Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED COT (Classroom Observation Tool)”
Không có tóm lược sửa đổi |
Không có tóm lược sửa đổi |
||
Dòng 7: | Dòng 7: | ||
'''Lưu ý:''' | '''Lưu ý:''' | ||
* FIle COT chỉ có thể được dùng trên nền tảng Google Sheets, do đó '''không được''' download về máy dưới dạng *.xls. | *FIle COT chỉ có thể được dùng trên nền tảng Google Sheets, do đó '''không được''' download về máy dưới dạng *.xls. | ||
* Người dùng cần lưu lại file này về Google Drive của mình (Mở FIle > Make a copy) trước khi có thể chấm điểm trực tiếp trên file COT. | *Người dùng cần lưu lại file này về Google Drive của mình (Mở FIle > Make a copy) trước khi có thể chấm điểm trực tiếp trên file COT. | ||
==Nguyên lý thiết kế COT== | ==Nguyên lý thiết kế COT== |
Phiên bản lúc 07:41, ngày 2 tháng 12 năm 2019
COT (Classroom Observation Tool) là công cụ phục vụ cho việc quan sát và đánh giá tiết học dựa trên hệ thống các tiêu chí (có/không). Điểm đánh giá cuối cùng của một tiết sử dụng COT là điểm tổng của tất cả các tiêu chí được đưa ra.
Việc sử dụng COT thường bao gồm 3 quá trình: (1) Quan sát và đánh giá những tiêu chí dựa trên việc quan sát trong lớp học; (2) Người đánh giá phỏng vấn GV, tạo cơ hội cho GV tự đánh giá và suy ngẫm về hiệu quả của tiết học; (3) Người đánh giá đưa ra điểm tổng kết, nhận xét những điểm yếu/mạnh và đưa ra hướng dẫn đối với GV.
Người dùng có thể tham khảo bản COT mới nhất tại đường link này.
Lưu ý:
- FIle COT chỉ có thể được dùng trên nền tảng Google Sheets, do đó không được download về máy dưới dạng *.xls.
- Người dùng cần lưu lại file này về Google Drive của mình (Mở FIle > Make a copy) trước khi có thể chấm điểm trực tiếp trên file COT.
Nguyên lý thiết kế COT
Chiều dọc - Lý giải các mức hệ số
COT có 4 mức độ (hệ số), tương ứng với mức độ khó/hiếm thấy tăng dần của các hành vi, biểu hiện.
Mức 1 - Cơ bản
Những hành vi, biểu hiện rất dễ thấy ở bất kỳ một GV nào, chỉ đòi hỏi sự chuẩn bị trước rất đơn giản. Những hành vi này mang tính thủ tục, chỉ cần thực hiện và không quá đòi hỏi về kết quả.
Mức 2 - Tiệm cận
Những hành vi, biểu hiện này đòi hỏi khả năng kết hợp các thủ tục đơn giản để đạt hiệu quả. GV cần chuẩn bị trước kỹ lưỡng hơn mức 1, tuy nhiên một GV trung bình vẫn hoàn toàn có khả năng kiểm soát việc thực hiện các hành vi, biểu hiện này.
Mức 3 - Thành thục
Những hành vi, biểu hiện thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kết hợp với các trường hợp đòi hỏi sự ứng biến, linh hoạt ở mức đơn giản. Những hành vi, biểu hiện này được đánh giá dựa trên kết quả đạt được, và chỉ đơn thuần thực hiện thôi sẽ không đủ.
Mức 4 - Vượt trội
Hành vi, biểu hiện mức 4 yêu cầu sự kết hợp giữa nhiều kỹ năng căn bản để tạo ra được kết quả đột phá về việc dạy-học. Những hành vi, biểu hiện này cho thấy sự ứng biến, linh hoạt cao và/hoặc thể hiện cái “riêng”, sự sáng tạo đột phá. Đa số GV sẽ không thực hiện được những hành vi, biểu hiện trong mục này, và đa số tiết không cần thiết phải thực hiện nhiều hành vi mức 4 để được coi là thành công.
Chiều ngang - Lý giải các tiêu chí
Nguyên lý xây dựng
Từ khi ra đời, Hệ thống giáo dục Vinschool luôn hướng tới việc cải cách giáo dục để trở thành một ngôi trường Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế, đào tạo ra những học sinh thế hệ mới toàn diện hơn, tự chủ hơn. Cũng vì lẽ đó, chương trình GCED được xây dựng nhằm trang bị cho HS đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết của một Công dân Toàn cầu.
Để đạt được mục tiêu lớn lao như vậy đòi hỏi sự thay đổi trong lối tư duy về giáo dục cũng như sự cởi mở với những định hướng, phương pháp mới. Thay đổi mô hình giáo dục sang “lấy người học làm trọng tâm” (student-centered learning - SCL) là yêu cầu tiên quyết để giúp HS đạt được chuẩn đầu ra về năng lực phù hợp với thế kỷ 21. Đối với chương trình nói chung và mỗi tiết học nói riêng, GCED mong muốn sẽ giúp Nhà trường, GV, cũng như HS làm quen và áp dụng 4 yếu tố chính của SCL:
- Giáo dục được cá nhân hóa: Năng lực, sở trường, tính tò mò, và nhu cầu của mỗi cá nhân đóng vai trò nền móng cho hệ thống giáo dục.
- Học tập dựa trên năng lực (competency-based): Tập trung vào những gì HS đạt được, học được, hơn là những gì GV đã dạy được. Hệ thống hướng dẫn, đánh giá, chấm điểm và báo cáo được xây dựng để phản ánh chính xác điều này.
- Học “mọi lúc mọi nơi”: Văn hóa học tập linh hoạt - môi trường không giới hạn việc học trong những khoảng không gian và thời gian nhất định.
- Học sinh được trao quyền để tự chủ: HS hiểu rằng các em đóng một vai trò tích cực và thiết yếu trong việc học của mình và của cả người khác.
Trọng tâm của dạy và học đã chuyển từ giáo viên sang học sinh không có nghĩa là vai trò của GV trong lớp học giảm đi tầm quan trọng. Để HS có thể thực sự được trải nghiệm SCL, khả năng tự quyết định của người dạy (teacher autonomy) và kỹ năng quản lý, tổ chức lớp học cũng là những phần không thể thiếu trong mỗi tiết học thành công. “Tự quyết định” ở đây có nghĩa là GV có khả năng làm chủ quá trình giảng dạy, có quyền quyết định "dạy gì" và "dạy như thế nào", từ đó giúp GV tin tưởng vào những điều mình dạy và nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Hình mẫu GV lý tưởng trong một tiết GCED
🔎 Xem thêm: Khái niệm hình mẫu giáo viên GCED
Để có một lớp học GCED lý tưởng, thúc đẩy một môi trường học tập thực sự lấy người học làm trọng tâm, 1 GV GCED trong lớp phải là người:
- Đóng vai trò điều phối trong lớp học: học sinh là trọng tâm của lớp học; GV không phải người truyền đạt kiến thức đơn thuần;
- Tôn trọng ý kiến của HS: tạo điều kiện cho HS thể hiện ý kiến cá nhân và cởi mở với những ý kiến đó;
- Tin tưởng vào khả năng của HS: cho phép HS học qua “trải nghiệm và sai sót" (trials and errors) & phát triển theo khả năng của mình.
- Làm chủ những gì mình đang dạy: chủ động tìm hiểu và có kiến thức nền về những nội dung học của HS; chủ động chỉnh sửa hoạt động/nội dung dạy dựa trên khung chương trình nếu điều đó phục vụ HS tốt hơn, biết sử dụng những phương pháp thích hợp để tối ưu hóa hiệu quả giảng dạy.
- Đặt lợi ích của HS lên trên hết: GCED yêu cầu HS vượt qua những thử thách của bản thân, vì vậy Chương trình không chấp nhận những biểu hiện giúp GV quản lý dễ hơn nhưng bất lợi cho HS về mặt lâu dài, ví dụ như làm hộ, làm giúp, lên kế hoạch giúp, v.v.
- Tổ chức lớp học gọn gàng, hiệu quả: GV chuẩn bị và sử dụng các công cụ hỗ trợ bài học thuần thục; có khả năng quản lý lớp học, đảm bảo môi trường học tập thúc đẩy quá trình học tập.
Từ đó, COT được xây dựng để bao gồm 9 tiêu chí để phác thảo 1 GV hay 1 lớp học GCED lý tưởng:
- Mục tiêu bài học
- Khả năng kết nối
- Khả năng hướng dẫn và trình bày
- Khả năng điều phối hoạt động
- Khả năng hỏi đáp
- Công cụ hỗ trợ bài học
- Quản lý lớp học
- Giáo án
- Suy ngẫm
Mapping SCL, hình mẫu GV lý tưởng, và tiêu chí của COT
9 tiêu chí kể trên được mapping với các yếu tố cần thiết của 1 lớp học GCED và đặc điểm của 1 GV GCED lý tưởng như sau:
Các yếu tố cần thiết của một lớp học GCED | Đặc điểm của 1 GV GCED lý tưởng | Ví dụ về các tiêu chí trong COT phản ánh đặc điểm lý tưởng của GV GCED | |
Học sinh | Giáo dục được cá nhân hóa | Tin tưởng vào khả năng của HS |
|
Học tập dựa trên năng lực | Đặt lợi ích của HS lên trên hết |
| |
Học “mọi lúc, mọi nơi” | Tin tưởng vào khả năng của HS |
| |
Học sinh được trao quyền để tự chủ | Đóng vai trò điều phối trong lớp học
Tôn trọng ý kiến của HS |
| |
Giáo viên | Khả năng tự quyết định của người dạy | Làm chủ những gì mình đang dạy |
|
Kỹ năng quản lý, tổ chức lớp học | Quản lý, tổ chức lớp học gọn gàng, hiệu quả |
|
Lưu ý rằng sự liên kết và trùng lặp hành vi và tiêu chí là việc đương nhiên. Các tiêu chí trong COT không “mutually exclusive”, nghĩa là những hành vi, biểu hiện của 1 tiêu chí có thể phản ánh được nhiều đặc điểm khác nhau của 1 GV GCED lý tưởng.
Chủ thể đánh giá trọng tâm của COT GCED
Mặc dù chương trình GCED đề cao và tập trung vào “lấy người học làm trọng tâm,” các tiêu chí của COT vẫn chú trọng vào quan sát và đánh giá những gì mà GV đang làm trong lớp học. Lý do cho điều có vẻ như đi ngược lại với nguyên lý xây dựng này là hành vi/biểu hiện của HS thường khó nhận diện và khó quyết định nhanh chóng, chính xác cho điểm hay không cho điểm. Ngoài ra, người đánh giá thường sẽ phải thiết lập những giả định để có thể quyết định tick hoặc không tick một hành vi/biểu hiện, dẫn đến giảm tính chính xác của quyết định đó.
Không những vậy, một COT tập trung đánh giá hành vi/biểu hiện của học sinh sẽ không công bằng cho GV, vì kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy hành vi/biểu hiện của học sinh thường khó lường trước được, thậm chí đôi khi không phản ánh chính xác nỗ lực của GV trong phạm vi một tiết học.
Vì các lý do trên, COT chỉ có thể cố gắng lồng ghép hành vi/biểu hiện của HS vào chứ không thể coi đây là nền tảng chính để xây dựng COT. Hiện nay ở COT của GCED có tổng cộng 19 biểu hiện/hành vi của HS, chiếm khoảng 21% tổng số hành vi/biểu hiện trong COT và khoảng 26% tổng điểm của COT này.
Liên kết ngoài
- Dành cho Cán bộ Quản lý và Phòng Chương trình: Link thực hiện COT