Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K10: Tiết 10.2”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 250: Dòng 250:
|
|
|}
|}
[[Thể loại:GCED]]
[[Thể loại:Nội dung dạy học cho 12 khối]]
[[Thể loại:GCED Khối 10]]

Phiên bản lúc 07:49, ngày 14 tháng 11 năm 2019

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 10.2. Giáo dục chất lượng là gì? Có phải ai cũng có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng?
Mục tiêu bài học 10.2.1. Học sinh hiểu giáo dục chất lượng là gì. 10.2.2. Học sinh hiểu không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng như nhau.
Tiêu chí đánh giá 10.2.1. Học sinh có thể:

- Xác định ít nhất 3 điểm quan trọng nhất trong định nghĩa giáo dục chất lượng.

10.2.2. Học sinh có thể:

- Sử dụng ít nhất 1 số liệu/Ví dụ chứng minh không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng.

-Sử dụng ít nhất 1 số liệu/Ví dụ chứng minh có sự bất bình đẳng/chênh lệch trong cơ hội tiếp cận giáo dục.

Tài liệu gợi ý Gợi ý câu trả lời:

Đảm bảo sự phát triển toàn diện, đảm bảo được sự bình đẳng, không phân biệt

đối xử, hướng tới việc chuẩn bị cho tương lai, v...v...

Gợi ý một số định nghĩa gợi ý:

1. Định nghĩa của UNICEF: https://www.unicef.org/rosa/what-we-do/quality-education

- Tiếng Việt: Mọi trẻ em đều có quyền cơ bản được tiếp cận giáo dục chất lượng,

gồm các yếu tố:

+ Giúp các em biết đọc biết viết

+ Giúp các em biết làm các phép tính cơ bản

+ Được học tập mà không cảm thấy sợ hãi

+ Cảm thấy có giá trị và không bị phân

biệt đối xử vì hoàn cảnh gia đình.
- Tiếng Anh: Every child has the fundamental right to quality education – one that

helps them acquire basic literacy and numeracy, enjoy learning without fear, and

feel valued and included, irrespective of where they come from.
2. Định nghĩa của Association for Supervision and Curriculum Development: https://www.huffpost.com/entry/what-do-we-mean-by-a-qual_b_9284130

- Tiếng Việt: Giáo dục chất lượng tập trung vào mỗi cá nhân học sinh - sự phát triển

về xã hội, cảm xúc, thể chất và nhận thức của mỗi em, bất kể giới tính, chủng tộc,

dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội hoặc vị trí địa lý.

- Tiếng Anh: A quality education is one that focuses on the whole child—the social,

emotional, mental, physical, and cognitive development of each student regardless

of gender, race, ethnicity, socioeconomic status, or geographic location. It prepares

the child for life, not just for testing.
3. Định nghĩa của Plan International:

https://plan-international.org/education/right-inclusive-quality-education

- Tiếng Việt: Giáo dục chất lượng nên cung cấp cho trẻ em và người trẻ những kỹ

năng và kiến thức cần thiết, thái độ và hành vi để có cuộc sống tích cực và hiệu quả.

Giáo dục chất lượng không chỉ bao gồm xóa mù chữ và khả năng số học mà còn

bao gồm các kỹ năng sống, cho phép các em trở thành nhà lãnh đạo và người tạo

ra thay đổi trong tương lai

- Tiếng Anh: Quality education should provide children and young people with the

necessary skills and knowledge, attitudes and behaviours to lead positive and productive lives. Quality education should include not only literacy and numeracy but also wider life skills that empower them to be leaders and change-makers

Giáo viên tự tìm thêm tài liệu. Gợi ý câu trả lời và tài liệu gợi ý:

1. Còn nhiều trẻ em không được đến trường hoặc hoàn thành việc học:

- 264 triệu trẻ em, thanh thiếu niên trên toàn cầu không được đến trường hoặc hoàn thành việc học.

- 63 triệu trẻ em ở tuổi học cấp 1 không được đi học

- 61 triệu trẻ em ở tuổi học cấp 2 không được đi học

- 139 triệu trẻ em ở tuổi học cấp 3 không được đi học

Tài liệu tham khảo:

- https://www.unicef.org/education

- http://www.unicef.org/education/all-children-in-school

2. VD về chênh lệch cơ hội tiếp cận giáo dục như:

- Con gái có ít cơ hội đi học tại một số quốc gia:

+ Khu vực Trung Á, tỉ lệ trẻ em nữ không đi học cao hơn với trẻ em nam 27%.http://www.un.org/sustainabledevelopment/wp-content/uploads/2019/07/Infographic-Quality-Education.pdf

- Người nghèo ít có cơ hội học tập chất lượng hơn người giàu

- Trẻ em ở khu vực chiến tranh/ bất ổn định chính trị ít có cơ hội học tập hơn.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Được hưởng một nền giáo dục chất lượng vốn là một trong những quyền cơ

bản của con người. Vậy, chúng ta hiểu thế nào là một nền giáo dục chất lượng?

Think - Pair - Share

GV chia nhóm và hướng dẫn HS từng bước tìm hiểu khái niệm giáo dục chất lượng.

(2’) HS trả lời các câu hỏi (Think):

  • Trình bày khái niệm về giáo dục chất lượng mà em biết.
  • Liệt kê khoảng 3 biểu hiện/đặc điểm của một nền giáo dục chất lượng.
  • Nêu những ví dụ cụ thể của một nền giáo dục chất lượng.
  • Nêu những ví dụ cụ thể của một nền giáo dục kém chất lượng.

Tham khảo Phiếu bài tập 10.2.1.a

(2’) (Pair) Học sinh chia sẻ với bạn bên cạnh về bài làm của mình.

  • Lắng nghe và ghi nhớ (Bloom 1) các đặc điểm liên quan đến khái niệm giáo dục
  • chất lượng. HS bổ sung thêm vào bài làm của bản thân những gì mình còn thiếu sau
  • khi trao đổi với bạn bên cạnh.

(6’) (Share) Thảo luận nhóm: HS hoàn thành phần tìm hiểu về khái niệm giáo dục chất lượng.

  • Học sinh trình bày (Bloom 1) được khái niệm và đặc điểm của nền giáo dục chất lượng.

(5p’) Đại diện 1 nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

HS sử dụng kĩ năng phản hồi và tiếp nhận phản hồi.

   Mảnh ghép b

Dẫn dắt: Được hưởng một nền giáo dục chất lượng vốn là một trong những quyền cơ bản của con người. Vậy, chúng ta hiểu thế nào là một nền giáo dục chất lượng?

(3’) Xem Clip: https://drive.google.com/open?id=1FlgZBknh-WMMSwZTP1RvlL-tK0EvJSRR

(7’) Thảo luận nhóm:

  • Học sinh được chia thành các nhóm 4 - 5 người.
  • Mỗi nhóm sẽ lần lượt được phát PHT nhóm để trình bày cách hiểu của nhóm về giáo dục chất lượng:
  • Xác định (Bloom 1) nội dung/ đối tượng được nói đến trong Clip..
  • Giải thích (Bloom 2) cụ thể cách hiểu của nhóm em bằng một số dẫn chứng cụ thể.

Tham khảo Phiếu học tập 10.2.b.

(4’) Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

  • HS sử dụng kĩ năng phản hồi và tiếp nhận phản hồi.

(1’) GV chốt lại ít nhất 3 đặc điểm của 1 nền giáo dục chất lượng (dựa trên kết quả thảo luận của các nhóm).


   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Được hưởng một nền giáo dục chất lượng là quyền của mỗi cá nhân. Vậy phải chăng ai cũng có cơ hội tiếp cận nền giáo dục chất lượng? Và liệu có sự bình đẳng cho tất cả mọi trong lĩnh vực giáo dục không?

Hoạt động phản biện (debate):

  • GV chia lớp thành 6 nhóm.
  • Mỗi nhóm có 2’ để chuẩn bị nội dung phản biện.
  • Mỗi nhóm cử 3 bạn tham gia.
  • Mỗi lượt nói là 1’.
  • Hai nhóm lên tham gia thì hai nhóm bên dưới làm giám khảo.
  • GV soạn tiêu chí chấm điểm.

(10’) Nội dung: Ai cũng có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng và giáo dục là bình đẳng cho mọi người.

  • Nhóm 1, 3, 5 (Yes) - Nhóm 2, 4, 6 (No)
  • Lắng nghe và trình bày (Bloom 1) được những dẫn chứng/số liệu chứng minh không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng và giáo dục hiện nay chưa phải là bình đẳng cho mọi người.

Tài liệu tham khảo:

- https://www.unicef.org/education

-https://www.un.org/sustainabledevelopment/wp-content/uploads/2019/07/Infographic-Quality-Education.pdf

- www.unicef.org/education/all-children-in-school

  • Giải thích và Phân tích (Bloom 2 và Bloom 3) được nguyên nhân dẫn đến việc không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng và hiện tượng bất bình đẳng trong giáo dục.

(4’) Thảo luận nhóm: Đại diện BGK (học sinh) sẽ nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

(1’) GV phản hồi về nội dung và hoạt động của các nhóm.

   Mảnh ghép b


Hoạt động: “Tôi là chuyên gia giáo dục”.

Lưu ý: Hoạt động này có sự hỗ trợ của thiết bị điện tử hoặc GV in tài liệu ra cho HS.

(5’) Mỗi học sinh sẽ là một chuyên gia giáo dục chịu trách nhiệm nghiên cứu và báo cáo thực trạng giáo dục toàn cầu.

Yêu cầu:

  • HS truy cập vào đường link hoặc đọc các tài liệu in từ các link dưới đây:
  1. https://www.unicef.org/education
  1. https://www.un.org/sustainabledevelopment/wp-content/uploads/2019/07/Infographic-Quality-Education.pdf
  2. http://www.unicef.org/education/all-children-in-school
  • Trình bày (Bloom 1) thực trạng của nền giáo dục toàn cầu được báo cáo thông qua các trang web. Chú ý những thông tin đề cập đến cơ hội được đến trường của trẻ em, những thông tin phản ánh vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục.
  • Bước đầu giải thích (Bloom 2) được nguyên nhân dẫn đến những thực trạng ấy.
  • Mỗi HS sẽ chọn cách báo cáo theo cách riêng của mình (Sáng tạo - Bloom 6): vẽ tranh, biểu đồ, sơ đồ tư duy, đoạn Rap, bài thơ, ...

(7’) Sau đó, GV chọn một vài HS trình bày kết quả nghiên cứu của bản thân về thực trạng giáo dục toàn cầu.

GV có thể sử dụng Random online; bốc thăm số thứ tự tên gọi; …

1 HS báo cáo, HS bên dưới lắng nghe để ghi chép, bổ sung thêm vào bài làm của mình. Sau đó, HS sẽ phản hồi thông tin cho nhau.

(3’) GV chốt: Trên thế giới hiện nay, không phải tất cả trẻ em đều có cơ hội được hưởng một nền giáo dục chất lượng. Có rất nhiều lí do khiến cho việc còn nhiều trẻ em không thể hoàn thành việc học của mình vẫn còn tồn tại:

  • Chế độ chính trị;
  • Văn hóa;
  • Tín ngưỡng;
  • Khoảng cách và sự phân biệt giàu nghèo;
  • ..