Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hướng dẫn triển khai online”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7: Dòng 7:
|-
|-
| style="background-color:#ffccc9;" |'''Về phân phối CT online'''
| style="background-color:#ffccc9;" |'''Về phân phối CT online'''
|*Phần lớn HS sẽ học GCED '''1 tiết online''' (do GV hướng dẫn), và '''1 tiết tự học ở nhà''' (bằng cách sử dụng LMS) trong mỗi tuần. Đây là thứ tự cố định, không thể thay đổi (tức là thầy cô không thể dạy 2 tiết online trong tuần 1, sau đó cho HS tự học 2 tiết liên tục trong tuần 2).
|
* Phần lớn HS sẽ học GCED '''1 tiết online''' (do GV hướng dẫn), và '''1 tiết tự học ở nhà''' (bằng cách sử dụng LMS) trong mỗi tuần. Đây là thứ tự cố định, không thể thay đổi (tức là thầy cô không thể dạy 2 tiết online trong tuần 1, sau đó cho HS tự học 2 tiết liên tục trong tuần 2).
 
*Đối với một số khối lớp nhỏ (K1, K2), các em sẽ chỉ có '''1 tiết online''' (do GV hướng dẫn) trong mỗi tuần
*Đối với một số khối lớp nhỏ (K1, K2), các em sẽ chỉ có '''1 tiết online''' (do GV hướng dẫn) trong mỗi tuần
|-
|-

Phiên bản lúc 07:28, ngày 1 tháng 11 năm 2021

Trang này bao gồm một số hướng dẫn/gợi ý để thầy cô triển khai các giai đoạn học tập của GCED từ xa (dạy online), trong trường hợp không thể dạy trực tiếp môn học trên lớp. Do đặc thù của môn học, một số giai đoạn sẽ không thể triển khai như bình thường, mà phải thay đổi hình thức & yêu cầu để phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, hy vọng những hướng dẫn//gợi ý trong trang này sẽ giúp việc dạy học online của thầy cô đạt được hiệu quả cao nhất.


Dưới đây là tóm tắt những điểm thầy cô cần lưu ý khi triển khai online GCED (áp dụng cho mọi giai đoạn) và sẽ .có hiệu lực cho tới khi HS đi học bình thường trở lại.

Về phân phối CT online
  • Phần lớn HS sẽ học GCED 1 tiết online (do GV hướng dẫn), và 1 tiết tự học ở nhà (bằng cách sử dụng LMS) trong mỗi tuần. Đây là thứ tự cố định, không thể thay đổi (tức là thầy cô không thể dạy 2 tiết online trong tuần 1, sau đó cho HS tự học 2 tiết liên tục trong tuần 2).
  • Đối với một số khối lớp nhỏ (K1, K2), các em sẽ chỉ có 1 tiết online (do GV hướng dẫn) trong mỗi tuần
Về yêu cầu học tập của từng giai đoạn Dù có triển khai online hay không, thầy cô vẫn cần giúp HS đạt được mục tiêu của từng bài học. Không nên hạ yêu cầu của CT kể cả khi phải dạy online.
Về mức độ hướng dẫn/can thiệp của thầy cô dành cho HS Tùy theo lứa tuổi/khả năng của HS mà thầy cô sẽ phải cân nhắc việc “cầm tay chỉ việc” nhiều hơn (so với học trực tiếp trên lớp) để đảm bảo các em có thể học tập hiệu quả trong giai đoạn này. Có thể nhiều HS sẽ không có khả năng tự tìm kiếm thông tin/tự học tốt (nhất là HS Tiểu học), do đo thầy cô cần chủ động gửi tài liệu, và giao hướng dẫn cụ thể cho HS
Về việc giao BTVN/hướng dẫn tự học cho HS trên LMS Thầy cô có thể sử dụng những tài liệu/bài viết có sẵn trên Wiki, tuy nhiên cần điều chỉnh lại để phù hợp hơn với HS (vì tài liệu/bài viết trên Wiki vốn được viết cho GV).
Về đánh giá học tập
  • Đối với chương 1, 3, 4, 5, 6: Thông thường, sẽ không có mốc đánh giá nào xảy ra ở cuối những chương này. Tuy nhiên, do đặc thù của việc học online, thầy cô có thể cân nhắc việc đánh giá HS trong & cuối chương để đảm bảo các em học tập hiệu quả & có được sự nghiêm túc cần thiết khi học.
  • Đối với chương 2, 7: Đây là 2 chương học mà HS sẽ được đánh giá tổng thể (bằng điểm số), từ đó xếp hạng cho cả năm học GCED. Do đó, thầy cô vẫn sẽ tổ chức 2 mốc đánh giá này, tuy nhiên có thể yêu cầu & hình thức đánh giá sẽ khác so với bình thường.

Ngoài ra, wikiGCED đã bao gồm hệ thống chương & bài học cụ thể, bao gồm các mục tiêu bài học để thầy cô biết HS cần đạt được yêu cầu gì ở mỗi tiết (vẫn áp dụng khi dạy online). WikiGCED cũng đi kèm các mảnh ghép hoạt động để thầy cô có được ví dụ về cách đạt các mục tiêu bài học.

Tuy nhiên, khi dạy online, thầy cô chỉ nên bám sát vào thứ duy nhất là mục tiêu bài học. Những thứ khác như tiêu chí đánh giá, tài liệu gợi ý, hay mảnh ghép hoạt động có thể sẽ phải thay đổi để phù hợp hơn với đặc điểm của lớp học của thầy cô. Lấy ví dụ cho việc sử dụng tài nguyên trong tiết 7.2 như sau:


Nếu thầy cô dạy tiết 7.2 online Nếu thầy cô giao nhiệm vụ cho HS tự học, tự tìm hiểu về tiết 7.2
  • Mục tiêu bài học: Tiết này có 2 mục tiêu, và HS cần đạt được cả 2 mục tiêu này. Thầy cô có thể quyết định số phút cần thiết để HS đạt được mỗi mục tiêu trong lớp.
  • Tiêu chí đánh giá: Thầy cô có thể dùng luôn, hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp với lớp mình. VD: thay vì yêu cầu HS "nêu 2 điểm khác nhau giữa biến đổi khí hậu và sự thay đổi thời tiết", thầy cô có thể yêu cầu nhiều hơn, nếu cảm thấy HS vẫn chưa tự tin khi trả lời.
  • Tài liệu gợi ý: Thầy cô nên chọn lọc ra những thông tin quan trọng, cần thiết nhất để cung cấp cho HS (vì thầy cô sẽ không có nhiều thời gian để giảng liền mạch khi dạy online)
  • Mảnh ghép tham khảo: Thầy cô nên đọc để hiểu 1 tiết có thể xảy ra như thế nào, nhưng không nên bê nguyên vào giáo án/bài giảng của mình. VD: mảnh ghép gợi ý 1 hoạt động thảo luận nhóm kéo dài 10', nhưng thực tế dạy online sẽ không cho phép HS ở xa nhau trao đổi lâu tới vậy.
  • Mục tiêu bài học: Tiết này có 2 mục tiêu, và HS cần đạt được cả 2 mục tiêu này. Với 1 số mục tiêu khó, thầy cô có thể cung cấp thêm hướng dẫn/tài liệu gợi ý cho HS.
  • Tiêu chí đánh giá: Thầy cô có thể dùng luôn, hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp với lớp mình. VD: nếu yêu cầu HS "nêu 2 điểm khác nhau giữa biến đổi khí hậu và sự thay đổi thời tiết", HS có thể dễ dàng copy/paste trên mạng, và như vậy sẽ không có nhiều ý nghĩa. Thay vào đó, tiêu chí đánh giá mục tiêu này có thể được nâng lên thành "HS nêu 2 điểm khác nhau, và đưa ra kết luận của bản thân..."
  • Tài liệu gợi ý: Thầy cô không nên cung cấp trực tiếp cho HS, vì những tài liệu này vốn dành cho GV đọc. Thầy cô nên chắt lọc, tóm tắt lại những thông tin quan trọng, cần thiết nhất để cung cấp cho HS (có thể là tài liệu gợi ý, hoặc định hướng tìm hiểu thông tin)
  • Mảnh ghép tham khảo: Thầy cô sẽ không trực tiếp giảng dạy/triển khai những hoạt động này, nhưng vẫn có thể tham khảo để có được ví dụ về những yêu cầu/hướng dẫn cho HS ở nhà.


Những nội dung trên sẽ đủ để thầy cô giảng dạy online và xây dựng tài liệu & hướng dẫn cho HS trên LMS.

Trên đây là những định hướng chung cho việc triển khai online GCED. Phần ở dưới là định hướng/gợi ý triển khai cụ thể cho từng chương học, được chia thành các mục khác nhau. Nếu thầy cô muốn đẩy nhanh tiến độ, hay muốn cắt/gộp nội dung học để hoàn thành một chương bất kỳ trước khoảng thời gian gợi ý, vui lòng liên hệ với Phòng Chương trình để được tư vấn/trao đổi thêm.

🔎 Xem thêm: Timeline học tập để hiểu thêm về các Giai đoạn trong môn GCED


Hướng dẫn/gợi ý triển khai online Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính (Tiết 1 - 21)

Lưu ý:
Trước khi đọc hướng dẫn triển khai online Chương 1, thầy cô nên đọc hướng dẫn Chương 1 đã có sẵn trên WikiGCED để hiểu được tinh thần chung của giai đoạn này.


Chương 1 là giai đoạn tập trung nhiều lý thuyết nhất của GCED, cho HS những kiến thức nền tảng cần thiết đề có thể làm Truy vấn Cá nhân (một bài nghiên cứu thứ cấp) trong Chương 2, và làm Dự án Hành động trong các chương học tiếp theo. Những hướng dẫn tiếp theo sẽ tập trung vào việc trả lời một số câu hỏi định hướng quan trọng để thầy cô triển khai Chương 1 hiệu quả. Cụ thể như sau:

Dạy như thế nào cho HS khi giảng dạy online? HS cần đạt những mục tiêu gì?

Lưu ý:
HS sẽ có 21 tiết (khoảng 10 tuần) để hoàn thành Chương 1. Nếu thầy cô muốn đẩy nhanh tiến độ, hay muốn cắt/gộp nội dung học để hoàn thành Chương 1 trước 10 tuần này, vui lòng liên hệ với Phòng Chương trình để được tư vấn/trao đổi thêm.

GCED bắt đầu bằng 1 tiết giới thiệu môn học cho HS. Nếu thầy cô nhận thấy (1) HS lớp mình đã hiểu về tinh thần/cấu trúc, yêu cầu của môn học từ những năm học trước, và (2) trong lớp không có HS mới, chưa từng học GCED, thầy cô có thể không dạy tiết này online, mà chỉ gửi tài liệu để HS đọc (ở nhà) về những điểm cần lưu ý trong suốt 1 năm học GCED. Tài liệu mà thầy cô gửi sẽ đóng vai trò giới thiệu môn học (thay thế cho tiết 1).

Từ tiết 2 trở đi, hầy cô sẽ có 1 tiết online để giảng dạy/hướng dẫn/kiểm tra trực tiếp HS, và 1 tiết ở nhà để HS làm bài tập trên LMS. Đây là thứ tự cố định, không thể thay đổi (tức là thầy cô không thể dạy 2 tiết online trong tuần 1, sau đó cho HS tự học 2 tiết liên tục trong tuần 2).

Trong 1 tuần bất kỳ, thầy cô cần giúp HS đạt được mục tiêu bài học của cả 2 tiết trong tuần đó. Đạt mục tiêu bài học là yêu cầu bắt buộc dành cho HS, và thầy cô không được hạ thấp những yêu cầu này kể cả khi phải dạy online. Việc đạt mục tiêu bài học có thể sẽ khó hơn đối với những tiết HS phải tự học, tự làm bài tập ở nhà. Để giúp HS đạt mục tiêu bài học trong những tiết này, thầy cô có thể cân nhắc 2 cách sau:


Cách 1 (phù hợp hơn với HS Tiểu học)

HS Tiểu học (nhất là HS lớp 1-2-3) thường chưa có khả năng đọc/viết tốt, do đó cũng chưa thể tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả. Ngoài ra, HS cũng chưa có đủ kiến thức xã hội, nên việc tự tìm hiểu về các vấn đề toàn cầu có thể sẽ khó đối với các em.

Dựa trên cân nhắc về những đặc điểm trên của HS, thầy cô có thể thực hiện những bước sau:


  • Ở tiết 2 trong phân phối CT (tiết đầu tiên của Lăng kính 1): thầy cô có thể dạy gộp nội dung của tiết 2 và tiết 3. Tới cuối tiết này, thầy cô nên giao bài tập/nhiệm vụ cho HS để HS tự thực hiện ở tiết sau.

Những bài tập/nhiệm vụ này nên đủ cụ thể, súc tích để HS có thể dễ dàng làm theo. Có thể giao bài tập/nhiệm vụ dưới dạng các câu hỏi cho sẵn để HS trả lời, và những câu hỏi này nên mang tính chất kiểm tra/ôn tập lại kiến thức đã học. Thầy cô cũng có thể cung cấp tài liệu đọc thêm cho HS, trong đó tóm tắt lại những điểm quan trọng nhất mà HS cần lưu ý.

  • Tới tiết 3 (tiết tự học ở nhà của HS): HS sẽ thực hiện bài tập/nhiệm vụ mà GV đã giao. Thầy cô có thể nhờ PHHS chụp lại sản phẩm của HS (nếu HS chưa có khả năng viết tốt), hoặc yêu cầu HS nộp lại sản phẩm.

Sản phẩm/câu trả lời của HS sẽ là bằng chứng cho thấy HS đã đạt mục tiêu bài học của tiết 2 và tiết 3.

  • Ở tiết 4 & tiết 5: Lặp lại như 2 tiết trên. Ngoài ra, kết thúc tiết 5 là kết thúc Lăng kính 1, do đó thầy cô nên yêu cầu HS trả lời thêm câu hỏi dẫn dắt của Lăng kính này.
Cách 2 (phù hợp hơn với HS Trung học)

HS Trung học (lớp 6 trở lên) đã có khả năng tìm kiếm thông tin ở mức độ cơ bản, và cũng đã có lượng kiến thức xã hội xã hội nhất định. Do đó, HS hoàn toàn có thể tự tìm hiểu về các vấn đề toàn cầu ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, HS ở lứa tuổi này có thể sẽ thiếu tập trung & sự nghiêm túc cần thiết, nhất là khi phải học online.

Dựa trên cân nhắc về những đặc điểm trên của HS, thầy cô có thể thực hiện những bước sau:


  • Trước tiết 2: Thầy cô có thể yêu cầu HS đọc trước/tìm hiểu qua về những vấn đề mà thầy cô sẽ dạy ở tiết 2 (tương tự như việc "soạn văn"). Thầy cô có thể cung cấp tài liệu gợi ý & một số câu hỏi định hướng để giúp việc đọc trước được hiệu quả.
  • Ở tiết 2 trong phân phối CT (tiết đầu tiên của Lăng kính 1): thầy cô nên tập trung vào dạy nội dung của tiết 2, và HS cần đạt được mục tiêu bài học của tiết 2. Tới cuối tiết này, thầy cô nên hướng dẫn HS tự học ở tiết sau để HS có khả năng đạt mục tiêu bài học.

Mức độ chi tiết của hướng dẫn tự học này sẽ phụ thuộc vào khả năng của HS, và có thể bao gồm 1 số câu hỏi định hướng cụ thể (cần đạt mục tiêu gì, cần tìm kiếm thông tin gì, ở đâu, v.v.). Thầy cô cũng có thể cung cấp tài liệu đọc thêm cho HS, và có thể tóm tắt lại những điểm quan trọng nhất mà HS cần lưu ý (trong trường hợp thầy cô muốn HS tập trung vào một số thông tin nhất định)

  • Tới tiết 3 (tiết tự học ở nhà của HS): HS sẽ tự tìm hiểu về bài học, dựa trên hướng dẫn/tài liệu gợi ý mà GV cung cấp. Câu trả lời của HS/thông tin HS tìm được sẽ là bằng chứng cho thấy HS đã đạt mục tiêu bài học của và tiết 3.
  • Ở tiết 4 & tiết 5: Lặp lại như 2 tiết trên. Ngoài ra, kết thúc tiết 5 là kết thúc Lăng kính 1, do đó thầy cô nên yêu cầu HS trả lời thêm câu hỏi dẫn dắt của Lăng kính này.


Dù chọn cách nào đi nữa, việc thầy cô phải “cầm tay chỉ việc” nhiều hơn (so với học trực tiếp trên lớp) là hoàn toàn bình thường. Những hướng dẫn/yêu cầu/tài liệu mà thầy cô cung cấp cho HS cần đủ cụ thể, rõ ràng để đảm bảo các em có thể học tập hiệu quả trong giai đoạn này.

Đánh giá HS trong giai đoạn này như thế nào?

Thông thường, sẽ không có mốc đánh giá nào xảy ra ở cuối Chương 1. Tuy nhiên, do đặc thù của việc học online, thầy cô nên cân nhắc việc tổ chức đánh giá cho HS để nắm bắt tình hình học thực tế của các em (đây là khó khăn thường xảy ra khi thầy cô dạy từ xa, không có nhiều cơ hội tiếp xúc với HS). Ngoài ra, việc đánh giá này cũng giúp đảm bảo HS học tập hiệu quả & có được sự nghiêm túc cần thiết khi học.

Trong suốt Chương 1, HS sẽ thường xuyên làm bài tập/trả lời câu hỏi mà GV đưa ra. Thầy cô nên thu thập những sản phẩm/câu trả lời của HS, và tổng hợp lại để biết HS của mình đã đạt mục tiêu bài học hay chưa. Sau mỗi Lăng kính (mỗi 4 tiết), thây cô nên có một bài kiểm tra nhỏ (không tính điểm) để tổng kết lại kiến thức của HS ở Lăng kính đó (tổng cộng 4 bài kiểm tra tất cả). 4 bài kiểm tra này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, tùy vào đặc điểm của HS/lớp học:

  • Hỏi/đáp trực tiếp HS
  • Làm quiz trên LMS
  • Viết 1 bài viết ngắn
  • Điền phiếu câu hỏi do GV phát

Nội dung của 4 bài kiểm tra này nên xoay quanh:

  • Các câu hỏi dẫn dắt của 5 Lăng kính
  • Những mục tiêu bài học mà HS trong lớp thường không đạt được
  • Các kiến thức/thông tin/kỹ năng quan trọng mà HS cần đạt được

Mặc dù những bài kiểm tra này không tính điểm, thầy cô vẫn nên thực hiện, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra kiến thức để HS nghiêm túc thực hiện.


Hướng dẫn triển khai online Chương 2: Xây dựng & Trình bày Truy vấn Cá nhân (Tiết 22 - 31)

CẬP NHẬT SAU