Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K4: Tiết 4.13”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
 
Dòng 3: Dòng 3:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
|'''Câu hỏi tiết học'''
|'''Câu hỏi tiết học'''
| colspan="2" rowspan="1" |4.13. Em có suy ngẫm & quan điểm gì?<br />Suy ngẫm sau quá trình khám phá: Em trả lời câu hỏi dẫn dắt như thế nào?
| colspan="2" rowspan="1" |'''4.13. Em có suy ngẫm & quan điểm gì? Suy ngẫm sau quá trình khám phá: Em trả lời câu hỏi dẫn dắt như thế nào?'''
|-
|-
|'''Mục tiêu bài học'''
|'''Mục tiêu bài học'''

Bản mới nhất lúc 04:27, ngày 19 tháng 2 năm 2020

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 4.13. Em có suy ngẫm & quan điểm gì? Suy ngẫm sau quá trình khám phá: Em trả lời câu hỏi dẫn dắt như thế nào?
Mục tiêu bài học 4.13.1. Học sinh tóm tắt được nội dung học trong các bài trước, đồng thời nắm được nên tìm thông tin ở đâu để trả lời câu hỏi dẫn dắt. 4.13.2. Học sinh tự trả lời câu hỏi suy ngẫm của chương.
Tiêu chí đánh giá 4.13.1.

- HS tóm tắt và nhắc lại những gì đã học & rút ra trong bài 4.10 - 4.12. (giải thích con nghiêng về quan điểm nào)

- HS chỉ ra được mình nên tìm chứng cứ & thông tin ở những nguồn nào.

4.13.2. Câu trả lời của HS phản ánh được phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt chương/lăng kính (sử dụng tóm tắt từ 4.13.1).
Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(1’) 60 giây thử thách: GV yêu cầu HS trong 60 giây ghi ra tất cả những từ ngữ có liên quan đến những nội dung đã học ở lăng kính 3 - con người và các quan điểm nên và không nên tự do tác động đến Trái Đất. (Bloom 1)

(5’) Xâu chuỗi: HS làm việc nhóm để sơ đồ hóa những nội dung thực hiện trong 60 giây thử thách. Lưu ý với HS về việc tôn trọng bản quyền và các nguồn tài liệu. (Bloom 2)

  • Nhóm em nghiêng về quan điểm nào giữa việc con người nên hay không nên tự do tác động tới Trái Đất để phục vụ lợi ích của mình.
  • Dựa vào đâu (nguồn thông tin nào/ tài liệu nào/…) để biết những nội dung em trình bày là đúng đắn?
  • Em có thể tìm thấy thêm những thông tin liên quan đến những nội dung này ở đâu? (HS được phép sử dụng những tài liệu có trong các tiết trước hoặc bảng ghi chép các quan điểm ở tiết 4.11 và 4.12)

(6’) Trình bày quan điểm: Mỗi nhóm cử 1 thành viên ở lại vị trí nhóm để trình bày, các thành viên còn lại đến nhóm khác để lắng nghe, đặt câu hỏi và ghi chép vào Nhật kí học tập đối với những ý tưởng thú vị.

   Mảnh ghép b

(10’) GV yêu cầu HS thực hiện sơ đồ 1 trang theo nhóm về những nội dung liên quan đến vấn đề con người với các quan điểm nên và không nên tự do tác động đến Trái Đất vì lợi ích của mình. (Bloom 2)

HS sử dụng tất cả những nội dung, tài liệu ghi chép ở các tiết học trước, đặc biệt 2 góc quan điểm tiết 4.11 và 4.12. (Lưu ý HS về vấn đề trích nguồn tài liệu)

(5’) Trình bày: theo hình thức phòng tranh, các thành viên được đặt câu hỏi về quan điểm của mỗi nhóm, có sự ghi chép cá nhân.


   Mảnh ghép a

(10’) HS thực hành suy ngẫm trong Nhật kí học tập: (Bloom 5)

  • Theo em, con người có nên tự do tác động tới Trái Đất để phục vụ lợi ích của mình không? Quan điểm của em về vấn đề này là gì?
  • Viễn cảnh tốt nhất hoặc xấu nhất cho sự lựa chọn trong câu trả lời của em là gì?
  • Tại sao chúng ta cần quan tâm đến vấn đề này?

(5’) HS chia sẻ

   Mảnh ghép b

(15’) Tổ chức chia sẻ vòng tròn với chiếc gậy nói (Quy tắc chiếc gậy nói: Chỉ người cầm chiếc gậy mới được nói) xoay quanh câu hỏi: Em nghĩ sao về quan điểm "Con người nên được tự do tác động tới Trái Đất để phục vụ lợi ích của mình"?

  • Lưu ý: HS nói được quan điểm của em và giải thích ngắn gọn: Em nghĩ … bởi vì …
  • Khuyến khích tất cả HS đều được chia sẻ quan điểm
  • Đối với số lượng HS đông, GV nên tổ chức thành 2 - 3 vòng tròn trong lớp.
  • Sau phần chia sẻ, GV cho HS chọn nội dung chia sẻ ấn tượng nhất.

Dặn dò HS có thể ghi âm hoặc quay video về quan điểm của mình và đăng tải lên các ứng dụng giáo dục: Class Dojo, Flipgrid,...