụ cho cấu phần Lên kế hoạch và chuẩn bị và cấu phần Triển khai, và trả lời câu hỏi:

  1. Cấu phần Lên kế hoạch và chuẩn bị có mấy bước? Mô tả mỗi bước trong 2 - 3 câu?
  2. Vai trò của cấu phần Lên kế hoạch và chuẩn bị là gì? Tại sao cần thực hiện cấu phần này?
  3. Cấu phần Triển khai diễn ra khi nào? Cấu phần này liên quan gì đến cấu phần Lên kế hoạch và chuẩn bị?
  4. Vai trò của cấu phần Triển khai là gì?

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • Làm việc cá nhân (điền worksheet/trả lời trực tiếp vào LJJ) và một số HS trả lời trước lớp.
  • Thảo luận nhóm.
  • Think - Pair - Share.
   Mảnh ghép


(10 - 15 phút)

HS tham khảo tài liệu Vòng tròn thiết kế và trả lời các câu hỏi:

  1. Vai trò của bước “Triển khai giải pháp” ở Vòng tròn thiết kế là gì?
  2. Em thực hiện bước này như thế nào?

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • Think - Pair - Share.
  • Làm việc cá nhân (điền worksheet/trả lời trực tiếp vào LJJ) và một số HS trả lời trước lớp.
  • Thảo luận nhóm.
Câu hỏi tiết học 10.39 - 10.50. Nhóm em sẽ lên kế hoạch và chuẩn bị để triển khai phương án hành động như thế nào?
Mục tiêu bài học 10.39 - 50.3. Học sinh biết cách vận dụng Vòng tròn Thiết kế vào cấu phần Lên kế hoạch và chuẩn bị và cấu phần Triển khai. 10.39 - 50.4. HS hiểu định nghĩa va tầm quan trọng của việc đánh giá nhu cầu cộng đồng. (optional)
Tiêu chí đánh giá 10.39 - 50.3. Học sinh có thể:

- Giải thích được 2 - 3 cách Vòng tròn Thiết kế giúp em thực hiệncấu phần Lên kế hoạch và chuẩn bị và cấu phần Triển khai.

- Nêu được ít nhất 5 đầu công việc/cột mốc cần thực hiện trong cấu phần này.

10.39 - 50.4. HS có thể:

- đưa ra ít nhất 2 VD của đánh giá nhu cầu của cộng đồng.

- xác định ít nhất 3 lí do cho việc xác thực nhu cầu của cộng đồng.

Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép


(15 - 20 phút)

Học sinh trả lời các câu hỏi sau:

  1. Em có vận dụng Vòng tròn Thiết kế trong quá trình thực hiện cấu phân Lên kế hoạch và chuẩn bị và cấu phần
  2. Em sử dụng nó như thế nào?
  3. Hiệu quả Vòng tròn Thiết kế mang lại trong phần Truy vấn cá nhân là gì?

Lên danh sách ít nhất 5 đầu công việc/cột mốc thông qua việc trả lời những câu hỏi sau:

  • Những công việc gì cần chuẩn bị cho việc lên kế hoạch?(ví dụ: nghiên cứu, khảo sát, thí nghiệm, v.v)
  • Các bước cần thực hiện để đạt được đầu ra là gì? Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
  • Em cần bao lâu để hoàn thành mỗi đầu công việc? Khi nào em cần phải hoàn thành?

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • Think - Pair - Share.
  • Làm việc cá nhân (điền worksheet/trả lời trực tiếp vào LJJ) và một số HS trả lời trước lớp.
   Mảnh ghép


(15 - 25 phút)

Trong nhóm của mình, HS tự tìm kiếm thông tin trên mạng với từ khóa đánh giá nhu cầu cộng đồng (community need assessment) để trả lời các câu hỏi sau:

  • Đánh giá nhu cầu của cộng đồng là gì? Khi nào thì nên thực hiện đánh giá nhu cầu của cộng đồng?
  • Đưa ra 2 VD của đánh giá nhu cầu cộng đồng.
  • Từ những thông tin trên, đưa ra ít nhất 3 lí do giải thích vì sao cần thực hiện đánh giá nhu cầu cộng đồng cho dự án của em?

Gợi ý câu trả lời:

  • Đánh giá nhu cầu cộng đồng là đi tìm hiểu những vấn đề mà cộng đồng đang gặp phải; những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này để từ đó đưa ra những phương án giải quyết tốt nhất.
  • Một số lí do cần của đánh giá nhu cầu cộng đồng:
    • Tìm hiểu cộng đồng nhìn nhận nhu cầu nào là quan trọng nhất;
    • Hiểu môi trường hay cộng đồng của mình hơn, xác định những yếu tố có thể cản trở/gây khó khăn cho việc khắc phục vấn đề;
    • Xác định một số nguyên nhân dẫn đến vấn đề cụ thể tại cộng đồng;
    • Để biết được cần đặt ưu tiên những gì có thể làm tại thời điểm này.
  • Một số VD:
    • Khảo sát ý kiến của người dân khu vực Vinhomes về việc phân loại rác.
    • Khảo sát tình mức độ tiếng ồn ở khu vực trường học T37 sau giờ tan học và ý kiến của học sinh và giáo viên về vấn đề này.

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • Làm việc nhóm và chia sẻ theo hình thức bus stop/gallery walk hoặc gọi một số nhóm chia sẻ câu trả lời và cùng nhau góp ý.
Câu hỏi tiết học 10.39 - 10.50. Nhóm em sẽ lên kế hoạch và chuẩn bị để triển khai phương án hành động như thế nào?
Mục tiêu bài học 10.39 - 50.5. HS nắm được cách thực hiện đánh giá/kiểm chứng nhu cầu cộng đồng.

(optional)

10.39 - 50.6. HS lên kế hoạch thu thập thông tin đề đánh giá/kiểm chứng nhu cầu của cộng đồng.
Tiêu chí đánh giá 10.39 - 50.5. HS có thể:

- mô tả các bước thực hiện đánh giá nhu cầu của cộng đồng.

- giải thích ít nhất 2 cách thu thập đánh giá/kiểm chứng nhu cầu của cộng đồng.

10.39 - 50.6. HS có thể:

- xác định ít nhất 4 thông tin/dữ liệu em cần thu thập.

- mô tả ít nhất 2 phương pháp thu thập thông tin.

- cung cấp ít nhất 2 lí do giải thích tính phù hợp của phương pháp đã chọn

- lên kế hoạch thu thập thông tin với các đầu công việc và timeline cụ thể.

Tài liệu gợi ý Lưu ý: GV không cần triển khai mục tiêu này nếu HS đã nắm được quy trình/cách thực hiện đánh giá nhu cầu cộng đồng.

Gợi ý:

- "Nhu cầu" là khoảng cách giữa đánh hiện trạng và trạng thái mong muốn.

- Đánh giá nhu cầu là một quy trình được sử dụng để xác định nhu cầu, kiểm tra bản chất và nguyên nhân của những nhu cầu này để từ đó đưa ra các hành động có thể giúp đáp ứng các nhu cầu này.

- Để đánh giá được nhu cầu của cộng đồng, cần xác định được:

+ Có những vấn đề gì mà cộng đồng mong muốn giải quyết là gì?

+ Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này?

+ Thành viên trong cộng đồng này có cái nhìn như thế nào về vấn đề này?

+ Vấn đề này đang ảnh hưởng tới cộng đồng như thế nào?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu nhóm em giải quyết được vấn đề này?

+ Đã có gì được thực hiện trước đây để cải thiện vấn đề này?
Để trả lời các câu hỏi này, ngoài những nghiên cứu đã được thực hiện ở trong đề án, HS cũng cần đi kiểm chứng lại mức độ cần thiết của nhu cầu, một số cách để thực hiện:

1. Survey cộng đồng.

2. Phỏng vấn.

3. Thu thập thông tin từ các nguồn tin khác.

Tuy nhiên khác với Đề án, ở bước này học sinh phải cụ thể hóa về định nghĩa nhu cầu mà em muốn điều tra.

VD: HS thường xuyên cảm thấy thiếu ngủ => Định nghĩa thiếu ngủ là gì? Có thể là dưới 8 tiếng.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép


(15 - 20 phút)

Học sinh tiếp tục tự tìm hiểu với từ khóa Nhu cầu của cộng đồng(community need assessment) để trả lời các câu hỏi sau:

  1. Khi tìm hiểu nhu cầu cộng đồng cần xác định những thông tin gì? Tại sao cần tìm hiểu những thông tin này?
  2. Bằng cách nào để có thể thu thập các thông tin này? (Gợi ý: Nghĩ về MISO đã được học).
  3. Các bước thực hiện đánh giá nhu cầu của cộng đồng?

Gợi ý câu trả lời:

  • Một số thông tin cần xác định:

- Tổng quan về cộng đồng (bao gồm những ai; lứa tuổi;

- Các tổ chức và các chương trình sẵn có trong cộng đồng;

- Nhận thức, kỳ vọng của cộng đồng (bao gồm việc họ đang muốn giải quyết vấn đề gì hay họ đánh giá gì về vấn đề mà mình đang muốn giải quyết như thế nào);

- Các nguồn tiềm năng và lực cản;

- Các mối quan hệ tương tác trong cộng đồng;

  • Một số cách thu thập thông tin - MISO:
  1. Khảo sát dựa vào một bảng câu hỏi
  2. Phỏng vấn sâu , thảo luận nhóm
  3. Thu thập số liệu từ các báo cáo , hồ sơ, bài báo có sẵn;
  4. Quan sát cộng đồng
  • Các bước đánh giá nhu cầu cộng đồng:

a. Chuẩn bị và lên kế hoạch cho việc đánh giá nhu cầu cộng đồng:

• Xác định cộng đồng để đánh giá (đã thực hiện ở đề án)

• Xác định các lĩnh vực cộng đồng để đánh giá (đã thực hiện ở đề án)

• Tìm hiểu trước về các vấn đề thông qua internet (đã thực hiện ở đề án)

• Xác định các thông tin có sẵn để sử dụng và thông tin khác cần thu thập trực tiếp từ cộng đồng

• Xác định cách thu thập thông tin và câu hỏi.

b. Thực hiện đánh giá theo kế hoạch.

c. Ghi lại và tổng hợp dữ liệu.

• Nhập dữ liệu,

• Tổng số dữ liệu và

• Tóm tắt dữ liệu.

d. Xây dựng kế hoạch hành động cộng đồng

• Xác định tài sản và nhu cầu của cộng đồng,

• Ưu tiên nhu cầu,

• Phát triển và ưu tiên các chiến lược để cải thiện,

• Tạo một kế hoạch hành động cho các chiến lược ưu tiên hàng đầu

Gợi ý hình thức tổ chức:

  • Làm việc nhóm và chia sẻ theo hình thức bus stop/gallery walk hoặc gọi một số nhóm chia sẻ câu trả lời và cùng nhau góp ý.
   Mảnh ghép

(20 - 30 phút)

Nhắc lại - Trong nhóm của mình, HS xem lại đề án và cùng nhau trả lời các câu hỏi sau (HS không cần thiết phải ghi câu trả lời xuống):

  1. Cộng đồng của em (theo đề án) là ai?
  2. Giả thuyết về nhu cầu của em là gì?

Trong nhóm của mình, HS thảo luận và trả lời 2 câu hỏi sau:

  1. Em cần thu thập những thông tin gì để biết nhu cầu này có thật?
  1. Em sẽ sử dụng phương pháp nào để thu thập thông tin, trong đó có thể cụ thể hóa số lượng người/nguồn tin cần tìm ? Vì sao?

HS có thể điền vào bảng mẫu sau:

Thông tin cần thu thập Cách thu thập thông tin Lí do chọn cách thu thập thông tin này
Ý kiến cộng đồng về vấn đề A Phỏng vấn 4 - 5 người dân
-
-

Sau khi đã trả lời các câu trả lời trên, nhóm HS lên kế hoạch thu thập thông tin theo mẫu sau hoặc theo mẫu em muốn:

Công việc Mô tả Người phụ trách Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc
Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.
Thực hiện khảo sát.
-
-

GV yêu cầu học sinh tạo google drive để tập hợp dữ liệu thu thập được từ khảo sát và các mẫu câu hỏi do học sinh tạo ra. HS chia sẻ folder này với GV.

*Lưu ý: Google drive chỉ là một công cụ để giúp GV kiểm soát và quản lý quá trình thu thập thông tin của HS, nếu GV đã sử dụng một số công cụ khác như seesaw, class dojo, v...v… mà cảm thấy phù hợp thì không bắt buộc phải sử dụng google drive.




Câu hỏi tiết học 10.39 - 10.50. Nhóm em sẽ lên kế hoạch và chuẩn bị để triển khai phương án hành động như thế nào?
Mục tiêu bài học 10.39 - 50.7. Nhóm triển khai thu thập thông tin để kiểm chứng/đánh giá nhu cầu của cộng đồng. 10.39 - 50.8. HS báo cáo về những gì tìm được.
Tiêu chí đánh giá 10.39 - 50.7. HS có thể:

- triển khai theo kế hoạch và phân công nhiệm vụ.

10.39 - 50.8. Trong báo cáo của mình, HS nêu rõ:

- Nhu cầu của cộng đồng với ít nhất 4 số liệu/thông tin để chứng minh.

- Kết luận về tính hợp lý của phương án hành động trong đề án.

- Dựa trên báo cáo và kết luận để nêu ra những điểm cần thay đổi hoặc không cần thay đổi trong phương án hành động.

- Đưa ra ít nhất 2 lí do giải thích cho sự thay đổi/không cần thay đổi của phương án.

Tài liệu gợi ý HS có thể triển khai trong nhiểu tiết.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép


(1-2 tiết)

* Lưu ý: Các hoạt động thu thập thông tin của học sinh có thể được thực hiện trong tiết học hoặc ngoài giờ học, theo lịch của học sinh nếu cần. GV nên thông báo lịch trình này đến phụ huynh để phụ huynh nắm tình hình và hỗ trợ học sinh ngoài giờ nếu cần.

Trong thời gian thu thập thông tin, học sinh upload các file dữ liệu lên google drive đã chia sẻ với GV theo đúng kế hoạch đã nộp.

GV kiểm tra, góp ý cho nội dung/hình thức bảng hỏi của học sinh nếu cần, nhắc học sinh upload file theo đúng tiến độ hoặc thông báo những thay đổi trong kế hoạch.

Nếu học sinh không thực hiện việc thu thập thông tin trong tiết học, GV có thể sử dụng thời gian trên lớp để:

  • Cung cấp feedback cho học sinh; nhắc nhở tiến độ.
  • Cho học sinh tổng hợp thông tin.
  • Cho học sinh thảo luận về một số khó khăn chung; chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm, thảo luận về khó khăn lớn nhất là gì? Làm thế nào để khắc phục?
   Mảnh ghép


(1tiết)

Trong nhóm của mình, học sinh sử dụng các thông tin thu thập được để điền vào mẫu sau:

Theo đề án của nhóm, các em dự đoán nhu cầu của cộng đồng của mình là gì?
Để chứng minh nhu cầu này của cộng đồng là có thật, nhóm em đã làm gì? Tóm tắt về quá trình thu thập thông tin của nhóm
Kết quả từ quá trình thu thập thông tin? Cung cấp ít nhất 4 số liệu
Dựa trên kết quả này, em đưa ra kết luận gì về nhu cầu của động?
Nhóm em có cần thay đổi gì về phương án hành động hay không? Vì sao? (nêu ít nhất 2 lí do)
Nếu có thay đổi, thì nhóm em sẽ thay đổi những gì và như thế nào?

Gợi ý cách triển khai:

  • GV có thể dành 1 tiết trên lớp để học sinh tự điền theo form hoặc nếu không có đủ thời gian, GV dùng thời gian trên lớp để làm mẫu cho học sinh và giao cho học sinh về nhà tự hoàn thành và nộp lại trước khi bắt đầu vào tiết xác định mục tiêu.