Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gợi ý suy ngẫm”
Không có tóm lược sửa đổi Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017 |
Không có tóm lược sửa đổi Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017 |
||
(Không hiển thị 2 phiên bản của 2 người dùng ở giữa) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
Suy ngẫm là một mục tiêu quan trọng mà HS cần đạt được trong suốt cả năm học môn GCED. | Suy ngẫm là một mục tiêu quan trọng mà HS cần đạt được trong suốt cả năm học môn GCED. Suy ngẫm có thể hiểu quá trình “tiêu hóa” thông tin, giúp HS có cái nhìn vừa tổng thể vừa sâu sắc về các vấn đề đã được học. Một số yếu tố tiêu biểu của suy ngẫm là: | ||
*Quan sát, | *Quan sát, | ||
Dòng 96: | Dòng 96: | ||
[[Thể loại:GCED]] | [[Thể loại:GCED]] | ||
Bản mới nhất lúc 08:08, ngày 29 tháng 4 năm 2021
Suy ngẫm là một mục tiêu quan trọng mà HS cần đạt được trong suốt cả năm học môn GCED. Suy ngẫm có thể hiểu quá trình “tiêu hóa” thông tin, giúp HS có cái nhìn vừa tổng thể vừa sâu sắc về các vấn đề đã được học. Một số yếu tố tiêu biểu của suy ngẫm là:
- Quan sát,
- Đánh giá,
- Đặt câu hỏi
- Liên kết các sự kiện, ý tưởng, trải nghiệm với nhau để đưa ra các ý tưởng, khái niệm mới.
Việc suy ngẫm là một điều thiết yếu của môn GCED, diễn ra trong suốt quá trình học trên lớp hay thực hiện dự án.
Tổng quan về suy ngẫm
Tại sao cần suy ngẫm?
Giáo dục tiên tiến không chú trọng vào việc ghi nhớ thông tin mà đòi hỏi học sinh cần biết cách xử lý và xác định được giá trị của những thông tin đó. Để sử dụng tối đa giá trị của kiến thức, học sinh phải có khả năng suy ngẫm.
Nếu học sinh học được cách suy ngẫm và thường xuyên luyện tập để biến nó trở thành thói quen, các con có thể trải nghiệm những kiến thức, ý tưởng một cách sống động hơn, gần gũi hơn với cuộc sống của mình. Suy ngẫm cũng sẽ giúp cải thiện kết quả học tập vì học sinh liên tục tự đánh giá và đưa ra phương án giải quyết những vấn đề, khó khăn của bản thân.
Suy ngẫm như thế nào?
Thông thường, khi suy ngẫm, học sinh có thể thực hiện một hoặc nhiều các kỹ năng như dưới. Mỗi kỹ năng này đều tính là “suy ngẫm”, tuy nhiên suy ngẫm hiệu quả phải là tổng hợp của kỹ năng sau:
- Tự đánh giá;
- Tạo ra các mối liên hệ;
- Đưa ra các ý tưởng mới, khái niệm mới.
Lưu ý :
|
Tự đánh giá
Một người có khả năng suy ngẫm tốt có thể trở thành một nhà phê bình cho chính bản thân mình. Ở cuối một bài học, một hoạt động, học sinh nên được hướng dẫn cách đánh giá quá trình học của bản thân thông qua các câu hỏi, bài tập suy ngẫm. Đối với dạng suy ngẫm này, học sinh sẽ nhìn lại quá trình thực hiện một nhiệm vụ, sau đó phân tích, rút ra các bài học hoặc suy nghĩ về các giải pháp sẽ giúp con khắc phục những điểm yếu hiện tại.
Ví dụ về các câu hỏi suy ngẫm thuộc loại này:
- Trước khi học bài học con đã biết gì?
- Qua bài học con học được gì?
- Con có thành công trong việc học bài mới không?
- Con có một khoảnh khắc “ơ-rê-ka” không? Nếu có, điều gì đã giúp con đạt được điều đó?
- Nếu con chưa thành công trong việc học bài mới hoặc chưa hiểu lắm, con có biết tại sao không? Con có thể tìm ra lý do tại sao con chưa thành công/chưa hiểu không?
- Làm thế nào để con có thể học tốt hơn?
- Con đã học được kỹ năng mới nào mà con sẽ sử dụng trong thời gian tới?
- Điều gì giúp con học tốt? Người lớn, đội nhóm (các bạn khác), video, hướng dẫn cụ thể, trò chơi, nguồn tư liệu?
Tạo ra các mối liên hệ
Giá trị của một bài học được tăng lên gấp nhiều lần khi học sinh có thể tự tạo ra các mối liên hệ. Quá trình tạo mối liên hệ giúp củng cố kiến thức sẵn có, thể hiện những hiểu biết sâu sắc về những kiến thức đó, và tạo ra sự đầu tư, kết nối mang tính cá nhân cho quá trình học tập. Học sinh học cách để không chỉ nghĩ về những việc ngay trước mắt mà còn về những khái niệm lớn hơn, bao quát hơn. Các con học cách tạo các mối liên kết giữa những gì đang xảy ra, đã xảy ra, hoặc có thể xảy ra trong những tình huống khác
Có hai dạng mối liên hệ có thể dùng trong bộ môn GCED:
1. Mối liên hệ trong khuôn khổ trường học:
- Giữa các khái niệm, ý tưởng trong cùng môn học (GCED);
- Giữa môn học này (GCED) với các môn học khác.
2. Mối liên hệ giữa kiến thức được học với cuộc sống bên ngoài và/hoặc trải nghiệm cá nhân:
Ví dụ về các câu hỏi suy ngẫm thuộc loại này:
- Kiến thức/ý tưởng này gợi nhắc cho con điều gì trong cuộc sống của con? Nó gợi nhắc cho con về trải nghiệm nào con đã có?
- Kiến thức/ý tưởng này gợi nhắc cho con về kiến thức/ý tưởng/sự kiện nào khác mà con đã biết? Chúng kết nối với nhau như thế nào?
- Điều này kết nối với những gì đã và đang xảy ra trên thế giới? Trong xã hội hiện tại? Trong các lĩnh vực khác như chính trị, nghệ thuật, kinh tế, giáo dục, v.v?
Đưa ra các ý tưởng mới
Học tập tích cực yêu cầu học sinh không những chỉ tiếp nhận kiến thức được truyền đạt một cách thụ động mà dựa trên đó, các con có khả năng tự xây dựng kiến thức cho riêng mình. Học sinh cần được khuyến khích, tạo điều kiện để đưa ra các ý tưởng mới để tiếp tục suy nghĩ, tìm hiểu, và thử nghiệm.
Ví dụ về các câu hỏi suy ngẫm loại này:
- Ý nghĩa sâu xa của vấn đề này trong cuộc sống là gì?
- Những ai hoặc điều gì sẽ chịu ảnh hưởng từ vấn đề này?
- Điều gì xảy ra nếu…?
Ví dụ cụ thể hơn trong tình huống HS đang được học về việc phát triển bền vững, giảm thiểu túi nilon:
- Việc sử dụng túi nilon tràn lan sẽ ảnh hưởng đến ai?
- Nếu chúng ta cứ tiếp tục dùng túi nilon một cách tràn lan, điều gì sẽ xảy ra?
- Tưởng tượng một ngày nào đó tất cả túi nilon đều biến mất, sinh hoạt của chúng ta sẽ đảo lộn như thế nào?
- Chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề do thiếu hụt túi nilon ra sao?