Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Draft”
Không có tóm lược sửa đổi Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017 |
Không có tóm lược sửa đổi Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017 |
||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
<div class= style="font-size: | <div class= style="font-size: 200%"> 623462346234 </div> | ||
Phiên bản lúc 07:26, ngày 12 tháng 3 năm 2021
Giai đoạn HỌC thứ nhất chủ yếu đóng vai trò “nền tảng” và được dạy trong học kỳ đầu tiên của khóa học. GCED lấy phương pháp Học qua Hiện tượng làm trung tâm, trong đó học sinh tiếp cận các chủ đề hoặc đề tài (theme) một cách toàn diện. Cách tiếp cận này cho phép học sinh nghiên cứu một hiện tượng (ví dụ như một chủ đề, vấn đề, sự kiện, khái niệm) dưới nhiều Lăng kính (có thể là góc nhìn, chuyên môn và cách tiếp cận khác nhau); từ đó học sinh sẽ dần hình thành được kiến thức, hiểu biết một cách toàn diện vượt ra ngoài cách phân chia môn học truyền thống.
Sau khi đã được trang bị những kiến thức và hiểu biết về chủ đề trọng tâm của năm học, học sinh được thực hiện Truy vấn Cá nhân của mình. Đây là quá trình người học đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc, tò mò về hiện tượng, vấn đề mình quan tâm thông qua các định hướng về công cụ tìm hiểu bởi giáo viên. Tiếp theo đó, dựa trên sự tương đồng, bổ trợ của các mối quan tâm mà học sinh tìm hiểu trong Truy vấn Cá nhân, các nhóm thực hiện dự án Hành động sẽ được hình thành. Cuối học kì 1, sản phẩm của các nhóm sẽ là một bản Đề án: Định hướng hành động, làm cơ sở cho việc triển khai dự án sau này.
Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm
🔎 Xem thêm: Các Lăng kính để tham khảo định nghĩa, phạm vi, và mong đợi cho từng Lăng kính
🔎 Xem thêm: Gợi ý suy ngẫm để biết thêm về cách thực hiện suy ngẫm trong môn GCED
Mỗi khối lớp sẽ có một Chủ đề trọng tâm (ví dụ như Biến đổi khí hậu, Sống lành mạnh, v.v.). Chương đầu tiên sẽ tập trung tìm hiểu Chủ đề trọng tâm này thông qua những Lăng kính mà Công dân Toàn cầu phải sử dụng, và Giai đoạn LÀM sẽ biến những hiểu biết này thành hành động thực tế.
Vào tiết học cuối cùng của mỗi Lăng kính, học sinh sẽ thực hiện việc suy ngẫm và đúc kết lại những gì mình đã học trong Lăng kính đó. Việc suy ngẫm sẽ giúp học sinh cải thiện kết quả học tập vì được liên tục tự đánh giá và đưa ra phương án giải quyết những vấn đề, khó khăn của bản thân.
Sau khi trải qua quá trình nghiên cứu độc lập, mỗi học sinh sẽ xây dựng nên Truy vấn cá nhân của mình ở cuối học kì 1.
Với Chương 1, học sinh cần:
- Hình thành được các kiến thức nền tảng về các vấn đề khác nhau trên thế giới.
- Nhận thức được tầm ảnh hưởng của các vấn đề & tìm ra các phương án mang tính bền vững.
- Nhận thức về vai trò của bản thân trong việc gây ra và/hoặc trong việc giải quyết các vấn đề trên.
Chương 2: Xây dựng & Hoàn thiện Truy vấn Cá nhân
🔎 Xem thêm: Hướng dẫn Truy vấn Cá nhân để tham khảo cách thực hiện phần này của Chương trình.
Truy vấn Cá nhân được hiểu là một nghiên cứu thứ cấp mà học sinh phải thu thập và phân tích thông tin có sẵn trước khi hình thành Nhóm Hành động.
Trong quá trình này, học sinh sẽ xác định khía cạnh cụ thể trong Chủ đề Trọng tâm mà học sinh mong muốn được biết thêm, làm sâu hơn, và cần được giải quyết/ cải thiện. Khía cạnh này có thể là một câu hỏi cần được trả lời hoặc một vấn đề cần được giải quyết.
Sau khi nghiên cứu và phân tích thông tin, học sinh sẽ trình bày một câu trả lời (cho câu hỏi nghiên cứu) hay đề xuất một giải pháp (cho vấn đề cần giải quyết). Kết quả của Bài trình bày này sẽ được sử dụng làm điểm đánh giá tổng thể của Học kỳ 2.
Vị trí trong Chương trình:
- Trong phân phối Chương trình: Truy vấn Cá nhân sẽ bắt đầu kể từ tiết #22 và kết thúc trong tại tiết #31.
- Trong Vòng tròn Thiết kế: tức mô hình được sử dụng chính để xây dựng và triển khai Dự án Hành động, Truy vấn cá nhân tương ứng với bước lớn Truy vấn và Phân tích.
Chương 3: Định hướng Dự án Hành động
Ở cuối học kỳ 1, học sinh sẽ trải qua bước Định hướng Dự án Hành động để chuyển tiếp sang Giai đoạn LÀM và HỌC tiếp theo ở học kỳ 2. Trong 7 tiết của Định hướng, hai nhiệm vụ chính mà học sinh cần phải thực hiện là (1) Tạo nhóm và (2) Làm Đề án.
🔎 Xem thêm: Hướng dẫn Tạo nhóm và Làm đề án để tham khảo cách thực hiện phần này của Chương trình.
Học sinh sẽ được chia thành các nhóm từ 2 người trở lên, với điều kiện đề tài truy vấn của các thành viên trong nhóm phải có những điểm tương đồng nhất định và/hoặc bổ trợ lẫn nhau. Từ đó, mỗi nhóm sẽ thống nhất một đề tài cho dự án Hành động (học kỳ 2).
Một nhóm hiệu quả sẽ đạt được những yêu cầu sau:
- Truy vấn cá nhân của mỗi thành viên có những mặt tương đồng và/hoặc bổ trợ lẫn nhau, và từ đó có thể hình thành một đề tài chung cho dự án Hành động.
- Dự án đó có thể giúp được một cộng đồng hay một nhóm người.
- Thành viên trong nhóm có thể cộng tác tốt với nhau (dựa trên năng lực và tính cách).
Tiếp theo, khi đã xác định được nhóm mình thuộc về, học sinh sẽ cùng các thành viên khác trong nhóm viết và nộp Đề án: Định hướng Hành động làm cơ sở cho việc triển khai dự án sau này. Đề án này cần trình bày được các nội dung sau:
- Đề tài dự án nhóm: Đề tài mà nhóm đã thống nhất và lý do cho sự lựa chọn này.
- Sự đóng góp: Truy vấn Cá nhân của mỗi thành viên đóng góp như thế nào vào việc xây dựng dự án nhóm.
- Cộng đồng & Nhu cầu của cộng đồng: Cộng đồng/nhóm người sẽ được hưởng lợi từ dự án này (nhu cầu của cộng đồng này được chứng minh bằng số liệu, thông tin cụ thể thu thập được từ một cuộc điều tra sơ khởi)
- Loại hình dự án: Các loại hình dự án khả thi đối để biến đề tài thành hiện thực.
học kỳ 2
Học kì II, kéo dài 34 tiết, bao gồm 2 giai đoạn "LÀM - HỌC" tiếp theo sau khi học sinh trải qua giai đoạn HỌC đầu tiên gồm các chương Nghiên cứu với Truy vấn Cá nhân và Đề án.
Cấu phần này đóng vai trò "hành động và "suy ngẫm", đòi hỏi học sinh tổng hợp những thông tin mình đã điều tra trong học kỳ 1. Học sinh chính thức bắt tay vào làm các công việc liên quan đến Dự án Hành động, đồng thời tổng kết và suy ngẫm toàn bộ quá trình học trong năm.
Học sinh sẽ được chia nhóm để thực hiện 2 - 4 dự án Hành động trong mỗi lớp học. Trong Học kỳ 2, học sinh sẽ được đào tạo để biết cách lập kế hoạch và chuẩn bị, thực hiện dự án, tự đánh giá/suy ngẫm trong suốt quá trình làm cũng như sau khi kết thúc dự án.
Khi đã xác định được đề tài của dự án, học sinh sẽ hoàn thành 4 giai đoạn trong 2 giai đoạn LÀM - HỌC để biến ý tưởng của mình thành hiện thực và ứng dụng những gì đã học.
Cấu phần Hành động sẽ kết nối các hoạt động phục vụ cộng đồng có ý nghĩa với kiến thức học thuật, phát triển cá nhân và trách nhiệm xã hội. Học sinh sẽ có cơ hội tìm hiểu, khám phá và hành động để phục vụ nhu cầu thực tế của cộng đồng, đồng thời xây dựng các kỹ năng và kiến thức mới trong quá trình học.
Cấu phần Hành động sẽ tích hợp việc suy ngẫm vào các tiết học. Học sinh sẽ được suy ngẫm và đúc kết về những gì mình đã học, đã làm được trong suốt quá trình học cấu phần Hành động.
Mong đợi đối với học sinh trong Học kỳ 2
Nối tiếp việc Nghiên cứu, trong Học kỳ 2, học sinh cần:
- Học về quy trình nghiên cứu khoa học và các phương pháp tối ưu để thực hiện một dự án, đặc biệt là với các dự án có nhiều bên liên quan trong cộng đồng.
- Thực hành kỹ năng quản lý dự án và quản lý thời gian.
Hành động để đáp ứng nhu cầu thực tế của cộng đồng.
- Chỉ ra được sự liên hệ giữa Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động.
Khi thực hiện quá trình suy ngẫm (Giai đoạn 3) của cấu phần Hành động, học sinh không chỉ thực hiện suy ngẫm từ Giai đoạn Lập kế hoạch và chuẩn bị mà cần liên hệ suy ngẫm từ Truy vấn cá nhân. Điều này giúp cho học sinh:
- Suy ngẫm về vai trò của Truy vấn cá nhân với hình thức và nội dung của dự án, từ đó hình thành được hiểu biết lâu dài về vai trò và các đóng góp của cá nhân trong nhóm và với cộng đồng (transferable skills).
- Nhìn nhận, kiểm chứng và đánh giá được sự liên hệ giữa Truy vấn cá nhân với Hành động và Kết quả của dự án, từ đó hình thành nên được hiểu biết của cá nhân về một chủ đề, hiện tượng ở ngoài môi trường của trường học (content knowledge).
Suy ngẫm được về việc cần tiếp tục cần làm và cải thiện với Truy vấn cá nhân, từ đó hoàn thành được chu trình Học - Làm - Học của môn GCED (life-long learning)
Lưu ý :
|
Phân phối nội dung Vòng tròn Thiết kế trong Học kỳ 2
Vòng tròn Thiết kế được thể hiện 2 lần ở mỗi năm học, cụ thể là trong Lăng kính 4 và giai đoạn sau phần Khám phá chủ đề (Giai đoạn Chuẩn bị Truy vấn & Định hướng).
Nếu như ở Giai đoạn Chuẩn bị Truy vấn & Định hướng HS được ứng dụng 2 bước đầu (A và B) của Vòng tròn Thiết kế, thì trong học kỳ 2, học sinh ở các khối lớp sẽ được học tập trung vào 2 bước sau (C và D) của Vòng tròn Thiết kế, bao gồm:
- Bước C - Triển khai giải pháp: lên kế hoạch cho giải pháp được chọn, sau đó triển khai giải pháp
- Bước D - Đánh giá giải pháp: thiết kế & triển khai các phương pháp kiểm chứng để đánh giá tính hiệu quả của giải pháp, phục vụ việc cải thiện
Tiểu học | Khối 6 - 7 | Khối 8 - 9 | Khối 10 - 12 |
Học về vai trò và tầm quan trọng của các bước nhỏ thuộc 2 bước lớn C. Triển khai Giải pháp và D. Đánh giá giải pháp.
Thực hiện các bước nhỏ của 2 bước lớn C và D dưới sự dẫn dắt của GV. |
Tìm hiểu sâu hơn về 8 bước nhỏ thuộc bước lớn C và D;
Thực hiện 8 bước nhỏ của 2 bước lớn C và D theo gợi ý của GV. |
Tìm hiểu sâu hơn về cách thực hiện bước lớn C và D.
Thực hiện 2 bước lớn C và D theo gợi ý của GV. |
Tự thực hiện 2 bước lớn C và D, giáo viên có thể hỗ trợ nếu cần. |
Các giai đoạn trong Học kỳ II
Chương 4: Lên kế hoạch & Chuẩn bị
- Đảm bảo dự án được xây dựng trên nhu cầu có thật của một cộng đồng cụ thể, từ đó đem lại giải pháp sát với thực tế, và có tính ứng dụng cao.
- Đảm bảo mỗi nhóm có một kế hoạch chi tiết trước khi hành động, đã cân nhắc tất cả những yếu tố cần thiết để chuẩn bị tốt nhất cho dự án.
- Tính thiết thực của nhu cầu
Xác định được thông tin và cách thu thập thông tin để tìm ra/xác nhận nhu cầu thiết thực của một cộng đồng.
- Mục tiêu dự án:
Rà soát lại mục tiêu dự án từ Đề án, cập nhật/thay đổi mục tiêu sau khi xác nhận tính thiết thực của nhu cầu.
- Suy ngẫm cá nhân
Dự đoán/xác định mối liên hệ giữa Dự án Hành động và Truy vấn Cá nhân - Dự án Hành động sẽ giúp em hiểu thêm về Truy vấn Cá nhân của mình như thế nào?
- Phương pháp kiểm chứng
Xác định thông tin, cách thức để thu thập thông tin nhằm kết luận mức độ hiệu quả của dự án.
- Nguồn lực
Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án, đặc biệt chú ý đến nguồn lực kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của mỗi thành viên trong nhóm. HS cần nhận ra rằng trước khi tìm tới các nguồn lực bên ngoài, nhóm cần tận dụng nguồn lực có sẵn trong nhóm trước.
- Công cụ quản lý
Chọn ra những loại công cụ quản lý dự án thích hợp nhất cho nhóm.
- Lên kế hoạch hành động
Xác định được các công việc cần thực hiện theo khung thời gian hợp lý, với phân công phù hợp với năng lực các thành viên.
Sau khi kết thúc giai đoạn này, HS sẽ làm/tạo ra được những thứ sau:
- Kết luận về tính thiết thực của một nhu cầu tại một cộng đồng.
- Dự đoán về Dự án Hành động sẽ giúp em hiểu thêm về Truy vấn Cá nhân như thế nào.
- Kế hoạch hành động, trong đó bao gồm cả mục tiêu dự án, phương pháp kiểm chứng mức độ hiệu quả của dự án, các nguồn lực cần thiết, công cụ quản lý dự án.
Chương 5: Triển khai
- Áp dụng tất cả những kiến thức và sự chuẩn bị vào thực tế. HS sẽ được kiểm chứng những kiến thức mang tính lý thuyết trước đó, qua đó nâng cao kiến thức và kỹ năng qua quá trình trải nghiệm;
- Đóng góp cho cộng đồng, tạo nên những thay đổi mang lại giá trị thật sự.
Cách thức tiến hành
- Triển khai + Thu thập bằng chứng
Tham gia thực hiện giải pháp theo kế hoạch đã được đặt ra, sử dụng các kỹ năng, kiến thức, và phẩm chất phù hợp.
Thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho những dự định kiểm chứng từ giai đoạn 1 (Lên kế hoạch & Chuẩn bị).
- Báo cáo sơ lược
Tóm tắt những sự kiện chính trong quá trình Hành động, bao gồm những tình huống không lường trước được khi lên kế hoạch.
Đánh giá vai trò của cá nhân với nhóm.
Sau khi kết thúc giai đoạn này, HS sẽ làm/tạo ra được những thứ sau:
- Bằng chứng cho thấy quá trình triển khai dự án;
- Bằng chứng cho thấy kết quả của dự án;
- Tóm tắt về quá trình triển khai, bao gồm những tình huống không lường trước được;
- Tự đánh giá về vai trò/đóng góp của cá nhân với nhóm.
Chương 6: Suy ngẫm về Đề án
- Đảm bảo việc thực hiện luôn đi đúng hướng, có mang lại ý nghĩa;
- Rút kinh nghiệm cho bản thân và nhóm trong và sau quá trình hành động;
- Tạo cơ hội để xác nhận mối liên hệ giữa Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động.
Cách thức tiến hành
- Kết luận về dự án
Chọn lọc các bằng chứng hành động để đánh giá được mức độ hiệu quả của dự án dựa trên những tiêu chí đã đề ra cũng như tác động của dự án đến đối tượng cộng đồng mà nhóm hướng tới.
- Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm cho nhóm: xác định những điểm nhóm đã làm tốt và chưa tốt, từ đó xác định các phương án cải thiện.
- Suy ngẫm Cá nhân:
Tự đánh giá bản thân trong quá trình làm dự án và rút ra được phương án cải thiện cho những điểm yếu.
Sử dụng các thông tin thu thập trong quá trình hành động để giải thích Dự án Hành động sẽ giúp em hiểu thêm về Truy vấn Cá nhân của mình như thế nào. So sánh kết quả này với dự đoán từ giai đoạn 1.
Sau khi kết thúc giai đoạn này, HS sẽ làm/tạo ra được những thứ sau::
- Kết luận về mức độ hiệu quả của dự án, bao gồm cả tác động của nó tới cộng đồng đã chọn, dựa trên các tiêu chí đã đề ra và các bằng chứng;
- Danh sách những điểm nhóm đã làm tốt/chưa tốt, kèm theo phương án cải thiện.
- Suy ngẫm Cá nhân về quá trình triển khai dự án: điểm em làm tốt, chưa tốt, cách cải thiện, và kết luận về việc dự án Hành động đã giúp em hiểu thêm về Truy vấn Cá nhân như thế nào.
Chương 7: Báo cáo & Suy ngẫm cuối năm
- Báo cáo kết quả của Dự án với những người xung quanh;
- Truyền cảm hứng cho người khác bằng những thành tích đã có được;
- Suy ngẫm và tổng kết quả trình học tập cả năm học thông qua Bài Suy ngẫm Cá nhân.
Cách thức tiến hành
- Chuẩn bị báo cáo
Thống nhất nội dung, hình thức báo cáo và chuẩn bị các đầu công việc cần thực hiện với phân công rõ ràng
- Ngày Báo cáo + Thu thập phản hồi
Thuyết trình Bài Báo cáo và luyện tập việc cho/nhận phản hồi. Ghi nhận và lưu trữ các phản hồi từ khán giả, cộng đồng.
- Bài Suy ngẫm Cá nhân
Thực hiện Bài Suy ngẫm Cá nhân dựa trên kết quả làm việc của những phần suy ngẫm xuyên suốt năm học, đặc biệt là trong quá trình thực hiện dự án.
- Bài Báo cáo về Dự án Hành động về quá trình và kết quả của Dự án Hành động;
Đối với Bài Báo cáo, các nhóm sẽ tiến hành tổng hợp thông tin dự án, cụ thể là từ giai đoạn Làm Đề án cho tới giai đoạn này (thông tin từ sổ ghi chép, bằng chứng học tập trong suốt quá trình học, v.v) và trình bày trước thầy cô, bạn bè, và các đối tác (nếu có) về quá trình và kết quả của Dự án. Thông qua Bài Báo cáo này, HS cũng sẽ kêu gọi sự giúp đỡ từ những người khác, hướng đến việc giải quyết vấn đề nhóm đã lựa chọn một cách triệt để hơn
- Bài Suy ngẫm cuối năm về quá trình học tập cả năm học.
Sau khi hoàn thành Ngày Báo cáo, mỗi học sinh sẽ thực hiện Bài suy ngẫm Cuối năm để tổng kết lại toàn bộ quá trình học tập trong năm vừa qua, bao gồm cả những điều em thu được từ trải nghiệm tổ chức Ngày Báo cáo. Ở Bài Suy ngẫm này, học sinh sẽ revisit Truy vấn Cá nhân của bản thân, sử dụng những điều em học được từ Dự án Hành động để cập nhật kiến thức cũng như kinh nghiệm thực hiện cho Bài Truy vấn. Đây cũng là thời điểm học sinh kết thúc chu trình Học - Làm - Học của chương trình GCED, khép lại một năm học đầy thử thách. Kết quả đánh giá của sản phẩm này sẽ được tính vào điểm tổng kết cuối năm học của học sinh.