Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K10: Tiết 10.8”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
 
(Không hiển thị 1 phiên bản ở giữa của cùng người dùng)
Dòng 3: Dòng 3:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
|'''Câu hỏi tiết học'''
|'''Câu hỏi tiết học'''
| colspan="2" rowspan="1" |10.8. Tính hòa nhập và cơ hội học tập hiệu quả có mối quan hệ như thế nào?<br />
| colspan="2" rowspan="1" |'''10.8. Tính hòa nhập và cơ hội học tập hiệu quả có mối quan hệ như thế nào?<br />'''
|-
|-
|'''Mục tiêu bài học'''
|'''Mục tiêu bài học'''
Dòng 204: Dòng 204:
|
|
|}
|}
[[Thể loại:GCED]]
[[Thể loại:Nội dung dạy học cho 12 khối]]
[[Thể loại:GCED Khối 10]]

Bản mới nhất lúc 07:35, ngày 19 tháng 2 năm 2020

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 10.8. Tính hòa nhập và cơ hội học tập hiệu quả có mối quan hệ như thế nào?
Mục tiêu bài học 10.8.1. Học sinh hiểu môi trường học tập thiếu tính hòa nhập sẽ ảnh hưởng tới cơ hội học tập của một số người. 10.8.2. Học sinh hiểu giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng và thúc đẩy môi trường hòa nhập.
Tiêu chí đánh giá 10.8.1. Học sinh có thể:

- giải thích được tính hòa nhập (inclusiveness) trong giáo dục là gì.

- giải thích được 2 ảnh hưởng của môi trường học tập thiếu tính hòa nhập sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả học tập như thế nào.

10.8.2. Học sinh có thể:

- giải thích 2 ảnh hưởng của giáo dục tới việc cải thiện sự bất bình đẳng, thúc đẩy tính hòa nhập.

Tài liệu gợi ý Gợi ý câu trả lời:

Ở tiết 10.6 học sinh đã học về các yếu tố ảnh hưởng tới việc học tập hiệu quả, tiết này học sinh sẽ tìm hiểu

việc môi trường học tập thiếu tính hòa nhập sẽ ảnh hưởng đến những yếu tố này như thế nào.

VD như:

- Chất lượng trường học:

+ Không phải trường học nào cũng có giáo viên hỗ trợ học sinh khuyết tật

=> cản trở việc nhóm học sinh khuyết tật đi học/được học.

+ Môi trường học tập không thân thiện (VD: học sinh thuộc vùng miền khác bị bắt nạt khi đi học) với một số nhóm người

=> khiến việc đi học trở nên khó khăn, khiến học sinh không muốn đi học.
- Thời gian học tập:

+ Môi trường không an toàn sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của đứa trẻ và ảnh hưởng tới thời gian học tập của một đứa trẻ.

- Các nguồn lực hỗ trợ khác:

+ Thiếu nguồn lực hỗ trợ học sinh khuyết tật (VD: không có sgk cho người khiếm thị

=> ít có cơ hội học tập chất lượng cho người khiếm thị.)

+ Gia đình có sự phân biệt đối xử giới (VD: đầu tư giáo dục cho con trai nhưng không đầu tư giáo dục cho con gái).
Một số nguồn tham khảo thêm:

https://www.opensocietyfoundations.org/explainers/value-inclusive-education

https://education.cu-portland.edu/blog/classroom-resources/inclusive-education

https://inclusiveeducation.ca/about/what-is-ie/

https://www.unicef.org/vietnam/vi/giáo-dục-hòa-nhập-cho-trẻ-khuyết-tật

https://tamlytreem.com/giao-dc-hoa-nhp-la-gi/

https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/giao-duc-hoa-nhap-nhan-thuc-cua-cong-dong-gia-dinh-con-han-che-3926154-b.html

Gợi ý câu trả lời:

Xem lại Gợi ý bài 10.3 nói về một số ảnh hưởng của Giáo dục tới một quốc gia, tập trung vào việc thay đổi nhận thức chung cũng như việc giáo dục giúp bất giảm bất bình đẳng như thế nào.

Một số nguồn tham khảo thêm:

https://www.usaid.gov/vi/vietnam/persons-with-disabilities

Mảnh ghép thatính hòa nhập m khảo
   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Ước tính có khoảng nửa triệu trẻ khuyết tật sống ở Việt Nam. Những trẻ em này phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của họ và nhiều hình thức phân biệt đối xử, dẫn đến bị loại trừ khỏi xã hội và trường học. Trong khi mọi trẻ em đều có quyền được giáo dục, thái độ đối với trẻ em khuyết tật cũng như thiếu hiểu biết về nhu cầu của chúng sẽ kết hợp những thách thức mà chúng phải đối mặt khi đòi hỏi quyền này.

Với việc tiếp cận với trường học một vấn đề chính, mối quan tâm bình đẳng là chưa đáp ứng đầy đủ của hệ thống giáo dục để đảm bảo giáo dục chất lượng cho trẻ khuyết tật.

Giáo dục Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung cần đặc biệt chú ý giáo dục hòa nhập. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về Giáo dục hòa nhập và ảnh hưởng của nó tới trẻ.

HOẠT ĐỘNG THINK - PAIR - SHARE:

(5’) THINK:

  • Học sinh trả lời các câu hỏi dưới đây. GV gọi HS phát biểu trước lớp:
  1. Em biết gì về khái niệm “Giáo dục hòa nhập”? Trình bày (Bloom 1)
  2. Theo em, đối tượng của giáo dục hòa nhập là những ai? Liệt kê (Bloom 1).
  3. Theo em, những đối tượng của giáo dục đặc biệt có gặp bất công trong trường học không? Liệt kê những bất công mà em biết/chứng kiến? Liệt kê (Bloom 1) và Đánh giá (Bloom 3)
  4. Vậy nếu giáo dục hòa nhập được quan tâm và đầu tư đúng đắn sẽ tác động tích cực như thế nào đến những đối tượng của giáo dục hòa nhập? Chứng minh bằng những ví dụ cụ thể. Giải thích (Bloom 2) và Phân tích (Bloom 4).

Tham khảo Phiếu học tập 10.8.1.a

(3’) PAIR:

  • HS chia sẻ bài làm của mình với bạn bên cạnh.
  • HS lắng nghe, phản hồi và bổ sung vào bài làm của mình.

(5’) SHARE:

  • GV mời một vài HS chia sẻ bài làm của mình trước lớp.
  • Các HS khác lắng nghe, phản hồi và bổ sung vào bài làm của mình.

(2’) GV nhấn mạnh những điểm chính.

   Mảnh ghép b

Dẫn dắt: Ước tính có khoảng nửa triệu trẻ khuyết tật sống ở Việt Nam. Những trẻ em này phải đối mặt với những thách thức

đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của họ và nhiều hình thức phân biệt đối xử, dẫn đến bị loại trừ khỏixã hội và trường học. Trong khi mọi trẻ em đều có quyền được giáo dục, thái độ đối với trẻ em khuyết tật cũng như thiếu hiểu biết về nhu cầu của chúng sẽ kết hợp những thách thức mà chúng phải đối mặt khi đòi hỏi quyền này. Với việc tiếp cận với trường học một vấn đề chính, mối quan tâm bình đẳng là chưa đáp ứng đầy đủ của hệ thống giáo dục để đảm bảo giáo dục chất lượng cho trẻ khuyết tật.

Giáo dục Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung cần đặc biệt chú ý giáo dục hòa nhập. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về Giáo dục hòa nhập và ảnh hưởng của nó tới trẻ.

(2’) Xem Clip và trả lời các câu hỏi.

https://drive.google.com/open?id=1NmxbUUuPO9a85fBh-1JQdM4z4QXi5tbn

(5’) Team work: HS thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Tóm tắt (Bloom 1) nội dung chính của Clip.
  2. Trình bày (Bloom 1) cách hiểu của em về khái niệm “giáo dục hòa nhập”.
  3. Nếu môi trường học tập thiếu tính hòa nhập, người học sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều. Hãy Phân tích (Bloom 4) một số ảnh hưởng để minh họa.

(7’) Chia sẻ:

  • GV gọi các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
  • Các nhóm khác lắng nghe và phản hồi.

(1’) GV nhấn mạnh những điểm chính.


   Mảnh ghép a

Dẫn dắt:

(3’) Chơi trò chơi “Nhìn hình đoán chữ”:

  • Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người.
  • Mỗi nhóm sẽ được phát một bảng và 1 cây viết.
  • Trên màn hình sẽ xuất hiện một số hình ảnh/đoạn Video về đối tượng.
  • Nhiệm vụ của các nhóm là gọi tên đặc điểm của đối tượng bằng cách ghi lại thật nhanh trên tấm bảng được phát.

Ví dụ gợi ý:

    • Khiếm thị
    • Khiếm thính
    • Khiếm thanh
    • Tự kỷ
    • Khuyết tật cơ thể: tay, chân, …
    • Thiểu năng trí tuệ

(5’) Thảo luận nhóm: Kĩ thuật khăn trải bàn.

  • HS thảo luận với nhau để trả lời các câu hỏi sau:
  1. Liệt kê (Bloom 1) những khó khăn mà người khuyết tật phải đối mặt trong học tập và trong cuộc sống.
  2. Phân tích (Bloom 4) những tác động tích cực của giáo dục đến với những đối tượng cần sự giáo dục đặc biệt.
  3. Đề xuất (Bloom 4) một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hòa nhập cho những đối tượng đặc biệt này trong giáo dục.
  • Thư kí nhóm ghi lại câu trả lời của tất cả các thành viên trong nhóm.

(5’) Chia sẻ:

  • GV mời các nhóm chia sẻ bài làm của nhóm mình.
  • Các nhóm khác lắng nghe và phản hồi.

(2’) GV nhấn mạnh những điểm cần lưu ý.

   Mảnh ghép b

(10’) Hoạt động: Sắm vai.

  • GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm từ 4-5 HS.
  • Đại diện mỗi nhóm lên bốc thăm đối tượng mà nhóm mình sẽ đóng vai.

Các đối tượng gồm:

    • Khiếm thị
    • Khiếm thính
    • Khiếm thanh
    • Tự kỷ
    • Khuyết tật cơ thể: tay, chân, …
    • Thiểu năng trí tuệ
  • Thảo luận nhóm để hoàn thành yêu cầu trong PHT (Tham khảo Phiếu học tập 10.8.2.b):

(8’) Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

(2’) GV chốt ý chính