Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ thống mục tiêu học tập”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 62: Dòng 62:




Mỗi Chuẩn đầu ra sẽ đi kèm tên (là yêu cầu về năng lực), kèm theo
 
Mỗi Chuẩn đầu ra sẽ đi kèm tên (là yêu cầu về năng lực), kèm theo mô tả/diễn giải cho Chuẩn đầu ra này (hướng dẫn cách hiểu, hoặc gợi ý cách đạt được Chuẩn đầu ra này). VD:
 
'''Chuẩn đầu ra:''' [GCED1-Ba1] Xác định một đối tượng/cộng đồng đang chịu ảnh hưởng của vấn đề đã chọn
 
'''Mô tả/diễn giải:''' Ở khối lớp này, sau khi đã xác định được 1 vấn đề mà mình muốn giải quyết, HS cần tìm ra 1 đối tượng/cộng đồng có nhu cầu cần được giải quyết vấn đề này. HS chưa cần giải thích vì sao lại chọn đối tượng/cộng đồng này.
 
 
Sau khi đọc câu Chuẩn đầu ra, cũng như mô tả/diễn giải của Chuẩn này, thầy cô sẽ rút ra được kết luận rằng:
 
* Chuẩn đầu ra này yêu cầu HS phải tự xác định được một đối tượng (có thể là cá nhân, hoặc một nhóm người nào đó), hoặc một cộng đồng người (ở một khu vực nhất định) đang chịu ảnh hưởng của vấn đề (mà HS đã xác định từ trước đó, có thể là vì 1 Chuẩn đầu ra khác đã yêu cầu như vậy)
* HS sẽ không cần nói lý do vì sao mình lại chọn đối tượng/cộng đồng này. Có thể HS chỉ đơn thuần nghĩ rằng "đối tượng/cộng đồng này đang gặp vấn đề", và GV có thể không cần hỏi để kiểm tra suy nghĩ này của HS.
* Đây là yêu cầu ở mức tối thiểu, và nếu HS có thể giải thích được lý do hợp lý (tức vượt qua yêu cầu trong Chuẩn đầu ra) thì là một điều rất tốt. Tuy nhiên, không nên, và cũng không cần kỳ vọng HS làm như vậy.

Phiên bản lúc 05:19, ngày 4 tháng 8 năm 2023

"Mục tiêu học tập" là kỳ vọng của Chương trình về năng lực mà HS cần đạt được sau một quá trình học tập nhất định. GCED, cũng như những môn học khác sẽ có hệ thống mục tiêu học tập như sau:

  • Chuẩn đầu ra: là mục tiêu học tập của từng khóa, được trình bày dưới hình thức những câu khẳng định ngắn về năng lực cụ thể của học sinh sau một quá trình học nhất định,thường là một năm học
  • Mục tiêu chương: là những câu khẳng định về việc học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong mỗi chương. Năng lực được nêu trong mục tiêu chương sẽ phản ánh Chuẩn đầu ra, và là một trong những (hoặc đôi lúc là tất cả) năng lực mà Chuẩn đầu ra yêu cầu.
  • Mục tiêu bài học: là những câu khẳng định về việc học sinh sẽ làm được gì sau khi học xong mỗi bài học. Cũng giống như mục tiêu chương, mục tiêu bài học sẽ phản ảnh một phần Chuẩn đầu ra, nhưng đồng thời cũng phản ánh mục tiêu chương (vì bài thuộc phạm vi của chương)


Có thể thấy, những mục tiêu học tập lớn & nhỏ này có sự liên kết với nhau, đạt mục tiêu nhỏ sẽ giúp đạt được các mục tiêu lớn hơn của mỗi khóa học. Việc tập trung vào rèn luyện những mục tiêu học tập này (thay vì tập trung vào việc giảng kiến thức, hoặc yêu cầu HS nhớ kiến thức) chính là cốt lõi của việc dạy học theo Chuẩn đầu ra mà Vinschool đang theo đuổi.

Lưu ý: Yêu cầu của tất cả mục tiêu học tập sẽ tương đương một mức tối thiểu về năng lực chuyên môn mà Chương trình mong muốn học sinh đạt được ở mỗi khóa. Đây là những tiêu chuẩn đại trà cho những gì Chương trình coi là “năng lực đại cương” ở mọi lứa tuổi, cần thiết cho sự thành công của học sinh GCED. Và cũng vì tính đại trà này, các mục tiêu học tập này không nói lên tiềm năng phát triển xa hơn của một học sinh.

Do đó, khi nhìn vào một Chuẩn đầu ra/mục tiêu chương/mục tiêu bài học bất kỳ, thầy cô cần nhớ rằng đây là yêu cầu tối thiểu mà HS cần đạt được, không phải yêu cầu về một mức trần lý tưởng mà chỉ một số HS giỏi mới có thể đạt được

Bộ Chuẩn đầu ra của GCED

Nếu như mỗi Chuẩn đầu ra là một năng lực cụ thể, thì một nhóm Chuẩn đầu ra (với năng lực tương tự nhau) được goi là một mạch năng lực. Bộ Chuẩn đầu sẽ tồn tại các “mạch chính”, và trong các mạch chính có những “mạch phụ” khác nhau.

Dưới đây là danh sách mạch chính & mạch phụ của GCED (thầy cô cũng có thể xem những nội dung này trong giao diện môn học trên phần mềm Curriculum Mapping

Tên mạch chính Tên mạch phụ Mô tả mạch
[A] Truy vấn Mạch năng lực Truy vấn rèn luyện cho HS khả năng phân tích những kiến thức, thông tin mới thông qua những Lăng kính đa chiều của một Công dân Toàn cầu. HS cũng có cơ hội kiến tạo ra những thông tin mới từ kiến thức của bản thân, qua việc đặt câu hỏi & tìm câu trả lời. Việc nghiên cứu có thể hướng tới việc tìm ra giải pháp cho một vấn đề, hoặc chỉ đơn giản để thỏa mãn sự tò mò của HS.
[Aa] Phân tích vấn đề qua 5 Lăng kính HS sẽ rèn luyện khả năng nhìn nhận mọi thông tin, mọi vấn đề qua các Lăng kính Tư duy Toàn cầu, Tư duy Hệ thống, Tư duy Phản biện, Đổi mới & Sáng tạo và Cộng tác.
[Ab] Đặt câu hỏi & Nghiên cứu HS có thể đặt câu hỏi về những Chủ đề trọng tâm mình đã học, từ đó phát triển sự tò mò trong mọi khía cạnh của của cuộc sống. Tiếp theo, HS sẽ thực hiện nghiên cứu cá nhân, với mục đích cuối cùng là trả lời được bất cứ câu hỏi nào mình quan tâm. Những kỹ năng nghiên cứu bao gồm thu thập dữ liệu/nguồn liên quan, phân tích tính khách quan/chính xác của dữ liệu, chọn lọc và sắp xếp câu trả lời của mình.
[B] Hành động Mạch năng lực Hành động bao gồm những kỹ năng hữu ích cho việc hành động thực tế, hướng tới những đối tượng/cộng đồng nhất định. Những kỹ năng này sẽ được áp dụng trong bối cảnh một nhóm gồm nhiều thành viên khác nhau, do đó khả năng làm việc nhóm cũng được lồng ghép để HS có thể hành động thành công, cùng nhau mang lại kết quả mong muốn.
[Ba] Điều tra nhu cầu & Lập kế hoạch HS lập nhóm để bắt đầu hành động, chọn ra những thành viên có cùng sự tò mò, cùng nét tương đồng với mình. Sau đó, HS sẽ cùng điều tra tính thiết thực của việc phục vụ cộng đồng & kiểm chứng lại mục tiêu hành động. Ngoài ra, HS có thể lập kế hoạch hành động cho dự án của mình, biết cân nhắc những yếu tố quan trọng như khả năng đóng góp của mỗi thành viên, công cụ theo dõi tiến độ, nguồn lực bên ngoài, v.v.
[Bb] Triển khai HS biến kiến thức đã học, những gì mình đã chuẩn bị trở thành hành động thực tế. Kỹ năng HS cần thể hiện bao gồm việc bám sát kế hoạch đã đề ra, thích nghi với những thay đổi & sự cố có thể phát sinh, đồng thời biết nhìn lại những gì mình đã làm để rút kinh nghiệm.
[C] Truyền thông & Suy ngẫm Mạch năng lực Truyền thông & Suy ngẫm bao gồm những kỹ năng cần thiết để HS thể hiện năng lực & sản phẩm mình làm ra với những người khác. Ngoài ra, HS cũng có khả năng tự nhìn lại trải nghiệm học của mình, xác định những điểm mình đã làm tốt & cần cải thiện để rút ra bài học cho bản thân.
[Ca] Truyền thông HS có khả năng trình bày, giải thích bằng văn bản, hoặc trực tiếp nói ra những gì mình đã tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm. Đây là những kỹ năng quan trọng để HS chứng minh được tính hiệu quả và đúng đắn của những gì mình và mọi người đã làm, từ đó nhận được sự ủng hộ & thấu hiểu từ những người khác.
[Cb] Suy ngẫm HS có thể nhớ lại và tự đánh giá những gì mình và mọi người đã làm được, đồng thời kiểm chứng lại những giả định, những kiến thức mình đã học từ trước. Suy ngẫm về những kiến thức/trải nghiệm có sẵn sẽ giúp HS đưa ra các ý tưởng mới, từ đó tiếp tục suy nghĩ, tìm hiểu, và thử nghiệm. Ngoài ra, HS cũng có thể tạo ra các mối liên hệ từ việc học GCED với những gì đang xảy ra trước mắt, cũng như với các khái niệm lớn hơn, bao quát hơn.

Trên đây là mô tả của các mạch, hay các nhóm năng lực cụ thể của GCED. Bộ Chuẩn đầu ra của GCED (hay, các năng lực cụ thể) có thể được tìm thấy ở trên phần mềm Curriculum Mapping, ở giao diện riêng của mỗi khóa. Hoặc, thầy cô có thể xem danh sách Chuẩn đầu ra của cả 12 khối lớp ở đây: LINK


Mỗi Chuẩn đầu ra sẽ đi kèm tên (là yêu cầu về năng lực), kèm theo mô tả/diễn giải cho Chuẩn đầu ra này (hướng dẫn cách hiểu, hoặc gợi ý cách đạt được Chuẩn đầu ra này). VD:

Chuẩn đầu ra: [GCED1-Ba1] Xác định một đối tượng/cộng đồng đang chịu ảnh hưởng của vấn đề đã chọn

Mô tả/diễn giải: Ở khối lớp này, sau khi đã xác định được 1 vấn đề mà mình muốn giải quyết, HS cần tìm ra 1 đối tượng/cộng đồng có nhu cầu cần được giải quyết vấn đề này. HS chưa cần giải thích vì sao lại chọn đối tượng/cộng đồng này.


Sau khi đọc câu Chuẩn đầu ra, cũng như mô tả/diễn giải của Chuẩn này, thầy cô sẽ rút ra được kết luận rằng:

  • Chuẩn đầu ra này yêu cầu HS phải tự xác định được một đối tượng (có thể là cá nhân, hoặc một nhóm người nào đó), hoặc một cộng đồng người (ở một khu vực nhất định) đang chịu ảnh hưởng của vấn đề (mà HS đã xác định từ trước đó, có thể là vì 1 Chuẩn đầu ra khác đã yêu cầu như vậy)
  • HS sẽ không cần nói lý do vì sao mình lại chọn đối tượng/cộng đồng này. Có thể HS chỉ đơn thuần nghĩ rằng "đối tượng/cộng đồng này đang gặp vấn đề", và GV có thể không cần hỏi để kiểm tra suy nghĩ này của HS.
  • Đây là yêu cầu ở mức tối thiểu, và nếu HS có thể giải thích được lý do hợp lý (tức vượt qua yêu cầu trong Chuẩn đầu ra) thì là một điều rất tốt. Tuy nhiên, không nên, và cũng không cần kỳ vọng HS làm như vậy.