Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K4: Tiết 4.10”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
 
Dòng 3: Dòng 3:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
!'''Câu hỏi tiết học'''
!'''Câu hỏi tiết học'''
| colspan="2" rowspan="1" |4.10. Vai trò của con người với Trái Đất là gì?
| colspan="2" rowspan="1" |'''4.10. Vai trò của con người với Trái Đất là gì?'''
|-
|-
|'''Mục tiêu bài học'''
|'''Mục tiêu bài học'''

Bản mới nhất lúc 04:27, ngày 19 tháng 2 năm 2020

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 4.10. Vai trò của con người với Trái Đất là gì?
Mục tiêu bài học 4.10.1. Học sinh hiểu được những gì con người đang đóng góp cho Trái Đất. 4.10.2. Học sinh hiểu được rằng con người chỉ là một phần của Trái Đất, không phải là chủ nhân.
Tiêu chí đánh giá 4.10.1. Học sinh nêu được ít nhất 2 ví dụ để chứng minh con người đang có những đóng góp tích cực cho sự sống & môi trường Trái Đất. 4.10.2. Học sinh so sánh được vai trò của con người so với một loại động/thực vật bất kỳ với Trái Đất.
Tài liệu gợi ý Định hướng:Học sinh cần nhận ra rằng con người cũng chỉ là một sinh vật trong số nhiều sinh vật khác đang cư trú trên Trái Đất, chỉ là một phần của Trái Đất.
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

Tổ chức theo hình thức lớp học đảo ngược:

-        Bước 1: HS cần hoàn thành các nhiệm vụ sau ở nhà:

+ ½ lớp: Đọc sách Me...Jane (https://www.amightygirl.com/me-jane - cần mua) và xem phim tư liệu về Jane Goodall – nhà linh trưởng học, tập tính học và nhân chủng học người Anh và là sứ giả hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Bà được xem là chuyên gia hàng đầu thế giới về tinh tinh với 45 năm nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội và gia đình của tinh tinh hoang dã trong vườn quốc gia Gombe Stream, Tanzania. https://drive.google.com/open?id=1ySJO1vMXnsxuxgybCZgPYdoBTdAEL765 (Xem từ đầu đến 00:03:11)

+ ½ lớp: Đọc sách Seeds of change (https://www.amightygirl.com/seeds-of-change - cần mua) và xem phim tư liệu về Wangari Maathai - người phụ nữ châu Phi đầu tiên nhận được giải Nobel hòa bình.

https://drive.google.com/open?id=1YVO7RuuI7mNXqZPf0tAXz-rVOnVTI6-m  (xem từ đầu đến 00:06:51)

- Bước 2: HS ghi vào Nhật kí học tập câu trả lời cho bảng câu hỏi được GV gợi ý:

+ Nhân vật em đang tìm hiểu là ai?

+ Họ đã đóng góp gì cho môi trường trên Trái đất?

+ Họ đã làm điều đó như thế nào?

+ Em nghĩ gì về hành động của họ?

-   Bước 3: GV tổ chức cho HS chia sẻ về 2 nhân vật trên tại lớp

+ (5’) HS có cùng nhiệm vụ sẽ chia sẻ với nhau suy nghĩ của các em về nhân vật mà các em tìm hiểu (nên chia thành các nhóm nhỏ). Sau đó, HS thảo luận cùng nhóm để trả lời câu hỏi: Nếu có 3 phút để chia sẻ về nhân vật đó, các em sẽ chia sẻ thế nào? (Bloom 2)

+ (5’) HS trình bày cách chia sẻ của mình về hai nhân vật.

-  (5’) Bước 4: GV giới thiệu thêm một nhân vật – cậu bé tuổi teen trồng hàng tỷ cây xanh (https://www.dkn.tv/doi-song/cau-chuyen-phi-thuong-ve-hanh-trinh-trong-mot-ty-cay-xanh-cua-cau-be-tuoi-teen.html) và khẳng định: từ quá khứ đến hiện tại và chắc chắn trong tương lai đã, đang và sẽ tiếp tục có những con người hành động vì môi trường, bảo vệ Trái đất.

   Mảnh ghép b

(3’) GV chuẩn bị các chiếc mũ Động Vật, Thực Vật, Con Người, Khí Hậu, Trái Đất và Mặt Trời. Chia HS vào các nhóm 6 người với 6 vai như trên. GV đưa tình huống và yêu cầu HS sắm vai để xử lí tình huống đó:

Động Vật, Thực Vật, Khí Hậu và Con Người đã chung sống cùng nhau trên Trái Đất từ nhiều năm qua. Bác Mặt Trời đã chứng kiến sự thuận hòa của họ và rất hài lòng vì điều đó. Bỗng một ngày, Động Vật, Thực Vật và Khí Hậu quyết định mời Con Người và Trái Đất đến một phiên tòa. Chúng muốn kiện Con Người vì tội đã hủy hoại mái nhà chung – Trái đất. Chúng muốn Bác Mặt trời xử lí để Con Người chừa thói quen bắt nạt chúng và Trái đất. Em thử hình dung xem phiên tòa sẽ diễn ra thế nào, Con Người làm cách nào để chứng minh rằng mình vô tội?

(10’) HS thảo luận để giải quyết tình huống (Bloom 3)

GV hướng dẫn HS cách tư duy dựa vào các chiếc mũ: HS đội mũ nào cần suy nghĩ và đưa ra những lý lẽ phù hợp với nhân vật đó. (VD: Động Vật chỉ ra những điều không hay mà Con Người đã làm với mình, Con người chỉ ra những điều tốt mình đã làm cho Động Vật), với những HS khá hơn, có thể yêu cầu các em đổi mũ để tư duy đa chiều. GV có thể định hướng HS diễn kịch hoặc vẽ truyện tranh để giải quyết tình huống.

(15’) HS trình bày cách giải quyết của nhóm + đặt câu hỏi/ phản hồi

(2’) GV tổng kết: Con người chỉ là một phần của Trái Đất, không phải là chủ nhân, vì thế ngoài việc sử dụng những tài nguyên thiên nhiên, con người còn có trách nhiệm bảo tồn và phát triển chúng.


   Mảnh ghép a

(1’) Dẫn dắt: Vì Trái đất là ngôi nhà chung của muôn loài nên mỗi loài sống trên Trái đất đều phải ý thức và làm tốt vai trò của mình để giữ gìn ngôi nhà chung. Và các em thử tưởng tượng nếu Trái đất là mẹ, động vật, thực vật, con người là những đứa con, khi những đứa con không hòa thuận, người mẹ sẽ thế nào? (có thể mời một số HS trả lời). Để biết được câu trả lời chính xác, chúng ta cùng theo dõi một đoạn phim sau đây: https://www.youtube.com/watch?v=zeE0CCpDURA&list=PL8xXtDt9lDWmN-fwWkmpWElCvNMiMwQmj&index=6&t=6s (xem từ đầu đến 00:07:11)

(5’) HS trả lời câu hỏi (Bloom 2): Qua câu chuyện trên, em suy nghĩ gì về Con Người? / Con người có vai trò gì trong mái nhà chung? (GV nên yêu cầu mỗi HS viết suy nghĩ vào Nhật kí học tập và sau đó chia sẻ)

(2’) GV tổng kết: Con người chỉ là một phần của Trái đất, không phải là chủ nhân, vì thế ngoài việc sử dụng những tài nguyên thiên nhiên, con người còn có trách nhiệm bảo tồn và phát triển chúng

   Mảnh ghép b

(3’) GV chuẩn bị các chiếc mũ Động Vật, Thực Vật, Con Người, Khí Hậu, Trái Đất và Mặt Trời. Chia HS vào các nhóm 6 người với 6 vai như trên. GV đưa tình huống và yêu cầu HS sắm vai để xử lí tình huống đó:

Động Vật, Thực Vật, Khí Hậu và Con Người đã chung sống cùng nhau trên Trái Đất từ nhiều năm qua. Bác Mặt Trời đã chứng kiến sự thuận hòa của họ và rất hài lòng vì điều đó. Bỗng một ngày, Động Vật, Thực Vật và Khí Hậu quyết định mời Con Người và Trái Đất đến một phiên tòa. Chúng muốn kiện Con Người vì tội đã hủy hoại mái nhà chung – Trái đất. Chúng muốn Bác Mặt trời xử lí để Con Người chừa thói quen bắt nạt chúng và Trái đất. Em thử hình dung xem phiên tòa sẽ diễn ra thế nào, Con Người làm cách nào để chứng minh rằng mình vô tội?

(10’) HS thảo luận để giải quyết tình huống (Bloom 3)

GV hướng dẫn HS cách tư duy dựa vào các chiếc mũ: HS đội mũ nào cần suy nghĩ và đưa ra những lý lẽ phù hợp với nhân vật đó. (VD: Động Vật chỉ ra những điều không hay mà Con Người đã làm với mình, Con người chỉ ra những điều tốt mình đã làm cho Động Vật), với những HS khá hơn, có thể yêu cầu các em đổi mũ để tư duy đa chiều. GV có thể định hướng HS diễn kịch hoặc vẽ truyện tranh để giải quyết tình huống.

(15’) HS trình bày cách giải quyết của nhóm + đặt câu hỏi/ phản hồi

(2’) GV tổng kết: Con người chỉ là một phần của Trái Đất, không phải là chủ nhân, vì thế ngoài việc sử dụng những tài nguyên thiên nhiên, con người còn có trách nhiệm bảo tồn và phát triển chúng.