Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K6: Tiết 6.11”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
 
(Không hiển thị 1 phiên bản ở giữa của cùng người dùng)
Dòng 3: Dòng 3:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
|'''Câu hỏi tiết học'''
|'''Câu hỏi tiết học'''
| colspan="2" rowspan="1" |6.11. Việc giảm nghèo & đói có phải là bất khả thi?
| colspan="2" rowspan="1" |'''6.11. Việc giảm nghèo & đói có phải là bất khả thi?'''
|-
|-
|'''Mục tiêu bài học'''
|'''Mục tiêu bài học'''
Dòng 119: Dòng 119:
|}
|}
GV tổng kết: 1-S; 2-Đ; 3-Đ; 4-Đ; 5-S
GV tổng kết: 1-S; 2-Đ; 3-Đ; 4-Đ; 5-S




Dòng 169: Dòng 170:
|
|
|}
|}
[[Thể loại:GCED]]
[[Thể loại:Nội dung dạy học cho 12 khối]]
[[Thể loại:GCED Khối 6]]

Bản mới nhất lúc 06:45, ngày 19 tháng 2 năm 2020

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 6.11. Việc giảm nghèo & đói có phải là bất khả thi?
Mục tiêu bài học 6.11.1. Học sinh được tiếp cận với với các luận điểm chứng minh giảm nghèo đói không phải là bất khả thi. 6.11.2. HS sử dụng thông tin để chứng minh giảm nghèo đói là khả thi.
Tiêu chí đánh giá 6.11.1. Học sinh được tiếp cận với ít nhất 3 luận điểm.
6.11.1. HS đưa ra được ít nhất 1 dẫn chứng/nguồn đáng tin cậy chứng minh cho mỗi luận điểm. (GV cung cấp nguồn để HS lựa chọn hoặc HS tự tìm hiểu)
Tài liệu gợi ý Ví dụ về luận điểm:

- Từ năm 2000 đến nay, tỉ lệ nghèo đã giảm 1/2. (1)

- Các quốc gia giàu/phát triển trước đây cũng là nước nghèo, song đã thoát nghèo. (2)

- Để xoá nghèo cùng cực trong 20 năm tới, cần khoảng 175 tỉ đô-la Mỹ. Số tiền này tương ứng với dưới 1% tổng thu nhập của những nước giàu nhất thế giới. (3)

- Việt Nam đã làm tốt việc này trong thời gian qua. (4)

________

1. https://www.un.org/sustainabledevelopment/wp-content/uploads/2018/09/Goal-1.pdf

2. https://www.ted.com/talks/hans_rosling_reveals_new_insights_on_poverty/transcript

3. https://www.un.org/en/sections/issues-depth/poverty/

4. https://www.slideshare.net/ngoc230270/bo-co-cp-nht-v-i-ngho-v-thnh-vng-chung-vit-nam-2018-ca-world-bank

(Cách tiếp cận tiết này tuỳ thuộc vào năng lực của HS)
Định hướng: Mong muốn của tiết này là gửi gắm một cái nhìn tích cực cho HS về việc xoá nghèo đói. HS nên có khả năng sử dụng những nỗ lực xoá đói giảm nghèo đã thành công để làm bằng chứng cho việc xoá đói giảm nghèo không những quan trọng mà còn khả thi.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Một định kiến phổ biến trong việc giảm đói nghèo là: việc giảm đói nghèo bất khả thi.

(’5) HS thảo luận theo cặp: hoàn thành một bảng thông tin để chứng minh (Bloom 2) định kiện trên là sai lầm.

Luận điểm Nội dung
Tỷ lệ nghèo toàn cầu
Một số quốc gia đạt kết quả tốt trong công tác giảm đói nghèo
Một số quốc gia thoát nghèo, trở thành nước phát triển
  • GV phát cho mỗi cặp HS 1 phiếu học tập chứa bảng yêu cầu trên
  • HS trao đổi theo cặp và điền vào phiếu.

(5’) GV gọi 3-4 HS phát biểu. Lưu ý, GV gọi HS bổ sung ý kiến cho nhau.

  • GV tổng kết một số luận điểm:

- Từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ nghèo đã giảm 1/2.

- Các quốc gia giàu/phát triển trước đây cũng là nước nghèo, song đã thoát nghèo.

- Để xoá nghèo cùng cực trong 20 năm tới, cần khoảng 175 tỉ đô-la Mỹ. Số tiền này tương ứng với dưới 1% tổng thu nhập của những nước giàu nhất thế giới.

- Việt Nam đã làm tốt việc này trong thời gian qua.

   Mảnh ghép b

(7’).  GV chiếu video:

https://www.youtube.com/watch?v=X3KtlUZATmg&t=34s (0:00 - 0:34)

  • Giáo viên yêu cầu HS theo dõi video và tóm tắt (Bloom 2) thành tựu giảm đói nghèo ở Việt Nam.
  • GV gọi 1-2 HS trình bày. GV tổng kết: Việt Nam là một quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • GV đặt thêm các câu hỏi, gọi HS trả lời:
  • Em hãy nhận định (Bloom 2) tình hình xóa đói giảm nghèo trên thế giới trong khoảng 10 năm trở lại đây.
  • Em hãy đưa ra một dự đoán (Bloom 5) về số ngân sách dùng để xóa đói nghèo cùng cực trên toàn cầu tương đương bao nhiêu phần trăm tổng thu nhập của những nước giàu trên thế giới.
  • Em hãy nêu (Bloom 1) tên một số quốc gia trên thế giới đã thoát nghèo trở thành nước phát triển.
  • GV tổng kết:

- Từ năm 2000 đến nay, tỉ lệ nghèo đã giảm 1/2.

- Các quốc gia giàu/phát triển trước đây cũng là nước nghèo, song đã thoát nghèo.

- Để xoá nghèo cùng cực trong 20 năm tới, cần khoảng 175 tỉ đô-la Mỹ. Số tiền này tương ứng với dưới 1% tổng thu nhập của những nước giàu nhất thế giới.

- Việt Nam đã làm tốt việc này trong thời gian qua.

(3’) Quiz: Em hãy xác định (Bloom 2) các thông tin sau là đúng hay sai? GV gọi 1 HS trả lời. Trong trường hợp GV đó chưa có câu trả lời chính xác, GV gọi thêm 1-2 HS khác:

STT Thông tin
1 Tỉ lệ người nghèo trên thế giới đang ngày càng gia tăng.
2 Trong các quốc gia phát triển, một số quốc gia trước đây từng là nước nghèo
3 Việt Nam là một trong số những quốc gia đạt nhiều thành tựu xóa đói giảm nghèo
4 Một số quốc gia trên thế giới vẫn còn tỷ lệ nghèo đói cao
5 Không còn quốc gia nào trên thế giới trong diện nghèo đa chiều

GV tổng kết: 1-S; 2-Đ; 3-Đ; 4-Đ; 5-S


   Mảnh ghép a

(14’) Khai thác tư liệu:

  • GV chia lớp thành 4-5 nhóm, mỗi nhóm gồm 4-6 HS.
  • GV phát tư liệu cho mỗi nhóm, yêu cầu HS đọc và thiết kế một poster nhằm trả lời câu hỏi bên dưới:
  • Em hãy tóm tắt (Bloom 2) thành tựu chung trong công tác giảm đói nghèo.
  • Em hãy lựa chọn (Bloom 2) những số liệu cần thiết để chứng minh (Bloom 2) cho lời tóm tắt đó.
  • GV mời đại diện các nhóm trình bày.

(1’) Gv tổng kết ý kiến thảo luận của các nhóm

   Mảnh ghép b

(14’) Tìm hiểu các bảng số liệu.

  • Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người.
  • Mỗi nhóm sẽ được nhận một bảng số liệu (có thể giống hoặc khác về bảng số liệu giữa các nhóm).
  • GV yêu cầu các nhóm đọc bảng số liệu, thiết kế một poster nhằm trả lời các câu hỏi:
  • Nhận xét (Bloom 2) sự thay đổi tình trạng đói nghèo
  • Lựa chọn (Bloom 2) thông tin để minh chứng cho nhận xét đó.
  • GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày. Lưu ý, GV khuyến khích mời HS nhóm khác bổ sung/ hoặc phản biện

(1’) Gv tổng kết ý kiến thảo luận của các nhóm.