Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Draft”
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017 |
|||
Dòng 86: | Dòng 86: | ||
Vì mỗi nhóm HS sẽ triển khai Dự án Hành động bằng nhiều hình thức khác nhau, các em có thể thu thập dữ liệu theo những cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý, tương ứng với 4 hình thức phục vụ cộng đồng: | Vì mỗi nhóm HS sẽ triển khai Dự án Hành động bằng nhiều hình thức khác nhau, các em có thể thu thập dữ liệu theo những cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý, tương ứng với 4 hình thức phục vụ cộng đồng: | ||
{| class="wikitable" | {| class="wikitable" | ||
! | ! |
Phiên bản lúc 06:56, ngày 2 tháng 2 năm 2021
TTrong Giai đoạn Làm ở Học kỳ 2, HS sẽ có cơ hội kết nối hoạt động phục vụ cộng đồng có ý nghĩa với kiến thức học thuật, phát triển cá nhân và trách nhiệm xã hội. HS sẽ có cơ hội tìm hiểu, khám phá và hành động để phục vụ nhu cầu thực tế của cộng đồng, từ đó phát triển các kỹ năng và kiến thức mới để phục vụ cho việc học sau này.
Bắt đầu giai đoạn Làm là Chương 4: Lập kế hoạch & Chuẩn bị. Ở chương này, HS đã đạt được một số yêu cầu quan trọng trước khi triển khai dự án cộng đồng (hay còn gọi là Dự án Hành động trong bối cảnh GCED). Những yêu cầu đó bao gồm:
Yêu cầu của Chương 4 | Ý nghĩa của những yêu cầu bước này |
---|---|
Xác định được mối liên kết giữa Truy vấn cá nhân của mình với Dự án Hành động | Dự án của HS có thể bổ trợ, kết nối & giúp HS hiểu sâu hơn về bài Truy vấn Cá nhân (đã hoàn thành ở Chương 2) |
Điều tra được nhu cầu thiết thực của cộng đồng được phục vụ | Dự án của HS được xây dựng trên nhu cầu có thật của một cộng đồng cụ thể, có thể đem lại giải pháp sát với thực tế, và có tính ứng dụng cao |
Lập được kế hoạch hành động cho dự án của nhóm mình | Dự án của HS được chuẩn bị kỹ càng, đã cân nhắc tất cả những yếu tố cần thiết |
Trong Chương 5: Triển khai Dự án, các nhóm sẽ bắt đầu hiện thực hóa những gì mình đã học, đã chuẩn bị, thông qua việc bắt tay vào thực hiện Dự án Hành động. Mong đợi của chương này là HS có thể mang lại giá trị có ý nghĩa cho cộng đồng, đồng thời rút ra được bài học cho bản thân trong quá trình phục vụ.
Chương 5 sẽ là chương cuối cùng trong giai đoạn Làm. Kể từ Chương 6, HS sẽ tiến hành suy ngẫm về những gì mình đã học & làm, bắt đầu giai đoạn Học thứ hai (giai đoạn cuối cùng của GCED).
🔎 Xem thêm: Timeline học tập để hiểu thêm về các Giai đoạn trong môn GCED
Mục tiêu Chương
Tiếp nối những yêu cầu của Chương 4 (đã nêu ở trên), Chương 5 sẽ có 3 yêu cầu dành cho HS, và sẽ được bôi đỏ ở dưới đây:
Mục tiêu học tập (mục tiêu cá nhân):
- HS có thể học hỏi, kiếm chứng những gì mình đã học, đã nghiên cứu thông qua Dự án Hành động. Do đó, mỗi HS cần chủ động thu thập dữ liệu & bằng chứng khi triển khai Dự án để trả lời những câu hỏi/thắc mắc mình đã đặt ra (ở Chương 4)
Mục tiêu phục vụ (mục tiêu chung của nhóm):
- Nhóm HS có thể đóng góp cho cộng đồng, tạo nên những thay đổi mang lại giá trị thật sự. Do đó, cả nhóm HS cần thu thập dữ liệu & bằng chứng khi triển khai Dự án để có thể tự đánh giá mức độ hiệu quả.
- Nhóm HS triển khai Dự án một cách suôn sẻ, xây dựng khả năng phục vụ cộng đồng trong tương lai. Do đó, cả nhóm HS cần triển khai Dự án theo đúng kế hoạch & phân công đã đề ra, và lưu lại những vấn đề đã gặp để rút kinh nghiệm sau này.
Lưu ý: Trong Chương 5, mỗi nhóm HS sẽ triển khai Dự án Hành động bằng nhiều hình thức khác nhau: Trực tiếp, Gián tiếp, Tuyên truyền hoặc Nghiên cứu. Do đó, tùy vào hình thức phục vụ đã chọn, mà các em có thể đạt mục tiêu chương bằng nhiều cách khác nhau.🔎 Xem thêm: Types of Service-Learning để biết một số ví dụ về 4 hình thức này. Những mục ở dưới sẽ bao gồm một số lưu ý (tương ứng với 4 hình thức phục vụ) để thầy cô dễ hình dung được mong đợi cho HS.
|
Thu thập dữ liệu & bằng chứng khi triển khai Dự án Hành động
Với những mục tiêu đã đề ra của Chương 5, có thể thấy việc thu thập dữ liệu & bằng chứng là một bước cực kỳ quan trọng mà HS phải thực hiện. GCED sử dụng việc phục vụ để "phục vụ" việc học, do đó việc thu thập này sẽ giúp cung cấp "tài nguyên" để HS có thể học một cách hiệu quả.
Bản thân mỗi HS, cũng như cả nhóm đều phải thu thập những loại dữ liệu, bằng chứng khác nhau. Dưới đây là gợi ý cho một số bước thu thập mà các em cần lưu ý:
Thu thập dữ liệu & bằng chứng của cá nhân
Từ Chương 4, mỗi HS đã phải xác định được một khía cạnh trong Truy vấn cá nhân mà em muốn học hỏi, hoặc muốn kiểm chứng thông qua việc hành động. Do đó, HS sẽ cần thu thập dữ liệu trong Chương 5 để trả lời những câu hỏi/thắc mắc này của bản thân.
Dưới đây là ví dụ về một số câu hỏi/thắc mắc như vậy:
Câu hỏi truy vấn | Câu trả lời truy vấn | Chủ đề Dự án Hành động | Những điều HS muốn học hỏi/kiểm chứng (tức liên kết giữa Truy vấn và Dự án) |
---|---|---|---|
Xã hội Việt Nam hiện đại (từ 1980 cho tới nay) có tồn tại bất bình đẳng giới tính không?
Nếu có, các nguyên nhân lớn nhất dẫn tới hiện tượng này là gì? |
Có tồn tại sự bất bình đẳng. Nguyên nhân là:
|
Giảm thiểu sự phân biệt giới tính tại các gia đình ở quận Hai Bà Trưng (khu vực sống của đa số HS trong nhóm) |
|
Để trả lời những câu hỏi này, các em có thể cân nhắc một số cách như sau:
- Hỏi ý kiến người thân, bạn bè, hoặc GV: Phù hợp với những HS nhỏ tuổi (lớp 1 - 5), khi mà các em chưa có đủ khả năng/điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin phức tạp.
- Hỏi ý kiến, hoặc quan sát cộng đồng mình phục vụ: Cách này phù hợp với những hình thức phục vụ cộng đồng trực tiếp, HS có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nhiều người trong cộng đồng mình phục vụ.
- Hỏi ý kiến chuyên gia: Nếu Dự án của HS có liên kết với chuyên gia/tổ chức bên ngoài (liên quan tới Dự án của HS), các em có thể hỏi trực tiếp ý kiến để trả lời những câu hỏi/thắc mắc của mình. Nếu chưa, HS được khuyến khích tự chủ động liên hệ với những đối tượng này, và nên gửi tất cả câu hỏi/thắc mắc một thể.
- Tự tìm hiểu, nghiên cứu từ các nguồn đáng tin cậy: Phù hợp với những HS lớn hơn (lớp 6 trở lên), khi mà các em đã có khả năng tiếp cận/sử dụng Internet, các loại tài liệu nâng cao, v.v. Cách này cũng phù hợp với những hình thức phục vụ cộng đồng từ xa, HS không cần tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng mình phục vụ.
Khuyến khích sử dụng nhiều hơn một cách để câu trả lời của HS được khách quan & đa chiều. Các em có thể nói chuyện trực tiếp, liên hệ qua email, đọc tài liệu, làm survey, v.v. để thu thập thông tin, tùy theo độ tuổi/khả năng của mình.
Thu thập dữ liệu & bằng chứng của cả nhóm
Mục đích của việc thu thập dữ liệu & bằng chứng của cả nhóm là để:
- Nắm được quá trình triển khai Dự án (sự đóng góp của mối cá nhân, các thuận lợi/khó khăn), từ đó rút ra được bài học cho cả nhóm.
- Đánh giá mức độ hiệu quả của Dự án (dựa trên các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch ở Chương 4).
Vì mỗi nhóm HS sẽ triển khai Dự án Hành động bằng nhiều hình thức khác nhau, các em có thể thu thập dữ liệu theo những cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý, tương ứng với 4 hình thức phục vụ cộng đồng:
Hình thức phục vụ:
Trực tiếp |
Hình thức phục vụ:
Gián tiếp |
Hình thức phục vụ:
Tuyên truyền |
Hình thức phục vụ:
Nghiên cứu | |
---|---|---|---|---|
Để nắm được quá trình triển khai Dự án | Sự kiện ko như kế hoạch, phát sinh, xử lký | |||
Để đánh giá mức độ hiệu quả của Dự án |
|
|
|
đưa thông tin mơi,s hướng đi mới. continuation từ ngày tước tư liệu: Tài l;ioeẹu, dữ luieỵeh. theo dõi tiến độ như đã đặt ra trong đề cương nhờ chuyên gia suy ngẫ, |
Triển khai Dự án Hành động dựa trên kế hoạch
Sản phẩm mong đợi
Sau khi kết thúc giai đoạn này, HS sẽ làm/tạo ra được những thứ sau:
- Bằng chứng cho thấy quá trình triển khai dự án;
- Bằng chứng cho thấy kết quả của dự án;
- Tóm tắt về quá trình triển khai, bao gồm những tình huống không lường trước được;
- Tự đánh giá về vai trò/đóng góp của cá nhân với nhóm.
Cách thức tiến hành
- Triển khai + Thu thập bằng chứng
Tham gia thực hiện giải pháp theo kế hoạch đã được đặt ra, sử dụng các kỹ năng, kiến thức, và phẩm chất phù hợp.
Thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho những dự định kiểm chứng từ giai đoạn 1 (Lên kế hoạch & Chuẩn bị).
- Báo cáo sơ lược
Tóm tắt những sự kiện chính trong quá trình Hành động, bao gồm những tình huống không lường trước được khi lên kế hoạch.
Đánh giá vai trò của cá nhân với nhóm.
cái tiết báo cáo sơ lược đó mục đích chính là để chúng nó review lại từ đầu đến cuối dự án thì chúng nó dax làm gì
g là kiểu như chỉ là recall lại facts thôi, mà ko đi sâu vào phân tích xem cái gì như thế nào
erve as a review để nó có thể dig deeper trong các phần sau thôi
iễn sao nó ko đi quá sâu vào phân tích này nọ, vì nó chỉ có 1 tiết thôi
tiết đó chỉ nên dùng đẻ recall events là chính