Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Draft”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 162: Dòng 162:
*Nguyên nhân của việc phân biệt giới tính trong gia đình Việt Nam nói chung, và ở khu em sống nói riêng.
*Nguyên nhân của việc phân biệt giới tính trong gia đình Việt Nam nói chung, và ở khu em sống nói riêng.
*Cách nhìn nhận đúng đắn về vai trò của phụ nữ trong gia đình.
*Cách nhìn nhận đúng đắn về vai trò của phụ nữ trong gia đình.
|}<br />
{| style="background:none"
| style="vertical-align:top" |
[[Image:impo.png|37px|<nowiki/>]]<br />
<div style="width:60px;height:0px;"></div>
|
<div style="position:relative;left:-13px">  <div style="color:#ff5757"> '''Lưu ý:''' </div> Chương 4 có thể là thời điểm tốt để HS "kết nối" với các đối tác bên ngoài, hay những người/tổ chức có thể giúp các em. Làm vậy vừa giúp cho việc phục vụ cộng đồng hiệu quả hơn, vừa giúp truyền thông để mọi người hiểu rõ lợi ích mà HS có thể mang lại cho cộng đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là một '''mục tiêu bổ trợ,''' GV và HS chỉ nên hướng tới nếu điều kiện cho phép, và vẫn cần tập trung vào những mục tiêu chính đã nêu ở trên. </div><p style="margin-left:2%; margin-right:10%;">🔎 ''Xem thêm: [[Nội dung học tập#Ph.C3.A2n ph.E1.BB.91i n.E1.BB.99i dung.2FTimeline|Timeline học tập]] để hiể''</p>
|}
|}
==Lập kế hoạch cho dự án==
==Lập kế hoạch cho dự án==


Dòng 199: Dòng 206:
Có thể kết hợp nhiều hơn một loại hình Dự án, tùy theo khả năng/điều kiện của nhóm. VD: HS nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho một cộng đồng, sau đó đi hành động trực tiếp đẻ phục vụ cộng đồng đó.
Có thể kết hợp nhiều hơn một loại hình Dự án, tùy theo khả năng/điều kiện của nhóm. VD: HS nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho một cộng đồng, sau đó đi hành động trực tiếp đẻ phục vụ cộng đồng đó.
|Đối với những loại hình dự án yêu cầu HS phải ra khỏi khuôn viên trường học, thầy cô cần có phương án để '''đảm bảo an toàn''' cho HS, đồng thời cần xin phê duyệt của BGH/xin ý kiến PHHS trước khi triển khai.
|Đối với những loại hình dự án yêu cầu HS phải ra khỏi khuôn viên trường học, thầy cô cần có phương án để '''đảm bảo an toàn''' cho HS, đồng thời cần xin phê duyệt của BGH/xin ý kiến PHHS trước khi triển khai.
Tham khảo tài liệu này '''[https://docs.google.com/document/d/1hhpQLl1Q9PSzNnCkaMHC_euKt5BBRVHVMDtQfuT6FBA/edit?usp=sharing (LINK)]''' để biết một số công việc cần chuẩn bị khi HS có Dự án diễn ra bên ngoài Vinschool
|-
|-
|'''Xác định hiện trạng & các nguồn lực cần thiết'''
|'''Xác định hiện trạng & các nguồn lực cần thiết'''
Dòng 214: Dòng 224:
|HS cần xác định một số cách thu thập thông tin để kết luận mức độ hiệu quả của dự án, dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Một số cách gợi ý:
|HS cần xác định một số cách thu thập thông tin để kết luận mức độ hiệu quả của dự án, dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Một số cách gợi ý:


* Hỏi ý kiến đánh giá của những người khác (GV, các bạn khác, v.v.).
*Hỏi ý kiến đánh giá của những người khác (GV, các bạn khác, v.v.).
* Phỏng vấn trực tiếp cộng đồng được phục vụ.
*Phỏng vấn trực tiếp cộng đồng được phục vụ.
* Tự viết bài phân tích về những thay đổi của cộng đồng sau khi được phục vụ.
*Tự viết bài phân tích về những thay đổi của cộng đồng sau khi được phục vụ.


Dù là cách nào đi nữa, HS cũng cần lưu lại quá trình triển khai Dự án của nhóm mình & bản thân (sẽ được đề cập thêm ở [[Chương 5: Triển khai Dự án|Chương 5]])
Dù là cách nào đi nữa, HS cũng cần lưu lại quá trình triển khai Dự án của nhóm mình & bản thân (sẽ được đề cập thêm ở [[Chương 5: Triển khai Dự án|Chương 5]])
Dòng 224: Dòng 234:
VD:
VD:


* '''Với HS nhỏ (lớp 1-5):''' Nếu chọn cách hỏi ý kiến của người khác, các em có thể chỉ cần hỏi 1-2 người có thể tin cậy được
*'''Với HS nhỏ (lớp 1-5):''' Nếu chọn cách hỏi ý kiến của người khác, các em có thể chỉ cần hỏi 1-2 người có thể tin cậy được
*'''Với HS lớn hơn (từ lớp 6 trở lên):''' Cũng cách này, thầy cô có thể yêu cầu các em tham khảo ý kiến của nhiều người đa dạng hơn, và có thể kết hợp với những cách kiểm chứng khác.
*'''Với HS lớn hơn (từ lớp 6 trở lên):''' Cũng cách này, thầy cô có thể yêu cầu các em tham khảo ý kiến của nhiều người đa dạng hơn, và có thể kết hợp với những cách kiểm chứng khác.
|-
|-
Dòng 230: Dòng 240:
|Một số cách gợi ý:
|Một số cách gợi ý:


* Nhờ GV lưu lại quá trình làm việc của mình.
*Nhờ GV lưu lại quá trình làm việc của mình.
* Cả nhóm thảo luận, sau đó tự lưu lại bằng chứng làm việc của nhóm.
*Cả nhóm thảo luận, sau đó tự lưu lại bằng chứng làm việc của nhóm.
* Cả nhóm tự thảo luận, sau đó báo cáo trực tiếp cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ lưu lại quá trình này, và sẽ f/u với từng thành viên.
*Cả nhóm tự thảo luận, sau đó báo cáo trực tiếp cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ lưu lại quá trình này, và sẽ f/u với từng thành viên.


Có thể sử dụng các công cụ online để việc theo dõi & báo cáo được thuận tiện hơn.
Có thể sử dụng các công cụ online để việc theo dõi & báo cáo được thuận tiện hơn.
|
|
* '''Với HS nhỏ (lớp 1-5):''' Thầy cô có thể phải tự theo dõi tiến độ của HS, tuy nhiên cần yêu cầu HS chủ động báo cáo công việc của nhóm. Đồng thời, thầy
*'''Với HS nhỏ (lớp 1-5):''' Thầy cô có thể phải tự theo dõi tiến độ của HS, tuy nhiên cần yêu cầu HS chủ động báo cáo công việc của nhóm. Đồng thời, thầy
*'''Với HS lớn hơn (từ lớp 6 trở lên):''' Thầy cô có thể để HS chọn cách quản lý/theo dõi tiến độ dự án thích hợp nhất cho nhóm. Mục tiêu là HS tự theo dõi được mình và các bạn đang làm gì, không cần GV phải hỗ trợ/can thiệp nhiều.
*'''Với HS lớn hơn (từ lớp 6 trở lên):''' Thầy cô có thể để HS chọn cách quản lý/theo dõi tiến độ dự án thích hợp nhất cho nhóm. Mục tiêu là HS tự theo dõi được mình và các bạn đang làm gì, không cần GV phải hỗ trợ/can thiệp nhiều.
|-
|-
Dòng 245: Dòng 255:
</div> </div><br />Việc lập được kế hoạch hành động <font color="#ff0000">'''là yêu cầu bắt buộc cuối cùng''' </font>để thầy cô phê duyệt Dự án Hành động của từng nhóm HS. Dựa vào bản kế hoạch này, thầy cô sẽ biết được Dự án Hành động của mỗi nhóm có đủ rõ ràng và khả thi hay không
</div> </div><br />Việc lập được kế hoạch hành động <font color="#ff0000">'''là yêu cầu bắt buộc cuối cùng''' </font>để thầy cô phê duyệt Dự án Hành động của từng nhóm HS. Dựa vào bản kế hoạch này, thầy cô sẽ biết được Dự án Hành động của mỗi nhóm có đủ rõ ràng và khả thi hay không


== Ko tụ tập đông người ==
==Ko tụ tập đông người43==
<br />
{| class="wikitable"
|Tầm nhìn và Sứ mệnh của đối tác
|Đại diện của đối tác có thể giới thiệu với bạn về tầm nhìn/sứ mệnh của tổ chức của họ.
|-
|Triết lý tương đồng với Vinschool
|Đại diện bên đối tác có thể thảo luận về triết lý của tổ chức của mình
|-
|Cơ hội cho học sinh thực hiện dự án
|Học sinh cần được tạo điều kiện để giữ vai trò lãnh đạo
|-
|Mối liên kết với chương trình học
|Các mối liên kết rõ ràng với chương trình học là gì? Lứa tuổi cụ thế nào? Tại sao?
|-
|Sự an toàn/Safety
|Địa điểm này có an toàn không? Đưa bảo vệ của trường đến địa điểm này để làm một báo cáo đánh giá, nhận xét chi tiết.
|-
|Sự đảm bảo/Security
|Địa điểm này có được bảo vệ không? Đưa bảo vệ của trường đến địa điểm này để làm một báo cáo đánh giá, nhận xét chi tiết.
|-
|Địa điểm
|Địa điểm này có thích hợp cho môn học "Học để Phục vụ" không?
|-
|Khoảng cách từ địa điểm đến VSC
|Mất bao lâu để đi từ trường đến địa điểm này? Thời gian đó có khả thi hay không vào các thời điểm trong ngày (bao gồm cả thời gian mà giao thông đông đúc)
|-
|NHU CẦU
|Đối tác có rất nhiều nhu cầu mà Vinschool và tổ chức có thể đáp ứng
|-
|Chính sách "Không từ thiện"
|Không quyên góp, ủng hộ bằng tiền mặt - chỉ có mối quan hệ và sự hợp tác
|-
|Thông tin liên lạc
|Có ít nhất 2 đầu mối đại diện của đối tác liên lạc qua điện thoại di động hoặc email và khung giờ có thể liên lạc.
|-
|Địa chỉ
|Địa điểm có địa chỉ cụ thể
|-
|Phương tiện đi lại
|Dễ dàng di chuyển đến địa điểm - bằng oto, xe buýt? Bãi đỗ xe?
|-
|Số lượng HS
|Bao nhiêu học sinh có thể cùng ở tại địa điểm này một lúc mà vẫn thoải mái?
|-
|Giám sát tại địa điểm
|Tích cực tham gia, hợp tác, giao tiếp, và học tập một các vui vẻ!
|-
|
|
|-
|Sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn và hợp tác
|Các lãnh đạo sẵn sàng tham gia tích cực vào mối quan hệ đối tác hướng đến việc học của HS
|-
|Tham gia tích cực
|Lãnh đạo và nhân sự hỗ trợ sẵn sàng tham gia một cách tích cực
|-
|Thời gian hợp tác
|Có thể linh hoạt đối với thời gian/ngày/giờ cộng tác
|-
|Kỳ vọng
|Sẵn sàng chia sẻ những kỳ vọng, hướng dẫn
|}

Phiên bản lúc 03:26, ngày 28 tháng 1 năm 2021

Kết thúc Chương 3, HS đã được ghép nhóm để cùng nhau thực hiện Dự án Hành động, kết thúc Giai đoạn Học thứ nhất (Học kỳ 1). Sản phẩm cuối cùng của Giai đoạn Học là Đề án Hành động, trong đó tóm tắt qua những ý tưởng của các thành viên trong nhóm để phục vụ cộng đồng.

Tiếp theo, HS sẽ bắt đầu Giai đoạn Làm trong Học kỳ 2. Giai đoạn này sẽ kết nối các hoạt động phục vụ cộng đồng có ý nghĩa với kiến thức học thuật, phát triển cá nhân và trách nhiệm xã hội. HS sẽ có cơ hội tìm hiểu, khám phá và hành động để phục vụ nhu cầu thực tế của cộng đồng, đồng thời xây dựng các kỹ năng và kiến thức mới trong quá trình học.

🔎 Xem thêm: Học qua phục vụ để hiểu thêm về phương pháp tiếp cận giáo dục được sử dụng trong Giai đoạn Làm

Chương 4: Lập kế hoạch & Chuẩn bị là nội dung đầu tiên, và cũng là nội dung quan trọng nhất của Giai đoạn Làm. Lý do đơn giản là vì việc chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận luôn đóng vai trò tối quan trọng, quyết định mức độ hiệu quả của bất cứ dự án nào. Không những vậy, việc chuẩn bị cũng giúp cho HS được thật sự thực hành những gì mình đã học, tạo ra sự tiếp nối liền mạch giữa Giai đoạn Học thứ nhấtgiai đoạn Làm.

🔎 Xem thêm: Timeline học tập để hiểu thêm về các Giai đoạn trong môn GCED

Giai đoạn này sẽ có 3 yêu cầu dành cho HS, và sẽ được bôi đỏ trong phần Mục tiêu chương ở dưới đây. Dựa vào những yêu cầu này, thầy cô sẽ quyết định xem nhóm HS đã đủ điều kiện để triển khai Dự án Hành động (ở Chương 5) hay chưa.

Mục tiêu chương

GCED sử dụng phương pháp Học qua phục vụ theo trường phái học thuật, tức có nghĩa sẽ sử dụng việc phục vụ để "phục vụ" việc học. Trên tình thần đó, Dự án Hành động của các nhóm phải đạt được những tiêu chí sau:

Mục tiêu học tập (mục tiêu cá nhân):

  1. Dự án của HS có thể bổ trợ, kết nối & giúp HS hiểu sâu hơn về bài Truy vấn Cá nhân (đã hoàn thành ở Chương 2). Do đó, HS cần xác định được mối liên kết giữa Truy vấn cá nhân của mình với Dự án Hành động.

Mục tiêu phục vụ (mục tiêu chung của nhóm):

  1. Dự án của HS được xây dựng trên nhu cầu có thật của một cộng đồng cụ thể, có thể đem lại giải pháp sát với thực tế, và có tính ứng dụng cao. Do đó, HS cần điều tra nhu cầu thiết thực của cộng đồng được phục vụ.
  2. Dự án của HS được chuẩn bị kỹ càng, đã cân nhắc tất cả những yếu tố cần thiết. Do đó, HS cần có được một bản kế hoạch hành động cho dự án của mình.

Tất nhiên, độ khó/yêu cầu của mỗi mục tiêu này sẽ khác nhau tùy theo khối lớp, và đã được quy định rõ trong Khung Chương trình của 12 khối lớp.


Lưu ý:
Chương 4 có thể là thời điểm tốt để HS "kết nối" với các đối tác bên ngoài, hay những người/tổ chức có thể giúp các em. Làm vậy vừa giúp cho việc phục vụ cộng đồng hiệu quả hơn, vừa giúp truyền thông để mọi người hiểu rõ lợi ích mà HS có thể mang lại cho cộng đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là một mục tiêu bổ trợ, GV và HS chỉ nên hướng tới nếu điều kiện cho phép, và vẫn cần tập trung vào những mục tiêu chính đã nêu ở trên.

🔎 Xem thêm: Timeline học tập để hiể

Điều tra nhu cầu & Xác định giải pháp cho cộng đồng

Ý nghĩa của việc điều tra nhu cầu, từ đó xác định giải pháp cho cộng đồng

Trong bản Đề án của mỗi nhóm HS (sản phẩm ở cuối Chương 3), các em đã nêu rõ đối tượng/cộng đồng mà mình sẽ phục vụ, lý do vì sao mình lại chọn cộng đồng đó, cũng như ý tưởng của nhóm để giúp đỡ cộng đồng.

Vậy, tại sao lại cần thêm một bước nghiên cứu điều tra nhu cầu & xác định giải pháp cho cộng đồng nữa? Liệu bước này có trùng với những gì HS đã làm không?

  • Câu trả lời là không. Những gì HS viết trong Đề án chỉ dừng ở mặt ý tưởng (vì các em mới được tạo nhóm), chưa đủ thời gian chứng minh được cộng đồng mà các em định giúp có nhu cầu thật sự hay không. Nếu HS không chắc chắn về nhu cầu này, rất có thể Dự án Hành động của các em sẽ không phục vụ được đúng đối tượng, hoặc không đúng nhu cầu lớn nhất của đối tượng đó.
  • Hơn nữa, việc điều tra cẩn thận cũng giúp nhóm HS trả lời được câu hỏi tiếp theo: Với nhu cầu này của cộng đồng, liệu mình có thực hiện/đáp ứng được không? Cần phải làm gì tiếp theo để phục vụ cộng đồng. Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp ích cho việc lập kế hoạch của HS, khi HS cần phải xác định rõ ràng những công việc/điều kiện cần đạt được để triển khai dự án hiệu quả.

Dưới đây là ví dụ để thầy cô hình dung rõ hơn về sự khác biệt giữa yêu cầu của Chương 3 & Chương 4:

Nhu cầu cộng đồng & Giải pháp trong Đề án

(Ở cuối Chương 3)

Nhu cầu cộng đồng & Giải pháp sau khi đã điều tra

(Ở đầu Chương 4)

  • HS chỉ cần nêu cộng đồng mình muốn phục vụ là ai, họ đang gặp khó khăn gì.
  • HS chỉ cần nêu lý do nhóm muốn phục vụ cộng đồng. Có thể sử dụng một vài bằng chứng/số liệu để giải thích lý do này.
  • HS nói qua về giải pháp của mình, và có thể giải thích vì sao mình lại chọn giải pháp này.
  • HS phải chứng minh được cộng đồng mình muốn phục vụ đang bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan tới Chủ đề trọng tâm, và vấn đề đó mang tính cấp thiết.
  • HS bắt buộc phải sử dụng các nguồn thông tin bên ngoài để chứng minh cho nhu cầu của cộng đồng.
  • HS phải mô tả kỹ giải pháp của mình, và giải thích/chứng minh được tính hợp lý của giải pháp này.

Việc điều tra nhu cầu & xác định giải pháp cho cộng đồng là yêu cầu bắt buộc đầu tiên để thầy cô phê duyệt Dự án Hành động của từng nhóm HS. Việc điều tra này sẽ giống như một bài Truy vấn Cá nhân "mini", tức có nghĩa nhóm HS sẽ phải đi thu thập dữ liệu để trả lời câu hỏi của mình về nhu cầu, sau đó báo cáo về kết quả tìm kiếm của nhóm.


Lưu ý:
Trong GCED, 1 cộng đồng được coi là có "nhu cầu thiết thực" nếu:
  • Cộng đồng đó đang chịu ảnh hưởng của những vấn đề liên quan tới Chủ đề trọng tâm mà HS đang học;
  • Vấn đề đó chưa được giải quyết, và cần được giải quyết sớm, nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống/an sinh của cộng đồng.
  • Cách điều tra nhu cầu & xác định giải pháp cho cộng đồng

    Ở bước này, HS đã xác định được 1 cộng đồng mình muốn phục vụ, cũng như dự đoán về nhu cầu của cộng đồng đó. Tiếp theo, HS sẽ cần cân nhắc một vài bước sau:

    Các bước điều tra nhu cầu & xác định giải pháp cho cộng đồng
    Các yếu tố cần cân nhắc Hướng dẫn thực hiện Lưu ý
    Thông tin cần thu thập Dựa trên định nghĩa về "nhu cầu thiết thực", thầy cô có thể định hướng để HS trả lời một số câu hỏi như:
    • Cộng đồng mà em đã chọn là những ai? Cộng đồng này có quá lớn, hay quá nhỏ không?
    • Cộng đồng này đang gặp những vấn đề gì cần được giải quyết? Những vấn đề này có liên quan tới Chủ đề trọng tâm mình đang học không?
    • Vấn đề này đã được giải quyết trước đó chưa? Nếu rồi, vấn đề đó còn xảy ra không?
    • Việc giải quyết vấn đề này (nếu còn) có phải 1 nhu cầu thiết thực của cộng đồng không?
    • Có những cách gì để đáp ứng nhu cầu thiết thực này? Nhóm em có khả năng làm được gì?
    • Nếu trong quá trình điều tra, HS phát hiện ra cộng đồng mình đã chọn (trong Đề án) không có nhu cầu thiết thực nào cần giải quyết, HS có thể chọn 1 cộng đồng khác.
    • Tương tự, nếu HS phát hiện ra cộng đồng có nhu cầu thiết thực, nhưng bản thân nhóm lại không có khả năng giúp đỡ được một cách hợp lý, các em có thể chuyển hướng sang một cộng đồng/nhu cầu khác.


    Trong những trường hợp này, HS cần thông báo cho GV để thầy cô nắm thông tin và đưa ra hỗ trợ kịp thời.

    Nguồn thông tin HS không được tự kết luận nếu chưa tham khảo/thu thập thông tin từ bên ngoài. Một số nguồn thông tin gợi ý như sau:
    • Ý kiến của những người gần gũi, có hiểu biết hơn mình (bố mẹ, anh chị, thầy cô, v.v.).
    • Phỏng vấn chuyên gia về những vấn đề liên quan tới Chủ đề trọng tâm
    • Phỏng vấn trực tiếp đối tượng cần phục vụ.
    • Những nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy trên mạng.
    • Sách, báo, bài luận, bài phân tích của các chuyên gia.
    Khuyến khích HS sử dụng nhiều hơn 1 nguồn
    • Với HS nhỏ (lớp 1 - 5): Các em có thể chỉ cần hỏi ý kiến người thân, tuy nhiên phải giải thích được lý do đó bằng từ ngữ của mình
    • Với HS lớn hơn (lớp 6 trở lên): Có thể chọn những cách khó hơn, tùy vào khả năng/thời gian của nhóm.


    Nếu HS chọn phỏng vấn chuyên gia hoặc cộng đồng, các em nên liên hệ trước, đồng thời lập kế hoạch rõ ràng để bảo đảm nhóm có thể thu thập được dữ liệu từ những đối tượng này. Khuyến khích HS nên chủ động việc này, tuy nhiên GV vẫn có thể hỗ trợ nếu cần.

    Kế hoạch thu thập & báo cáo thông tin Nhóm HS cần cân nhắc những yếu tố sau:
    • Phân công thu thập thông tin: Ai sẽ tìm hiểu/nghiên cứu về mảng nào? Mỗi người thực hiện một nhiệm vụ riêng, HAY cả nhóm cùng tìm hiểu, sau đó đối chiếu/so sánh kết quả? Nếu cần phỏng vấn người khác, ai sẽ là người liên hệ?
    • Thời gian thu thập: Mất bao lâu để đi hỏi ý kiến/phỏng vấn/đọc thông tin trên mạng?
    • Đưa ra kết luận: Nhóm sẽ tự thảo luận với nhau để đưa ra kết luận, hay cần nhờ sự trợ giúp của GV?
    • Báo cáo thông tin: Cả nhóm sẽ chuẩn bị những gì để báo cáo? (Nội dung, slides, phiếu báo cáo, v.v.)
    Thầy cô có thể hỗ trợ HS tự lên kế hoạch, tuy nhiên vẫn khuyến khích để nhóm tự chủ động làm việc.


    Khuyến khích thầy cô tổ chức 1 - 2 buổi báo cáo để các nhóm HS báo cáo về kết quả điều tra của mình, tuy nhiên không bắt buộc. Thầy cô có thể yêu cầu HS viết báo cáo ngắn, hoặc có thể hỏi trực tiếp các thành viên/nhóm trưởng để biết nhóm đã làm gì, và đã có kết luận gì.


    Lưu ý:
  • Toàn bộ quá trình điều tra này không nhất thiết phải diễn ra ở trên lớp. Thầy cô có thể hướng dẫn để HS tự thực hiện ở nhà, hoặc sau giờ học.
  • Ở thời điểm này, HS đã quen hơn với việc tự nghiên cứu/điều tra, đo đó thầy cô chỉ nên đóng vai trò định hướng cho HS. Phần lớn các tiết học HS sẽ làm việc theo nhóm; thầy cô chỉ cần đưa ra một số hướng dẫn ban đầu, sau đó đi xung quanh lớp để xác định những nhóm đang gặp khó khăn và hỗ trợ những nhóm đó kịp thời.
  • Xác định liên kết giữa Truy vấn cá nhân và Dự án Hành động

    Ý nghĩa của việc xác định liên kết

    Trên lý thuyết, Truy vấn cá nhân của mỗi HS trong nhóm (ở Chương 2) sẽ có những khía cạnh, đặc điểm giống nhau nhất định. Đồng thời, Dự án Hành động của nhóm sẽ là tổng hợp của tất cả kiến thức, mối quan tâm & tò mò của mỗi HS (được thể hiện trong Truy vấn Cá nhân). Dù nhóm đó có triển khai Dự nào thế nào đi nữa, từng HS vẫn sẽ được thực hành/trải nghiệm trên những kiến thức mà mình đã học.

    Tuy nhiên, trên thực tế thì một nhóm vẫn có thể có nhiều HS với những mối quan tâm khác nhau, và nền tảng kiến thức/khả năng khác nhau. Do đó, cần phải bảo đảm Dự án sau này của các nhóm thật sự bổ trợ được cho việc học, duy trì tính liền mạch của việc học GCED.

    Việc xác định được liên kết giữa Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động là yêu cầu bắt buộc thứ hai để thầy cô phê duyệt Dự án Hành động của từng nhóm HS. Nếu có bất cứ HS nào không xác định được những gì mình sắp làm sẽ bổ trợ như thế nào cho những gì mình đã học, thầy cô cần yêu cầu HS làm lại bước này trước khi phê duyệt Dự án.

    Cách xác định liên kết

    Ở bước này, HS đã điều tra xong về nhu cầu của cộng đồng, và đã biết được mình sẽ phục vụ nhu cầu gì của cộng đồng đó. Ngoài ra, các em cũng có Truy vấn cá nhân của riêng mình (sản phẩm của Chương 2), trong đó có nêu rõ những điều em thắc mắc & câu trả lời của em về một khía cạnh nhất định của Chủ đề trọng tâm.

    Tiếp theo, HS sẽ cần làm một số việc sau:

    • Với HS nhỏ (lớp 1-5): Các em cần liệt kê, và có thể giải thích một số khía cạnh đơn giản mà em mong muốn học hỏi được thông qua Dự án Hành động. Những khía cạnh này phải liên quan tới Truy vấn cá nhân của các em.
    • Với HS lớn hơn (từ lớp 6 trở lên): Cũng yêu cầu tương tự, nhưng những khía cạnh này có thể phức tạp hơn. Ngoài ra, HS cần phải có kế hoạch cá nhân để kiểm chứng những thông tin này.

    Ví dụ:

    Câu hỏi truy vấn Câu trả lời truy vấn Chủ đề Dự án Hành động Những điều HS muốn học hỏi (tức liên kết giữa Truy vấn và Dự án)
    Xã hội Việt Nam hiện đại (từ 1980 cho tới nay) có tồn tại bất bình đẳng giới tính không?

    Nếu có, các nguyên nhân lớn nhất dẫn tới hiện tượng này là gì?

    Có tồn tại sự bất bình đẳng. Nguyên nhân là:
    • Lý do A
    • Lý do B
    • Lý do C
    Giảm thiểu sự phân biệt giới tính tại các gia đình ở quận Hai Bà Trưng (khu vực sống của đa số HS trong nhóm)
    • Nguyên nhân của việc phân biệt giới tính trong gia đình Việt Nam nói chung, và ở khu em sống nói riêng.
    • Cách nhìn nhận đúng đắn về vai trò của phụ nữ trong gia đình.



    Lưu ý:
    Chương 4 có thể là thời điểm tốt để HS "kết nối" với các đối tác bên ngoài, hay những người/tổ chức có thể giúp các em. Làm vậy vừa giúp cho việc phục vụ cộng đồng hiệu quả hơn, vừa giúp truyền thông để mọi người hiểu rõ lợi ích mà HS có thể mang lại cho cộng đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là một mục tiêu bổ trợ, GV và HS chỉ nên hướng tới nếu điều kiện cho phép, và vẫn cần tập trung vào những mục tiêu chính đã nêu ở trên.

    🔎 Xem thêm: Timeline học tập để hiể

    Lập kế hoạch cho dự án

    Ý nghĩa của việc lập kế hoạch cho dự án

    Nếu không có kế hoạch, HS sẽ không thể thực hiện được Dự án Hành động một cách hiệu quả. Thầy cô cũng không thể đánh giá được các em HS có đang bám sát vào định hướng ban đầu mà nhóm đã đề ra hay không.

    Cách lập kế hoạch

    Ở bước này, HS đã biết mình sẽ giúp ai, và giúp như thế nào (từ việc điều tra). Ngoài ra, HS cũng đã có mục tiêu riêng cho bản thân mình, thông qua việc xác định những điểm em muốn học hỏi qua Dự án của nhóm.

    Tiếp theo, HS sẽ cần lập một bản kế hoạch chi tiết, bao gồm những yếu tố sau:

    Các bước lập kế hoạch cho Dự án
    Các yếu tố cần cân nhắc Hướng dẫn thực hiện Lưu ý
    Mục tiêu Dự án (mục tiêu chung) Sau khi mỗi HS đã có được mục tiêu riêng của mình (mục tiêu học tập), cả nhóm sẽ cùng thống nhất mục tiêu chung của Dự án.


    Mục tiêu Dự án đã được HS từ Đề án, tuy nhiên đó chỉ là mục tiêu đề xuất. Ở bước này, HS sẽ cập nhật/thay đổi mục tiêu sau khi đã xác định được nhu cầu của cộng đồng.

    Tùy theo độ tuổi của HS, mà yêu cầu cho mục tiêu này có thể sẽ khác nhau. Chi tiết tham khảo trong Khung Chương trình của từng lớp.


    VD: Lớp 1 chỉ cần mục tiêu rõ ràng, thực tế, tuy nhiên HS lớp 8 phải đặt được mục tiêu mang tính SMART cho Dự án của mình.

    Loại hình Dự án HS chọn ít nhất một trong bốn loại hình Dự án:
    • Trực tiếp: Dự án có ảnh hưởng/tác động trực tiếp đến cộng đồng mà nhóm chọn,.
    • Gián tiếp: Dự án mang lại lợi ích cho một cộng đồng, tuy nhiên người thực hiện không cần có mặt/tác động trực tiếp tới cộng đồng đó.
    • Tuyên truyền: vận động hành lang, tuyên truyền.
    • Nghiên cứu: Tìm thông tin, giải pháp cho một vấn đề sau đó gửi thông tin đến một tổ chức có liên quan đến cộng đồng/ đối tượng mà đề tài của nhóm hướng đến.

    Có thể kết hợp nhiều hơn một loại hình Dự án, tùy theo khả năng/điều kiện của nhóm. VD: HS nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho một cộng đồng, sau đó đi hành động trực tiếp đẻ phục vụ cộng đồng đó.

    Đối với những loại hình dự án yêu cầu HS phải ra khỏi khuôn viên trường học, thầy cô cần có phương án để đảm bảo an toàn cho HS, đồng thời cần xin phê duyệt của BGH/xin ý kiến PHHS trước khi triển khai.


    Tham khảo tài liệu này (LINK) để biết một số công việc cần chuẩn bị khi HS có Dự án diễn ra bên ngoài Vinschool

    Xác định hiện trạng & các nguồn lực cần thiết HS cần thực hiện những việc sau:
    • Xác định hiện trạng: cả nhóm đang có gì, và cần làm những gì để đạt được mục tiêu dự án.
    • Xác định các nguồn lực cần thiết: Nhóm cần những nguồn lực gì (năng lực/khả năng của các thành viên, tiền bạc, thời gian, sự giúp đỡ từ bên ngoài, v.v.)
    Đặc biệt chú ý đến nguồn lực kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của mỗi thành viên trong nhóm. HS cần nhận ra rằng trước khi tìm tới các nguồn lực bên ngoài, nhóm cần tận dụng nguồn lực có sẵn trong nhóm trước.


    Nếu nhóm cần xin hỗ trợ từ phía GV, Nhà trường hay các đối tác bên ngoài, thầy cô nên yêu cầu HS chứng minh lý do xin hỗ trợ. Nếu hợp lý, thầy cô có thể giúp HS xin hỗ trợ, hoặc để HS tự chủ động việc này (nếu là HS lớn)

    Phương pháp kiểm chứng HS cần xác định một số cách thu thập thông tin để kết luận mức độ hiệu quả của dự án, dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Một số cách gợi ý:
    • Hỏi ý kiến đánh giá của những người khác (GV, các bạn khác, v.v.).
    • Phỏng vấn trực tiếp cộng đồng được phục vụ.
    • Tự viết bài phân tích về những thay đổi của cộng đồng sau khi được phục vụ.

    Dù là cách nào đi nữa, HS cũng cần lưu lại quá trình triển khai Dự án của nhóm mình & bản thân (sẽ được đề cập thêm ở Chương 5)

    Yêu cầu dành cho HS sẽ khác nhau, tùy theo độ tuỏi/khả năng của các em:


    VD:

    • Với HS nhỏ (lớp 1-5): Nếu chọn cách hỏi ý kiến của người khác, các em có thể chỉ cần hỏi 1-2 người có thể tin cậy được
    • Với HS lớn hơn (từ lớp 6 trở lên): Cũng cách này, thầy cô có thể yêu cầu các em tham khảo ý kiến của nhiều người đa dạng hơn, và có thể kết hợp với những cách kiểm chứng khác.
    Cách quản lý/theo dõi tiến độ dành cho HS (Không phải cho GV) Một số cách gợi ý:
    • Nhờ GV lưu lại quá trình làm việc của mình.
    • Cả nhóm thảo luận, sau đó tự lưu lại bằng chứng làm việc của nhóm.
    • Cả nhóm tự thảo luận, sau đó báo cáo trực tiếp cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ lưu lại quá trình này, và sẽ f/u với từng thành viên.

    Có thể sử dụng các công cụ online để việc theo dõi & báo cáo được thuận tiện hơn.

    • Với HS nhỏ (lớp 1-5): Thầy cô có thể phải tự theo dõi tiến độ của HS, tuy nhiên cần yêu cầu HS chủ động báo cáo công việc của nhóm. Đồng thời, thầy
    • Với HS lớn hơn (từ lớp 6 trở lên): Thầy cô có thể để HS chọn cách quản lý/theo dõi tiến độ dự án thích hợp nhất cho nhóm. Mục tiêu là HS tự theo dõi được mình và các bạn đang làm gì, không cần GV phải hỗ trợ/can thiệp nhiều.
    Phân công công việc khi triển khai HS cần xác định được các công việc cần thực hiện theo khung thời gian hợp lý, với phân công phù hợp với năng lực các thành viên. Mức độ chi tiết phụ thuộc vào lứa tuổi/khả năng của HS. Thầy cô có thể hỗ trợ HS phân công công việc, nếu HS không đủ khả năng tự làm việc này.


    Việc lập được kế hoạch hành động là yêu cầu bắt buộc cuối cùng để thầy cô phê duyệt Dự án Hành động của từng nhóm HS. Dựa vào bản kế hoạch này, thầy cô sẽ biết được Dự án Hành động của mỗi nhóm có đủ rõ ràng và khả thi hay không

    Ko tụ tập đông người43


    Tầm nhìn và Sứ mệnh của đối tác Đại diện của đối tác có thể giới thiệu với bạn về tầm nhìn/sứ mệnh của tổ chức của họ.
    Triết lý tương đồng với Vinschool Đại diện bên đối tác có thể thảo luận về triết lý của tổ chức của mình
    Cơ hội cho học sinh thực hiện dự án Học sinh cần được tạo điều kiện để giữ vai trò lãnh đạo
    Mối liên kết với chương trình học Các mối liên kết rõ ràng với chương trình học là gì? Lứa tuổi cụ thế nào? Tại sao?
    Sự an toàn/Safety Địa điểm này có an toàn không? Đưa bảo vệ của trường đến địa điểm này để làm một báo cáo đánh giá, nhận xét chi tiết.
    Sự đảm bảo/Security Địa điểm này có được bảo vệ không? Đưa bảo vệ của trường đến địa điểm này để làm một báo cáo đánh giá, nhận xét chi tiết.
    Địa điểm Địa điểm này có thích hợp cho môn học "Học để Phục vụ" không?
    Khoảng cách từ địa điểm đến VSC Mất bao lâu để đi từ trường đến địa điểm này? Thời gian đó có khả thi hay không vào các thời điểm trong ngày (bao gồm cả thời gian mà giao thông đông đúc)
    NHU CẦU Đối tác có rất nhiều nhu cầu mà Vinschool và tổ chức có thể đáp ứng
    Chính sách "Không từ thiện" Không quyên góp, ủng hộ bằng tiền mặt - chỉ có mối quan hệ và sự hợp tác
    Thông tin liên lạc Có ít nhất 2 đầu mối đại diện của đối tác liên lạc qua điện thoại di động hoặc email và khung giờ có thể liên lạc.
    Địa chỉ Địa điểm có địa chỉ cụ thể
    Phương tiện đi lại Dễ dàng di chuyển đến địa điểm - bằng oto, xe buýt? Bãi đỗ xe?
    Số lượng HS Bao nhiêu học sinh có thể cùng ở tại địa điểm này một lúc mà vẫn thoải mái?
    Giám sát tại địa điểm Tích cực tham gia, hợp tác, giao tiếp, và học tập một các vui vẻ!
    Sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn và hợp tác Các lãnh đạo sẵn sàng tham gia tích cực vào mối quan hệ đối tác hướng đến việc học của HS
    Tham gia tích cực Lãnh đạo và nhân sự hỗ trợ sẵn sàng tham gia một cách tích cực
    Thời gian hợp tác Có thể linh hoạt đối với thời gian/ngày/giờ cộng tác
    Kỳ vọng Sẵn sàng chia sẻ những kỳ vọng, hướng dẫn