Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K3: Tiết 3.16”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
 
Dòng 3: Dòng 3:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
|'''Câu hỏi tiết học'''
|'''Câu hỏi tiết học'''
| colspan="2" rowspan="1" |3.16. Để thực hiện được giải pháp của mình, em cần phải làm gì?<br />
| colspan="2" rowspan="1" |'''3.16. Để thực hiện được giải pháp của mình, em cần phải làm gì?<br />'''
|-
|-
|'''Mục tiêu bài học'''
|'''Mục tiêu bài học'''

Bản mới nhất lúc 04:13, ngày 19 tháng 2 năm 2020

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 3.16. Để thực hiện được giải pháp của mình, em cần phải làm gì?
Mục tiêu bài học 3.16.1. HS giải thích được vì sao cần lên kế hoạch trước khi triển khai.

(Thời lượng: 2/3 tiết)

3.16.2. HS xác định được các bước trong kế hoạch để thực hiện giải pháp của mình.

(Thời lượng: 1/3 tiết)

Mục tiêu đánh giá 3.16.1. HS có thể:

- giải thích được lên kế hoạch là gì theo cách hiểu của em. - liệt kê được 2 lợi ích của việc lên kế hoạch.

3.16.2. HS có thể liệt kê các bước trong kế hoạch để thực hiện giải pháp của mình.
Tài liệu gợi ý Định nghĩa: Khi lên kế hoạch, HS sẽ nghĩ về những hoạt động cần làm, những thứ cần chuẩn bị để đạt được một hay nhiều mục tiêu nhất định.
Tham khảo:- Lợi ích của việc lên kế hoạch cho trẻ (tab Learn More): http://learningworksforkids.com/skills/planning/
Định hướng: HS chỉ cần liệt kê những bước phải làm theo trình tự A>B>C>D, không cần nắm rõ tên của từng bước cụ thể (VD: chuẩn bị, đặt mục tiêu ưu tiên, thực hiện, đánh giá, v.v.).

GV có thể cung cấp các bước cho HS, hoặc để HS tự đề ra nếu có khả năng.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

- Câu hỏi dẫn dắt: Để thực hiện được giải pháp này sẽ cần làm gì?

- (3’) Cả lớp: GV đưa bản kế hoạch lên PPT

+ HS quan sát

+ HS đọc bản kế hoạch

+ (GV thiết kế bản kế hoạch của Nam theo gợi ý ở phần tài liệu)

-  (2’) Cho HS đọc thầm và suy ngẫm trong 2 phút

- (5’) Phân tích:

1. Bản kế hoạch của Nam có mấy cột, mấy hàng?

2. Những nội dung gì được thể hiện trong bản kế hoạch của Nam?

3.. Bản kế hoạch của bạn Nam lập vào thời điểm nào?

- (7’) Thảo luận nhóm:

+ Nhóm 5/6

1.   Bạn Nam lập bản kế hoạch để làm gì?

2.   Lợi ích của việc lên kế hoạch của bạn Nam là gì?

+ Các nhóm làm việc - GV giám sát

+ Các nhóm trình bày – các nhóm khác nhận xét, phản biện.

-           (3’) Đánh giá: Hãy cho biết lên kế hoạch để làm gì và nêu 2 lợi ích của việc lên kế hoạch. (Ghi nhớ - Bloom 1)

+ 2 HS nêu

(1’)Kết nối: Suy nghĩ đến 1 mục tiêu để có thể lập kế hoạch.

   Mảnh ghép b

(3’) HS động não trả lời nhanh câu hỏi: Khi nhắc đến từ “lập kế hoạch” em nghĩ tới điều gì? (Bloom 1)

VD: thời gian biểu; note nhiệm vụ; thời khóa biểu; liệt kê công việc; thành công; …

Thảo luận nhóm:

  • Chia nhóm (5-6 người)
  • Đặt tên nhóm
  • GV giao nhiệm vụ trước khi thảo luận

Xem và ghi nhớ (Bloom 1) các nội dung video và trả lời câu hỏi:

-        Người thanh niên trong video được hướng dẫn điều gì?

-        Anh ta đã thực hiện như thế nào?

-        Sau khi được hướng dẫn và thực hiện, cuộc sống và công việc của anh ta thay đổi như thế nào?

(2’) Xem video: https://www.youtube.com/watch?v=oJ85xkfjgpY (2’36 – 4’19)

(5’) Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

(3’) Gv chốt lại:

-        Người thanh niên được hướng dẫn cách lập kế hoạch để quản lí thời gian và công việc của mình.

-        Anh ta ghi lại các công việc ngày mai của mình, sắp xếp các việc quan trọng cần làm trước lên phía trên

-        Anh ta hoàn thành hết tất cả công việc trong ngày của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Anh cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

(4’) HS thảo luận nhóm đôi theo hình thức Think – Pair - Share trả lời 2 câu hỏi:

-        Vậy lên kế hoạch là gì? Lợi ích của việc lên kế hoạch là gì?

(3’) Gv chốt lại nội dung, HS ghi kết quả vào vở/ nhật kí học tập.


   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Để thực hiện được kế hoạch thì cần biết phải có những bước thực hiện nào?

-           (4’) Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng? (Thông hiểu – Bloom 2)

+ Mỗi đội 5/6 HS

+ Đồ dùng: Mỗi nhóm 1 bộ 7 thẻ từ và 1 từ giấy bìa khổ A2 (để HS dán các thẻ từ): Xác định mục tiêu; Các bước thực hiện; Thời gian; Cách thức thực hiện; Trở ngại, khó khăn; Tiến độ; Kết quả cuối cùng

+ Nhiệm vụ: Xếp các bước lập kế hoạch theo đúng trình tự - nhóm nào xếp đúng, nhanh nhất sẽ giành 1 phần quà.

+ HS chơi

+ Tổng kết và chốt lại đáp án:

B1: Xác định mục tiêu

B2: Các bước thực hiện

B3: Thời gian

B4: Cách thức thực hiện

B5: Trở ngại, khó khăn

B6: Tiến độ

B7: Kết quả cuối cùng

-          (3’) Chia sẻ với bạn bên cạnh các câu hỏi:

1.   Bản kế hoạch có mấy phần? Đó là những phần nào? (Ghi nhớ - Bloom 1)

2.   Có kế hoạch sẽ có tác dụng gì? (Thông hiểu – Bloom 2)

-          (2’) Đánh giá: Nêu các bước trong kế hoạch để thực hiện giải pháp của mình.

+ 2 đến 3 HS

(1’) Kết nối: Lập 1 kế hoạch theo mẫu (GV đưa bản có kẻ bảng sẵn cho học sinh điền).

   Mảnh ghép b

Dẫn dắt: Việc lên kế hoạch là rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, tuy nhiên để lên được một kế hoạch hiệu quả bằng cách nào.

(3’) Thảo luận nhóm:

GV đưa yêu cầu thảo luận:

Trong suốt học kì I vừa qua, kết quả môn Toán của 1 bạn học sinh không cao, bạn rất buồn bã và suy sụp.

Giả sử đặt mình trong hoàn cảnh của bạn, em hãy lập kế hoạch để cải thiện môn Toán hiệu quả trong học kì II.

  • HS chia nhóm.
  • Thảo luận nhóm.

(3’) Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.

Gv hỗ trợ các nhóm liệt kê các hoạt động theo thứ tự quan trọng lên trước tiên.

Gv chốt lại: Các em vừa thực hiện các bước lập kế hoạch để cải thiện kết quả học tập của mình.

(3’) Vậy theo em các bước thực hiện lập kế hoạch là gì?

GV dẫn dắt, hướng dẫn HS để có kết quả cuối cùng, có thể là:

B1: Xác định mục tiêu

B2: Các bước thực hiện

B3: Phân bố thời gian thực hiện

B4: Cách thức thực hiện

B5: Lường trước các trở ngại, khó khăn

B6: Kiểm soát tiến độ

B7: Đánh giá kết quả cuối cùng

(1’)HS ghi lại kết quả vào sổ nhật kí học tập.