Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Danh sách thuật ngữ GCED”
Không có tóm lược sửa đổi |
Không có tóm lược sửa đổi |
||
(Không hiển thị 14 phiên bản ở giữa của cùng người dùng) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
{| class="wikitable" | <br /> | ||
{| class="wikitable sortable" | |||
|- | |- | ||
| style="text-align: center; font-size:14px; background-color:#f4cccc; width: | | style="text-align: center; font-size:14px; background-color:#f4cccc; width: 20%" |'''Thuật ngữ''' | ||
| style="text-align: center; font-size:14px; background-color:#f4cccc; width: | | style="text-align: center; font-size:14px; background-color:#f4cccc; width: 20%" |'''Tiếng Anh''' | ||
| style="text-align: center; font-size:14px; background-color:#f4cccc;" |'''Giải thích''' | | style="text-align: center; font-size:14px; background-color:#f4cccc;" |'''Giải thích''' | ||
|- | |- | ||
Dòng 17: | Dòng 17: | ||
|Central issue | |Central issue | ||
|Mỗi khối lớp sẽ có một chủ đề trọng tâm (được thiết kế dựa trên 17 SDGs, ví dụ như biến đổi môi trường, sức khỏe và well-being, v..v..). Cấu phần Nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu chủ đề trọng tâm, sau đó cấu phần Hành động sẽ biến những hiểu biết đó thành hành động thực tế. | |Mỗi khối lớp sẽ có một chủ đề trọng tâm (được thiết kế dựa trên 17 SDGs, ví dụ như biến đổi môi trường, sức khỏe và well-being, v..v..). Cấu phần Nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu chủ đề trọng tâm, sau đó cấu phần Hành động sẽ biến những hiểu biết đó thành hành động thực tế. | ||
|- | |||
|Nguyên lý giáo dục | |||
|Educational Principle | |||
|Nguyên lý giáo dục của môn học GCED là SCL- (Student-centered learning) - "Lấy người học làm trọng tâm". Đây chính là kim chỉ nam cho việc Dạy và Học trong môn GCED và cũng là một trong những sứ mệnh chủ đạo của VSC nhằm thay đổi cách tiếp cận giáo dục truyền thống "Giáo viên là trọng tâm" (Teacher centered learning/ TCL ) | |||
|- | |||
|Phương pháp tiếp cận | |||
|Approach | |||
|Phương pháp tiếp cận quyết định nội dung học tập sẽ được dạy và học như thế nào để tối đa hóa giá trị của môn học cũng như trải nghiệm học tập. VD: GCED mong muốn cho người học trải nghiệm thực tế, kết nối việc học với việc hành động, do đó GCED sử dụng phương pháp tiếp cận Học qua Phục vụ. | |||
Phương pháp tiếp cận không phải chiến lược dạy học cho từng tiết học, VD như “triển lãm đặc biệt” (gallery walk) hay “tư duy-bắt cặp-chia sẻ” (think-pair-share), vì đây sẽ là công việc của GV để hiện thực hóa những phương pháp tiếp cận của môn học. | |||
|- | |- | ||
|Học qua phục vụ | |Học qua phục vụ | ||
Dòng 25: | Dòng 36: | ||
|Cấu phần Nghiên cứu | |Cấu phần Nghiên cứu | ||
|Investigation component | |Investigation component | ||
|Nửa đầu của GCED, học sinh sẽ học cấu phần này trong học kỳ 1 | |Nửa đầu của GCED, học sinh sẽ học cấu phần này trong học kỳ 1, là nền tảng cho cấu phần Hành động trong HK2. | ||
|- | |- | ||
|Cấu phần Hành động | |Cấu phần Hành động | ||
Dòng 260: | Dòng 271: | ||
|N/A | |N/A | ||
|Cán bộ Quản lý | |Cán bộ Quản lý | ||
|- | |||
|. | |||
|. | |||
|. | |||
|- | |||
|. | |||
|. | |||
|. | |||
|} | |} |
Bản mới nhất lúc 08:31, ngày 27 tháng 7 năm 2020
Thuật ngữ | Tiếng Anh | Giải thích |
Công dân Toàn cầu | Global Citizen | Một Công dân Toàn cầu ngoài việc phải liên tục hướng tới việc phát triển bản thân, cũng phải có mong muốn cống hiến cho cộng đồng mình sinh sống, và xa hơn là cho sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. |
17 Mục tiêu Phát triển bền vững | 17 Sustainable Development Goals (SDGs) | Các Mục tiêu Phát triển bền vững là một tập hợp các chỉ tiêu liên quan đến tương lai phát triển quốc tế do Liên Hợp Quốc đề ra. Các Mục tiêu Phát triển bền vững sẽ được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2030. |
Chủ đề trọng tâm | Central issue | Mỗi khối lớp sẽ có một chủ đề trọng tâm (được thiết kế dựa trên 17 SDGs, ví dụ như biến đổi môi trường, sức khỏe và well-being, v..v..). Cấu phần Nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu chủ đề trọng tâm, sau đó cấu phần Hành động sẽ biến những hiểu biết đó thành hành động thực tế. |
Nguyên lý giáo dục | Educational Principle | Nguyên lý giáo dục của môn học GCED là SCL- (Student-centered learning) - "Lấy người học làm trọng tâm". Đây chính là kim chỉ nam cho việc Dạy và Học trong môn GCED và cũng là một trong những sứ mệnh chủ đạo của VSC nhằm thay đổi cách tiếp cận giáo dục truyền thống "Giáo viên là trọng tâm" (Teacher centered learning/ TCL ) |
Phương pháp tiếp cận | Approach | Phương pháp tiếp cận quyết định nội dung học tập sẽ được dạy và học như thế nào để tối đa hóa giá trị của môn học cũng như trải nghiệm học tập. VD: GCED mong muốn cho người học trải nghiệm thực tế, kết nối việc học với việc hành động, do đó GCED sử dụng phương pháp tiếp cận Học qua Phục vụ.
|
Học qua phục vụ
(không phải Học để phục vụ) |
Service learning | Học qua phục vụ là một phương pháp giảng dạy giao thoa giữa học thuật truyền thống, thực hành trong ngữ cảnh thực tế, và suy ngẫm. Trong đó, học sinh sẽ được tìm hiểu về các vấn đề mà cộng đồng đang đối mặt, từ đó học sinh đưa ra các giải pháp và có những hành động thiết thực để giải quyết những vấn đề này. |
Cấu phần Nghiên cứu | Investigation component | Nửa đầu của GCED, học sinh sẽ học cấu phần này trong học kỳ 1, là nền tảng cho cấu phần Hành động trong HK2. |
Cấu phần Hành động | Taking Action component | Nửa sau của GCED, học sinh sẽ học cấu phần này trong học kỳ 2, là nơi biến hiểu biết từ HK1 thành hành động thực tế. |
Học - Làm - Học | Learn - Do - Learn | Chu trình học tập của GCED, chú trọng vào việc học sinh học kiến thức, sau đó mang kiến thức đó đi áp dụng để tạo ra được giá trị cho cộng đồng, và quay ngược trở lại rút kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế. |
Nhật ký Học tập (LJJ) | Learning Journey Journal (LJJ) | Học sinh sử dụng trong suốt cả năm học để ghi chép kiến thức, suy ngẫm, quá trình phát triển của bản thân. |
Truy vấn cá nhân | Personal Inquiry | Dự án nghiên cứu cá nhân của học sinh về chủ đề trọng tâm, được thực hiện vào cuối Cấu phần Nghiên cứu. |
Bài Trình bày Truy vấn Cá nhân | Inquiry Presentation | Học sinh sẽ trình bày truy vấn cùng với LJJ của bản thân trong Bài Trình bày Truy vấn Cá nhân. Đây là phương pháp dùng để đánh giá một cách tổng thế những gì học sinh đã tìm hiểu được trong cấu phần Nghiên cứu. |
Dự án/Dự án Hành động | Project/Taking Action Project | Học sinh sẽ triển khai Dự án Hành động trong cấu phần Hành động để phục vụ cộng đồng, áp dụng những hiểu biết từ cấu phần Nghiên cứu. |
Học qua truy vấn | Inquiry-based learning | Học qua truy vấn là hình thức học tập chủ động, hướng tới việc người học tự đặt ra câu hỏi và tự tìm ra được câu trả lời bằng chính phương pháp của mình. Vai trò của người dạy sẽ là dẫn dắt và hỗ trợ, nhưng chỉ khi thực sự cần thiết. |
Hiện tượng | Phenomenon | Các chủ đề, vấn đề, sự kiện, khái niệm bất kỳ trong cuộc sống. |
Học qua hiện tượng | Phenomenon-
based learning |
Phương pháp sư phạm chính của GCED, cho phép học sinh nghiên cứu một hiện tượng dưới nhiều lăng kính, từ đó dần hình thành kiến thức, hiểu biết một cách toàn diện vượt ra ngoài cách phân chia môn học truyền thống. |
Lăng kính | Lens | Các góc nhìn, chuyên môn và cách tiếp cận khác nhau đối với một hiện tượng, bao gồm (1) Tư duy Toàn cầu; (2) Tư duy Hệ thống; (3) Tư duy Phản biện; (4) Đổi mới Sáng tạo; (5) Cộng tác. |
Lăng kính 1: Tư duy Toàn cầu | Lens 1: Global Mindedness | Qua lăng kính này, học sinh hiểu bản thân là một phần của thế giới rộng lớn. Biết mình là ai, vai trò và trách nhiệm của mình đối với các vấn đề của thế giới. Biết những điểm khác biệt của vấn đề ở mỗi khu vực trên thế giới. |
Lăng kính 2: Tư duy Hệ thống | Lens 2: Systems Thinking | Qua lăng kính này, học sinh hình thành tư duy hệ thống (systems thinking) từ việc hiểu rằng mọi hiện tượng đều là một phần của một hệ thống lớn. Tìm hiểu về quy luật nguyên nhân-kết quả của vấn đề, từ đó nhìn ra tính hệ thống & hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề đó. Sau khi nắm được nguyên nhân, học sinh sẽ tìm hiểu một vài giải pháp tối ưu, mang tính bền vững cho vấn đề. |
Lăng kính 3: Tư duy Phản biện | Lens 3: Information Criticality | Qua lăng kính này, học sinh nhận thức quá trình tiếp nhận & xử lý thông tin để đưa ra quyết định của bản thân. Biết cách chọn lọc thông tin hợp lý, đồng thời thay đổi các định kiến chưa chính xác. Học sinh hình thành được tư duy về hệ thống (systems thinking) |
Lăng kính 4: Đổi mới Sáng tạo | Lens 4: Innovation | Qua lăng kính này, học sinh sử dụng Vòng tròn Thiết kế để sáng tạo, thử nghiệm và hoàn thiện ý tưởng của mình. Học sinh biết cân nhắc rủi ro để triển khai ý tưởng thành công. Luyện tập hình thành Truy vấn cá nhân. |
Lăng kính 5: Cộng tác | Lens 5: Collaboration | Qua lăng kính này, học sinh hiểu việc hợp tác hiệu quả sẽ giúp mọi người đạt được mục tiêu chung. Học sinh nhận ra bản chất, yêu cầu và các hình thức của việc lãnh đạo. Xác định các mạng lưới hỗ trợ & tầm quan trọng của hành động tập thể. |
Vòng tròn Thiết kế | Design cyle | Vòng tròn Thiết kế là một quá trình rõ ràng, có tính hệ thống, cho phép người sử dụng phát triển ý tưởng của mình một cách bài bản, thiết thực, có cân nhắc cẩn thận tới yêu cầu thực tế và bối cảnh của những giải pháp khác với tính liên kết cao. |
Chuẩn bị và Trình bày Truy vấn Cá nhân | Personal Inquiry Preparation and Presentation | Giai đoạn HS lựa chọn đề tài Truy vấn cá nhân liên quan đến chủ đề trọng tâm của khối lớp mình, từ đó thực hiện nghiên cứu đi tìm câu trả lời, và trình bày câu trả lời cũng như quá trình tìm hiểu trong Bài Truy vấn Cá nhân. |
Định hướng Dự án Hành động | Orientation for Taking Action | Học sinh sẽ trải qua bước định hướng Dự án Hành động để chuyển tiếp sang Cấu phần Hành động ở học kỳ 2. Ở giai đoạn này, HS sẽ chuyển từ làm việc cá nhân sang làm việc nhóm thông qua bước Tạo nhóm, và hình thành đề án cho dự án Hành động trong HK2. |
Đánh giá nhằm phục vụ học tập | Assessment for Learning | Đánh giá nhằm phục vụ học tập là quá trình thu thập và phân tích bằng chứng học tập của người học để xác định thành quả học tập & định hướng cho việc dạy và học. Từ đó, người học có thể nâng cao tính chủ động trong học tập, có đủ khả năng và kiến thức để hướng tới việc học tập trọn đời. |
Đánh giá Quá trình | Formative assessment | Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học/khoá học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động hướng dẫn, giảng dạy. |
Đánh giá Tổng thể | Summative assessment | Đánh giá tổng thể được thực hiện một cách định kì vào một thời điểm cụ thể, tính điểm, quy đổi ra ĐẠT/KHÔNG ĐẠT cho cả khóa học. |
Chuẩn đầu ra | Learning outcomes | Yêu cầu dành cho học sinh ở cấp độ chương trình/năm học |
Mục tiêu học tập | Lesson objectives | Yêu cầu cho học sinh ở cấp độ tiết học |
Tiêu chí đánh giá | Assessment criteria | Dùng để đánh giá xem học sinh đã đạt được mục tiêu học tập hay chưa. Đây cũng là bằng chứng học tập cho phép giáo viên, BGH, cũng như PHHS có thể theo dõi và đảm bảo sự phát triển cá nhân của từng học sinh. |
Bằng chứng học tập | Evidence of Learning | Bằng chứng học tập là sản phẩm của quá trình HS học tập hướng đến việc đạt được các mục tiêu đề ra. Bằng chứng học sinh đạt được tiêu chí này có thể có nhiều dạng, từ học liệu học sinh sản xuất ra cho đến checklist giáo viên tự giữ để đánh giá hành vi mong muốn trong lớp. |
Ngày Báo cáo | The Big Day | Trong Ngày Báo cáo ở cuối Cấu phần Hành động, học sinh sẽ thuyết trình và trưng bày các dự án theo hình thức mà lớp đã thống nhất. |
Đề tài/Đề tài Dự án | Topic/Project topic | Học sinh sẽ thống nhất một đề tài để viết Đề án. Đề tài này không cố định, HS có thể thay đổi trong các giai đoạn sau nếu phù hợp. |
Đề án | Proposal | Khi học sinh đã được xếp nhóm, học sinh sẽ cùng nhóm của mình viết và nộp Đề án làm cơ sở cho việc triển khai dự án sau này. Đề án này sẽ bao gồm tất cả các truy vấn của thành viên nhóm, đồng thời hướng tới việc phục vụ nhu cầu thiết thực của một hoặc nhiều cộng đồng mà các thành viên đã thống nhất. |
Lập kế hoạch & Chuẩn bị | Planning & Preparation | Giai đoạn 1 của Cấu phần Hành động |
Triển khai | Fieldwork | Giai đoạn 2 của Cấu phần Hành động |
Suy ngẫm (giai đoạn) | Reflection | Giai đoạn 3 của Cấu phần Hành động |
Báo cáo & Truyền thông | Demonstration & Communication | Giai đoạn 4 của Cấu phần Hành động |
Ma trận/Ma trận chuẩn đầu ra | Outcome matrix | Ma trận Chuẩn đầu ra GCED bao gồm những mong đợi, chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với HS sau khi hoàn thành chương trình học GCED của mỗi khối lớp. |
Nhóm khối lớp | Grade cluster | 12 lớp được chia thành 5 nhóm khối lớp (1-2, 3-4-5, 6-7, 8-9, 10-11-12). Vì có những tiêu chuẩn đầu ra và cấu phần cần một vài năm để luyện tập và hoàn thành, Chương trình GCED phân hóa các mảng mong đợi này theo nhóm khối lớp, đảm bảo nội dung phù hợp với nhóm lứa tuổi đó. |
Hệ thống mã hoá | Coding system | Để chuẩn hóa việc lưu trữ tài nguyên, GCED sử dụng một hệ thống mã hóa để đặt tên cho các giáo án, mục tiêu học tập hay tài liệu hướng dẫn. Từ các mã này người đọc có thể suy ra khối lớp, số thứ tự bài học, mục tiêu học tập, và tên mảnh ghép. |
Khung Chương trình | Curriculum framework | Khung Chương trình của GCED là một hệ thống các chuẩn đầu ra học tập, trong đó có quy định rõ nội dung học tập cho HS. Khung Chương trình cũng bao gồm các mục tiêu lớn & mục tiêu nhỏ để HS từng bước đạt được các chuẩn đầu ra của GCED. |
Người thiết kế Khung Chương trình | Curriculum Designer | Là người thiết kế nội dung kiến thức giảng dạy và mục tiêu, tiêu chí đánh giá cho từng tiết ở từng khối lớp; đảm bảo tính chu trình liền mạch trong và giữa các khối. |
Thư viện tài nguyên | Resources library | Thư viện Tài nguyên là nơi lưu trữ tất cả hoạt động và tài liệu được Ban Biên soạn Chương trình công nhận về tính thích hợp để triển khai trong môn GCED. Giáo viên sẽ sử dụng Thư viện để lựa chọn phương án giảng dạy phù hợp nhất với học sinh và sở trường của bản thân. |
Mảnh ghép | Activity block | Mảnh ghép là bộ phận nhỏ nhất dùng để hợp thành một giáo án hoàn chỉnh. Một mảnh ghép sẽ thỏa mãn một trong số các mục tiêu học tập của giáo án. |
Phương pháp thiết kế ngược | Backward design | Phương pháp thiết kế chương trình này sẽ đặt ra mục tiêu chương trình trước khi quyết định nội dung và phương pháp đánh giá. |
Câu hỏi dẫn dắt | Guiding question | Mỗi chương trong môn GCED sẽ có một câu hỏi dẫn dắt định hướng tất cả kiến thức, hoạt động trong lăng kính đó. Học sinh cần trả lời được câu hỏi này khi đã hoàn thành một chương nhất định. |
Câu hỏi tiết học | Sub-question | Câu hỏi tiết học là những câu hỏi chi tiết hơn so với câu hỏi dẫn dắt, thường được sử dụng để định hướng 1 tiết học. Trả lời các câu hỏi tiết học sẽ giúp học sinh hiểu & trả lời được câu hỏi dẫn dắt. |
Nhóm chủ đề phụ | Basket | Học sinh sẽ được cung cấp 1 danh sách các nhóm chủ đề phụ trong chủ đề trọng tâm, sau đó những học sinh có truy vấn cá nhân nằm trong các nhóm chủ đề phụ giống nhau sẽ được xếp nhóm để thực hiện dự án Hành động. |
Hoạt động bổ trợ | Supplementary activity | Các hoạt động phụ nhằm hoàn thiện giáo án, kết nối các hoạt động chính với nhau, tạo sự xuyên suốt, liền mạch cho giáo án/tiết học. |
Template giáo án | Lesson plan template | Khung chỉ rõ những yếu tố cần thiết của một giáo án GCED. GV sử dụng template này để xây dựng giáo án cho mình. |
Mô hình 3A | 3A Model | Mô hình gợi ý về tiến trình hiệu quả của một giáo án, bao gồm (1) Kích hoạt, (2) Thu thập, và (3) Áp dụng. |
Nhật ký Giảng dạy | Teaching Diary | Nơi GV ghi chép, lưu trữ những nghiên cứu, kinh nghiệm, trải nghiệm về quá trình dạy GCED. |
Quản lý cơ sở | Campus leaders | Bao gồm BGH và Điều phối Cơ sở/Tổ trưởng chuyên môn, là người trực tiếp hỗ trợ và định hướng giáo viên cũng như đảm bảo HS phát triển đúng tiêu chuẩn của Chương trình. |
Hoạt động chuyên môn | Professional Development | Những hoạt động giúp GV phát triển khả năng giảng dạy môn GCED, bao gồm các buổi họp tổ/nhóm chuẩn bị cho việc giảng dạy, trao đổi/góp ý giáo án, dự giờ, đào tạo qua workshop, v.v. |
COT | Classroom Observation Tool | Công cụ đánh giá GV dựa trên checklish hành vi, biểu hiện. |
Phòng Chương trình | Academic Department | Tổ hợp nhân sự quản lý môn GCED một cách tập trung và đảm nhiệm trách nhiệm chính trong quá trình xây dựng và phát triển Chương trình. PCT bao gồm Điều phối Chương trình và Chuyên viên Chương trình. |
Cẩm nang Vận hành | Operation Manual (OM) | Cẩm năng giúp người đọc nắm tinh thần và lý thuyết của Chương trình, cũng như miêu tả cách xây dựng từng cấu phần trong Chương trình, từ Khung Chương trình cho 1 khối đến từng hoạt động của từng tiết học. Tài liệu này hữu dụng cho CBQL, giáo viên, và PCT, và có phần riêng của mỗi vai trò. |
Mốc đánh giá/Mốc quan trọng | Assessment milestone | Thời điểm thực hiện đánh giá quá trình hoặc tổng thể xuyên suốt năm học, là "trạm kiểm soát" bắt buộc của chương trình để theo dõi quá trình học tập của HS. |
Suy ngẫm (hành động) | Reflect | Suy ngẫm là quá trình “tiêu hóa” thông tin.
Một số yếu tố tiêu biểu của suy ngẫm là quan sát, đánh giá, đặt câu hỏi và liên kết các sự kiện, ý tưởng, trải nghiệm với nhau để đưa ra các ý tưởng, khái niệm mới. |
HS | N/A | Học sinh |
GV | N/A | Giáo viên |
BGH | N/A | Ban Giám hiệu |
CBQL | N/A | Cán bộ Quản lý |
. | . | . |
. | . | . |