Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K1: Tiết 1.6”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 18: Dòng 18:
|Định hướng chung cho học sinh là sự sáng tạo (trong làm việc, giải quyết vấn đề, trong tạo ra sản phẩm, v.v.), cách nhìn mới mẻ, khả năng thích nghi, hòa đồng, cảm thông. <br />Gợi ý:  
|Định hướng chung cho học sinh là sự sáng tạo (trong làm việc, giải quyết vấn đề, trong tạo ra sản phẩm, v.v.), cách nhìn mới mẻ, khả năng thích nghi, hòa đồng, cảm thông. <br />Gợi ý:  
- Một lớp có các bạn giỏi các môn khác nhau, sở thích khác nhau => giúp đỡ nhau, nhiều trò chơi, nhiều câu chuyện
- Một lớp có các bạn giỏi các môn khác nhau, sở thích khác nhau => giúp đỡ nhau, nhiều trò chơi, nhiều câu chuyện
- Trong gia đình các thành viên có lứa tuổi, nghề nghiệp, thế mạnh khác nhau => cùng nhau chia sẻ khó khăn, cùng giải quyết vấn đề
- Trong gia đình các thành viên có lứa tuổi, nghề nghiệp, thế mạnh khác nhau => cùng nhau chia sẻ khó khăn, cùng giải quyết vấn đề
- Trong phim (VD: Avengers hay một phim mà các em thích) có nhiều nhân vật với năng lực khác nhau => mỗi người phát huy khả năng riêng
- Trong phim (VD: Avengers hay một phim mà các em thích) có nhiều nhân vật với năng lực khác nhau => mỗi người phát huy khả năng riêng
https://www.petersons.com/blog/top-of-the-class-why-diversity-matters-in-your-classroom/<nowiki/>- Một thành phố với dân số tới từ nhiều khu vực khác nhau sẽ có nền ẩm thực phong phú.
https://www.petersons.com/blog/top-of-the-class-why-diversity-matters-in-your-classroom/
 
- Một thành phố với dân số tới từ nhiều khu vực khác nhau sẽ có nền ẩm thực phong phú.
|-
|-
|Mảnh ghép tham khảo
|Mảnh ghép tham khảo
Dòng 66: Dòng 70:


(1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2): Sự đa dạng tồn tại ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.
(1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2): Sự đa dạng tồn tại ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.


|<div class="toccolours mw-collapsible" overflow:auto;">
|<div class="toccolours mw-collapsible" overflow:auto;">
Dòng 116: Dòng 121:


(2’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2) những ảnh hưởng tích cực mà sự đa dạng có thể mang lại.
(2’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2) những ảnh hưởng tích cực mà sự đa dạng có thể mang lại.


|}
|}

Phiên bản lúc 07:03, ngày 16 tháng 10 năm 2019

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 1.6. Sự đa dạng có thể mang lại ảnh hưởng tích cực như thế nào?
Mục tiêu bài học 1.6.1. Học sinh hiểu và chỉ ra được sự đa dạng tồn tại ở trong những tập thể, những cộng đồng, quốc gia. 1.6.2. Học sinh hiểu được những ảnh hưởng tích cực mà sự đa dạng có thể mang lại.
Tiêu chí đánh giá 1.6.1. Học sinh lấy được 3-4 ví dụ về sự đa dạng của con người trong nhóm/tập thể.
Lưu ý: bài này nói về sự đa dạng trong 1 nhóm cụ thể, khác với 1.4 (sự đa dạng nói chung trên thế giới)
1.6.2. Với mỗi ví dụ đưa ra trong 1.6.1, học sinh chỉ ra được những ảnh hưởng tích cực mà sự đa dạng mang lại.
Tài liệu gợi ý Gợi ý: Nói về sự đa dạng của các cá nhân trong tập thể, của các đất nước đối với thế giới. Người trong một nhà, học sinh trong một lớp, người dân ở các khu vực trong một quốc gia, v.v, có thể góp phần tạo ra sự đa dạng như thế nào. Định hướng chung cho học sinh là sự sáng tạo (trong làm việc, giải quyết vấn đề, trong tạo ra sản phẩm, v.v.), cách nhìn mới mẻ, khả năng thích nghi, hòa đồng, cảm thông.
Gợi ý:

- Một lớp có các bạn giỏi các môn khác nhau, sở thích khác nhau => giúp đỡ nhau, nhiều trò chơi, nhiều câu chuyện

- Trong gia đình các thành viên có lứa tuổi, nghề nghiệp, thế mạnh khác nhau => cùng nhau chia sẻ khó khăn, cùng giải quyết vấn đề

- Trong phim (VD: Avengers hay một phim mà các em thích) có nhiều nhân vật với năng lực khác nhau => mỗi người phát huy khả năng riêng https://www.petersons.com/blog/top-of-the-class-why-diversity-matters-in-your-classroom/

- Một thành phố với dân số tới từ nhiều khu vực khác nhau sẽ có nền ẩm thực phong phú.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(2’) Circle Time: Nhắc lại Sự đa dạng là gì? Lấy VD sự đa dạng của con người về 1 mặt nào đó.

HS nối tiếp lần lượt theo vòng tròn: đa dạng về tuổi tác, đa dạng về ngôn ngữ, đa dạng về món ăn, đa dạng về màu da, đa dạng về sở thích, đa dạng về văn hóa, ...

(2’) HS suy nghĩ & trả lời: Trong gia đình con có sự đa dạng về những mặt nào?

(3’) HS chia sẻ (Bloom 1) với bạn bên cạnh. (HS chỉ cần nêu đơn giản VD: Trong gia đình mình có đa dạng về tuổi: mình 6 tuổi, anh mình 9 tuổi, mẹ mình 30 tuổi, bố mình 35 tuổi; đa dạng về sở thích: bố mình thích chụp ảnh, mẹ mình thích đi mua sắm, anh mình thích chơi bóng đá, mình thích chơi lego;...)

  • 3 - 5 HS chia sẻ trước lớp.

(2’) GV định hướng HS lấy 3 - 4 VD sự đa dạng của con người  trong lớp học của mình, trong trường học của mình, nơi mình sinh sống.

(1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2): Sự đa dạng tồn tại ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.

   Mảnh ghép b

(3’) GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Lật thẻ”:

  • GV có các tấm thẻ ghi: đa dạng về ngôn ngữ, đa dạng về món ăn, đa dạng về văn hóa, đa dạng về ngành nghề,... gắn trên bảng lớp.

           (GV linh hoạt sử dụng 5 - 7 thẻ)

  • HS lật được tấm thẻ nào, sẽ phải nêu sự đa dạng của con người được ghi trên tấm thẻ đó.

VD: HS lật thẻ ghi đa dạng về ngoại hình thì phải nêu được các ngoại hình khác nhau: người da trắng, người da màu, người thấp, người cao,... (ít nhất 3 điểm).

  • HS lật thẻ thành công được thưởng 1 sticker.

(6’) GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 HS.

  • Thảo luận nhóm:  Sự đa dạng có trong nhóm của mình là gì? (Về sở thích, món ăn, ngoại hình, nơi ở,...)
  • Các nhóm lần lượt lên chia sẻ (Bloom 1).
  • HS hiểu (Bloom 2): Sự khác biệt giữa mọi người trong cùng 1 nhóm cũng có thể tạo nên sự đa dạng.
  • HS lấy thêm 3 - 4 VD về sự đa dạng của con người trong gia đình, trong lớp, trong trường, nơi mình sinh sống.

(1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2): Sự đa dạng tồn tại ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.


   Mảnh ghép a

(5’) GV dựa vào VD HS đưa ra trong 1.6.1, yêu cầu HS suy nghĩ trao đổi cặp đôi, nêu ra (Bloom 2) những ảnh hưởng tích cực mà sự đa dạng mang lại:

  • Trong nhóm
  • Trong lớp học
  • Trong gia đình
  • 1 khu vực nào đó.

(8’) GV gọi HS phát biểu trước lớp.

VD:

Trong nhóm khi làm việc sẽ có nhiều ý kiến, ý tưởng khác nhau để cùng tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Trong lớp học: mỗi bạn có 1 tính cách khác nhau sẽ cho mình học hỏi được lẫn nhau: tính cẩn thận, nhanh nhẹn, biết giữ bình tĩnh,...

Trong gia đình: bố mẹ lớn tuổi hơn nên thường dạy anh em mình những điều hay, mẹ còn dạy mình làm bánh, ông bà kể cho anh em mình nghe những câu chuyện từ thời xưa.

1 khu vực nào đó có nhiều người từ khu vực khác nhau sẽ có nền ẩm thực, văn hóa phong phú,...

(2’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2): Sự đa dạng của mỗi cá nhân đều mang lại những ảnh hưởng tích cực cho mọi người xung quanh.

   Mảnh ghép b

(7’) Hoạt động: GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 HS.

  • GV yêu cầu mỗi nhóm vẽ 1 bức tranh theo chủ đề nhất định. (VD: Hãy vẽ 1 bức tranh có 1 ngôi nhà, 1 cái cây và ông mặt trời)
  • HS được phép sáng tạo nhưng bắt buộc có những sự vật theo yêu cầu.
  • HS trưng bày sản phẩm lên bảng lớp.
  • Các nhóm lần lượt nêu (Bloom 1) ý tưởng của nhóm mình và nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm.
  • GV có thể hỏi HS: Tại sao con lại để bạn tô màu? Tại sao con lại nhận vẽ cái cây?... (Vì bạn tô màu đẹp/ Vì con biết vẽ cái cây,...)

GV giảng: Cùng 1 yêu cầu nhưng mỗi nhóm lại có cách sáng tạo khác nhau tạo thành những bức tranh thật sinh động. Sự đa dạng của mỗi cá nhân trong nhóm sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều ý tưởng thú vị.

(3’) Suy nghĩ trao đổi trong nhóm: những ảnh hưởng tích cực mà sự đa dạng mang lại:

  • Trong lớp học
  • Trong gia đình
  • Trong khu vực/ quốc gia

(3’) HS chia sẻ (Bloom 2) theo ý hiểu của mình.

(2’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2) những ảnh hưởng tích cực mà sự đa dạng có thể mang lại.