Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K1: Tiết 1.7”
Không có tóm lược sửa đổi |
Không có tóm lược sửa đổi |
||
(Không hiển thị 1 phiên bản ở giữa của cùng người dùng) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
==Mô tả nội dung bài học== | |||
==Câu hỏi + mục tiêu bài học== | |||
{| class="wikitable" | {| class="wikitable" | ||
|'''Câu hỏi tiết học''' | |'''Câu hỏi tiết học''' | ||
| colspan="2" rowspan="1" |1.7. Sự đa dạng có thể góp phần dẫn tới xung đột như thế nào? Ảnh hưởng của xung đột tới cuộc sống con người là gì?<br /> | | colspan="2" rowspan="1" |'''1.7. Sự đa dạng có thể góp phần dẫn tới xung đột như thế nào? Ảnh hưởng của xung đột tới cuộc sống con người là gì?<br />''' | ||
|- | |- | ||
|'''Mục tiêu bài học''' | |'''Mục tiêu bài học''' |
Bản mới nhất lúc 03:00, ngày 19 tháng 2 năm 2020
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi + mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 1.7. Sự đa dạng có thể góp phần dẫn tới xung đột như thế nào? Ảnh hưởng của xung đột tới cuộc sống con người là gì? | |
Mục tiêu bài học | 1.7.1. Học sinh hiểu về khái niệm xung đột | 1.7.2. Học sinh hiểu được ảnh hưởng của xung đột tới cuộc sống con người. |
Tiêu chí đánh giá | 1.7.1. Học sinh nêu được:
- định nghĩa xung đột là gì. - 2-3 ví dụ về xung đột. |
1.7.2. Dựa trên các ví dụ ở 1.7.1, học sinh đưa ra được ít nhất 3 ảnh hưởng của xung đột tới cuộc sống con người. |
Tài liệu gợi ý | Định hướng:Có thể liên hệ từ một câu chuyện quên thuộc với các em, từ đó khái quát lên thành định nghĩa xung đột, và học sinh tự nhận diện được các ví dụ.
(hai bạn tranh đồ chơi, đánh nhau/cãi nhau vì trêu đùa, anh chị em xung đột vì nghĩ người kia được bố mẹ yêu hơn, hai quốc gia xung đột vì tranh nhau hòn đảo, v.v.). Xung đột có thể xảy đến với bất cứ đối tượng nào và bất cứ hoàn cảnh. |
Gợi ý:
- Sứt mẻ mối quan hệ. - Mất niềm tin. - Thành viên rời nhóm. - Tâm trạng và sức khỏe không tốt. - Bạo lực. - Lãng phí thời gian, công sức có thể dùng vào việc khác (với những xung đột quy mô lớn hơn). - Mất mát, hi sinh, thiệt hại về người và tài sản. |
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
(3’) GV cho HS xem clip 1 để HS trả lời: https://www.youtube.com/watch?v=YynmTsTKnd8 (0:47 - 2:45)
GV giảng: Bạn Bát Đĩa không hài lòng vì bị bạn Quần Áo che hết nắng. Bạn Quần Áo không muốn chia sẻ ánh nắng với bạn Bát Đĩa. Hai bên đã mâu thuẫn tạo ra xung đột. (1’) GV cho xem clip 2, sau đó HS trả lời câu hỏi: https://www.youtube.com/watch?v=SqJR-u8Te0I (0:05 - 0:25)
(2’) Dựa vào 2 clip, HS trả lời (Bloom 1) câu hỏi: Xung đột là gì? (HS hiểu đơn giản: Xung đột là khi 2 bên có ý kiến khác nhau, không đồng ý với nhau về một điểm bất kỳ, không hài lòng về điều gì đó,... tạo ra căng thẳng). (1’) GV mở rộng: Có các loại xung đột sau:
(3’) HS nêu (Bloom 1) VD về xung đột mà mình từng gặp hoặc chứng kiến. (VD: Bạn mượn đồ mà không xin phép, bạn chen hàng, bạn trêu,...)
Mảnh ghép b
(2’) GV hỏi, HS trả lời (có thể tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình):
GV chốt: Như vậy khi 2 bên có ý kiến khác nhau, có bạn còn cảm thấy bực bội, không hài lòng với ý kiến của bạn khác. Đó chính là xung đột. (2’) HS nêu (Bloom 1) theo ý hiểu: Xung đột là gì? (1’) GV mở rộng: Có các loại xung đột sau:
(2’) HS làm theo cặp, nêu (Bloom 1) VD về xung đột mình đã gặp/chứng kiến. (3’) HS trình bày (Bloom 1) trước lớp.
|
Mảnh ghép a
(2’) GV nhắc lại về clip 2 (1.7.1.a) vừa xem. Nếu GV chưa chiếu clip thì có thể cho HS xem clip sau: https://www.youtube.com/watch?v=SqJR-u8Te0I (0:05 - 0:25) HS trả lời các câu hỏi:
(8’) Thảo luận nhóm: Nêu 3 ảnh hưởng của xung đột tới cuộc sống con người. (Dựa vào các VD ở 1.7.1)
(Tinh thần chán nản, căng thẳng, ăn không ngon, buồn bực, giảm nhiệt tình trong làm việc, không tập trung để hoàn thành nhiệm vụ, bạo lực,...) (3’) GV đặt câu hỏi: Có những xung đột gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống con người như các con vừa chia sẻ, vậy còn ảnh hưởng tốt thì sao? Liệu có không? HS nêu (Bloom 1) suy nghĩ của mình và giải thích (Bloom 2) lí do. (Xung đột có ảnh hưởng tốt: giúp con người hiểu nhau hơn, những ý kiến khác nhau khiến các thành viên trong nhóm có những ý tưởng sáng tạo mới,...) (2’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2) ảnh hưởng của xung đột tới cuộc sống con người: có cả ảnh hưởng tốt và ảnh hưởng xấu.
Mảnh ghép b
(13’) Đưa vấn đề: Xung đột có ảnh hưởng tốt hay xấu đến cuộc sống con người?
(Trong trường hợp cả lớp đều lựa chọn ảnh hưởng xấu, GV giúp HS đưa ra các VD để HS hiểu xung đột có cả ảnh hưởng tốt lẫn ảnh hưởng xấu). VD: Bạn Cam và bạn Dâu cùng nhau tranh cãi vị chua ngon hơn hay vị ngọt ngon hơn và vị còn lại nên biến mất. Ảnh hưởng xấu: gây căng thẳng, cãi nhau. Ảnh hưởng tốt: Hiểu nhau hơn vị nào cũng không thể thiếu, nếu toàn vị chua gây đau dạ dày, toàn vị ngọt bị tiểu đường. - 2 người/ 1 nhóm cùng thảo luận về 1 vấn đề, mỗi bạn đưa ra ý kiến khác nhau cùng tranh luận => Ảnh hưởng tốt: Nảy ra ý tưởng sáng tạo mới. (2’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2) ảnh hưởng của xung đột tới cuộc sống con người: có cả ảnh hưởng tốt và ảnh hưởng xấu.
|