Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K1: Tiết 1.58”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3: Dòng 3:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
|'''Câu hỏi tiết học'''
|'''Câu hỏi tiết học'''
| colspan="3" rowspan="1" |1.58. Nhóm em có thể sử dụng bằng chứng hành động nào cho việc suy ngẫm?
| colspan="3" rowspan="1" |'''1.58.''' Nhóm em có thể sử dụng bằng chứng hành động nào cho việc suy ngẫm?
|-
|-
|'''Mục tiêu bài học'''
|'''Mục tiêu bài học'''
Dòng 18: Dòng 18:
|'''Ví dụ:'''- Tự đánh giá về thời gian, chi phí thực hiện dự án để biết phương hướng điều chỉnh/phát huy.
|'''Ví dụ:'''- Tự đánh giá về thời gian, chi phí thực hiện dự án để biết phương hướng điều chỉnh/phát huy.
- Suy ngẫm xem liệu cộng đồng mình giúp đã có cuộc sống tốt hơn chưa, hướng tới việc giúp đỡ họ lần nữa trong tương lai nếu cần.
- Suy ngẫm xem liệu cộng đồng mình giúp đã có cuộc sống tốt hơn chưa, hướng tới việc giúp đỡ họ lần nữa trong tương lai nếu cần.
- Suy ngẫm về những khó khăn nhóm em gặp trong khi triển khai dự án để tìm ra biện pháp cải thiện.<br />
- Suy ngẫm về những khó khăn nhóm em gặp trong khi triển khai dự án để tìm ra biện pháp cải thiện.<br />
|'''Gợi ý:''' Bằng chứng hành động là những ghi chép, hình ảnh hay tư liệu phỏng vấn, cho thấy quá trình thực hiện dự án của nhóm em, từ bước '''Lập kế hoạch & chuẩn bị''' cho tới bước '''Triển khai.'''<br />'''Định hướng:''' Bằng chứng hành động nên được thể hiện trong LJJ.
|'''Gợi ý:''' Bằng chứng hành động là những ghi chép, hình ảnh hay tư liệu phỏng vấn, cho thấy quá trình thực hiện dự án của nhóm em, từ bước '''Lập kế hoạch & chuẩn bị''' cho tới bước '''Triển khai.'''<br />'''Định hướng:''' Bằng chứng hành động nên được thể hiện trong LJJ.

Phiên bản lúc 04:16, ngày 14 tháng 2 năm 2020

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 1.58. Nhóm em có thể sử dụng bằng chứng hành động nào cho việc suy ngẫm?
Mục tiêu bài học 1.58.1. HS hiểu việc suy ngẫm & tự đánh giá sẽ giúp em rút kinh nghiệm và cải thiện như thế nào trong tương lai. 1.58.2. HS hiểu bằng chứng hành động là gì và review tất cả những bằng chứng mà nhóm em có. 1.58.3. HS chọn lọc ra bằng chứng hành động để phục vụ cho việc suy ngẫm.
Tiêu chí đánh giá 1.58.1. HS nêu được ít nhất 1 ví dụ mà việc suy ngẫm & tự đánh giá sẽ giúp em rút kinh nghiệm trong tương lai. 1.58.2. HS nêu được bằng chứng hành động là gì và dành thời gian cùng xem lại tất cả những bằng chứng mà nhóm em có. 1.58.3. HS nêu được ít nhất 2 bằng chứng để phục vụ cho việc suy ngẫm.
Tài liệu gợi ý Ví dụ:- Tự đánh giá về thời gian, chi phí thực hiện dự án để biết phương hướng điều chỉnh/phát huy.

- Suy ngẫm xem liệu cộng đồng mình giúp đã có cuộc sống tốt hơn chưa, hướng tới việc giúp đỡ họ lần nữa trong tương lai nếu cần.

- Suy ngẫm về những khó khăn nhóm em gặp trong khi triển khai dự án để tìm ra biện pháp cải thiện.

Gợi ý: Bằng chứng hành động là những ghi chép, hình ảnh hay tư liệu phỏng vấn, cho thấy quá trình thực hiện dự án của nhóm em, từ bước Lập kế hoạch & chuẩn bị cho tới bước Triển khai.
Định hướng: Bằng chứng hành động nên được thể hiện trong LJJ.
Định hướng: GV nên hướng dẫn để HS suy ngẫm từ những bằng chứng hành động mà mỗi nhóm có. Nếu nhóm HS có quá ít/không có bằng chứng hành động, GV có thể nêu ra một số điểm quan trọng để các nhóm cùng suy ngẫm.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép


(3’) GV nêu 4 bước của quá trình hành Hành động đã giới thiệu cho HS (Lập kế hoạch - Hành động - Suy ngẫm - Báo cáo).

  • HS nêu lại “suy ngẫm” là gì? (Gợi ý:  Suy ngẫm là thời gian để suy nghĩ, học hỏi hay rút kinh nghiệm từ chính những điều mà mình đã làm)

Vai trò: là bước thứ 3 trong 4 bước thực hiện dự án Hành động.

Mục đích của Suy ngẫm: Ở giai đoạn này, học sinh sẽ tự nhìn lại những gì đã xảy ra trước, trong và sau khi thực hiện dự án hành động, đánh giá mục tiêu mà mình đã đặt ra, mức độ hiệu quả, tầm ảnh hưởng, lợi ích đạt được từ dự án... Từ đó, HS rút kinh nghiệm để tìm ra các phương án cải thiện trong tương lai.

GV tham khảo video (1:58 - 2:23): https://www.youtube.com/watch?v=kFd-yiAfrmE

(15’- 18’)

  • GV yêu cầu HS nghĩ về 1 việc mà HS làm chưa tốt trong quá trình thực hiện dự án. HS có thể viết nhanh việc đó ra giấy note.
  • GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
    • Việc làm đó đã dẫn tới kết quả gì?
    • Nếu được thay đổi thì sẽ thay đổi như thế nào?
    • Dự đoán: Nếu thay đổi cách làm như vậy thì kết quả sẽ như thế nào?
  • GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Tại sao chúng ta cần suy ngẫm và tự đánh giá khi hành động?
  • HS trả lời theo nhóm và GV kết luận: Khi gặp vấn đề, một việc chưa thành công hoặc thành công đều mang tới cho chúng ta rất nhiều bài học. Khi thất bại quan trọng là không nản lòng mà cần đánh giá chúng ta học được gì thông qua trải nghiệm đó. Bởi vậy, việc suy ngẫm và tự đánh giá sẽ giúp chúng ta rút kinh nghiệm và cải thiện được hành động của bản thân trong tương lai.
  • GV yêu cầu HS nêu ít nhất 1 ví dụ mà việc suy ngẫm và tự đánh giá sẽ giúp HS rút kinh nghiệm trong tương lai .
  • GV đưa ra 1 số gợi ý:
    • Tự đánh giá về thời gian, chi phí thực hiện dự án để biết phương hướng điều chỉnh/phát huy.
    • Suy ngẫm xem liệu cộng đồng mình giúp đã có cuộc sống tốt hơn chưa, hướng tới việc giúp đỡ họ lần nữa trong tương lai nếu cần.
    • Suy ngẫm về những khó khăn nhóm em gặp trong khi triển khai dự án để tìm ra biện pháp cải thiện.


   Mảnh ghép


(10’)

  • GV yêu cầu HS nêu lại “bằng chứng hành động” là gì?
    • Ghi chép
    • Biểu đồ
    • Hình ảnh
    • Clip
    • ...
  • HS thảo luận nhóm để xem lại các bằng chứng mà nhóm có trong quá trình hành động và tick vào bảng sau. (Bằng chứng hành động là những ghi chép, hình ảnh hay tư liệu phỏng vấn, cho thấy quá trình thực hiện dự án của nhóm em, từ bước Lập kế hoạch & chuẩn bị cho tới bước Triển khai).
  • HS xem lại các bằng chứng hành động mà nhóm lưu lại được trong LJJ.
RÀ SOÁT BẰNG CHỨNG HÀNH ĐỘNG

Nhóm:

Dự án:

Các công việc/giai đoạn có bằng chứng hành động Hình thức

(Phiếu Ghi chép, Biểu đồ, Hình ảnh, Clip…)

Ghi chú
-

Lưu ý: Bằng chứng hành động nên được thể hiện trong LJJ.

(20’)

  • GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và nêu (Bloom 2) một số bằng chứng phục vụ cho việc suy ngẫm và dùng bút highlight để đánh dấu trên bảng Rà soát bằng chứng hành động và thực hiện suy ngẫm theo bảng sau:
PHIẾU SUY NGẪM

Họ và tên:

Dự án:

Nội dung Điểm làm tốt Điểm làm chưa tốt Điều chỉnh
-
-
  • HS chia sẻ phiếu suy ngẫm của mình với các thành viên trong nhóm.