Khác biệt giữa bản sửa đổi của “GCED K5: Tiết 5.7”

Từ GCED
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
 
Dòng 3: Dòng 3:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
|'''Câu hỏi tiết học'''
|'''Câu hỏi tiết học'''
| colspan="2" rowspan="1" |5.7. Trong thực tế, những hình phạt có đang đạt được những mục đích ban đầu hay không?
| colspan="2" rowspan="1" |'''5.7. Trong thực tế, những hình phạt có đang đạt được những mục đích ban đầu hay không?'''
|-
|-
|'''Mục tiêu bài học'''
|'''Mục tiêu bài học'''
Dòng 70: Dòng 70:


+ HS đánh giá (Bloom 5) về các hình phạt và mục đích của chúng tùy theo quan điểm của các em.
+ HS đánh giá (Bloom 5) về các hình phạt và mục đích của chúng tùy theo quan điểm của các em.


|<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;">
|<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;">
Dòng 144: Dòng 145:


HS ghi theo ý hiểu của mình vào NKHT
HS ghi theo ý hiểu của mình vào NKHT


|}
|}

Bản mới nhất lúc 04:36, ngày 19 tháng 2 năm 2020

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 5.7. Trong thực tế, những hình phạt có đang đạt được những mục đích ban đầu hay không?
Mục tiêu bài học 5.7.1: Học sinh tìm hiểu tài liệu để thống kê các hình phạt khác nhau và mục đích của mỗi hình phạt đó. 5.7.2: Học sinh đưa ra được ví dụ về một người phạm tội cụ thể; so sánh để rút ra nhận xét về kết quả của hình phạt thực tế với mục đích ban đầu của hình phạt với tội phạm.
Tiêu chí đánh giá 5.7.1 HS tóm tắt lại được một số hình phạt khác nhau và mục đích của mỗi mức độ hình phạt với 1 loại tội phạm. 5.7.2 Học sinh đưa ra được tác động 2 mặt: tích cực lẫn tiêu cực của hình phạt đối với tội phạm.
Tài liệu gợi ý Gợi ý trả lời về tác động tiêu cực của hình phạt:

- Khi một người phải đi tù vì những tội nhẹ --> vào tù gặp những tội phạm có tội nặng hơn --> có nguy cơ vi phạm những tội nặng hơn sau này.

- Cuộc sống sau thời gian đi tù: phạm tội --> vào tù --> có tiền án/tiền sự trong hồ sơ, nhận thành kiến, định kiến từ mọi người (link với chuẩn mực xã hội), mất cơ hội được học tập, đào tạo --> không thể kiếm được công việc tốt --> không kiếm đủ tiền --> quay trở lại phạm tội.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(4’) HS tự lập nhóm 4-5 HS, mỗi nhóm tự tìm hiểu về một nội dung tự chọn Quy định về xử phạt vi phạm … (giao thông, uống rượu, trộm cắp, bạo lực học đường; nghĩa vụ quân sự…)  để đọc hoặc GV phát thông tin tài liệu cho các nhóm (nếu HS chưa tự tìm kiếm được TT)

(GV Lựa chọn theo tài liệu bổ trợ với hình phạt vi phạm giao thông đường bộ  - Tham khảo https://thuvienphapluat.vn/)

Tham khảo

https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/muc-phat-lien-quan-den-nong-do-con-570-19884-article.html

Hoặc

https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/12-quy-dinh-cua-luat-giao-thong-duong-bo-ai-cung-can-biet-230-16990-article.html

(7’) Thảo luận theo nhóm 4 -5 HS và trình bày:

+ HS Tóm tắt (Bloom 2) lại một số hình phạt ứng với mỗi mức độ vi phạm theo nội dung tư liệu đã đọc=> Đại diện nhóm trình bày, phản biện, bổ sung.

+ HS Diễn dịch (Bloom 2) rõ mục đích của việc áp dụng hình phạt với mỗi loại tội phạm đã tìm hiểu.

(2’) GV đánh giá phần HS tìm hiểu, bổ sung thông tin nếu cần.

   Mảnh ghép b

(6’) HS thảo luận nhóm 6, tìm hiểu mục Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự 2015( http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-luocdo.aspx?ItemID=96122

(Đã có file đầy đủ trong Tài liệu bổ trợ, GV chỉ in mục Hình phạt (tr10-15) trong VB, đọc kĩ Điều 30,31,32)

Trả lời các câu hỏi sau:

+ Người phạm tội có thể phải nhận những hình phạt nào?

+ Mục đích của các hình phạt đó là gì?

+ Em có nhận xét gì về các hình phạt dành cho người phạm tội?


(7’) Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ HS nêu (Bloom 1) các hình phạt người phạm tội có thể phải nhận.(cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù,…)

+ HS diễn giải (Bloom 2) mục đích của các hình phạt đó.( Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.)

+ HS đánh giá (Bloom 5) về các hình phạt và mục đích của chúng tùy theo quan điểm của các em.


   Mảnh ghép a

(5’) Thảo luận chung cả lớp:

Tình huống: Một học sinh hư (trong lớp nhiều lần vi phạm nội quy học sinh như đi muộn, nói tục, bỏ tiết, không hoàn thành bài…). Giáo viên nhiều lần nhắc nhở, phê bình và thông báo với gia đình nhưng vẫn không thay đổi. HS đó tiếp tục mắc lỗi trong giờ và GV đã bắt HS đó quỳ trước lớp.

Yêu cầu lớp thảo luận, đưa ra ý kiến Đồng tình – Không đồng tình (có giải thích) về kết quả của hình phạt mà GV đưa ra với HS trong tình huống trên.

=> GV dẫn dắt: Với mỗi hình phạt khi đưa ra cho một tội lỗi nào đó cũng nhận được dư luận đồng tình và không đồng tình trong xã hội => tác động 2 mặt tích cực và tiêu cực của hình phạt đối với mỗi tội phạm.  

(6’) Thảo luận theo nhóm 5 – 6 HS.

+ Lấy một ví dụ về một người phạm tội cụ thể mà em biết, nêu rõ mức độ phạm tội, hình thức xử phạt, đưa ra nhận xét về tác động của hình phạt đó theo 2 mặt: Tích cực và tiêu cực.

Tên người và tên vụ việc Mức độ phạm tội Hình thức xử phạt Mục đích xử phạt Nhận xét tác động của hình phạt
Tích cực Tiêu cực

Đại diện nhóm trình bày:

+ HS Minh họa (Bloom 2) tên người, vụ việc, mức độ, hình thức xử phạt.

+ HS phân tích (Bloom 2) tác động tích cực (cải tạo để hoàn lương…-> đạt được mục đích ban đầu), tiêu cực (mặc cảm, bị xa lánh, hắt hủi, học theo cái xấu, mắc lại lỗi khác lớn hơn … -> không đạt được mục đích ban đầu)

=> HS nhóm khác Suy diễn (Bloom 2) rút ra kết luận hợp lí cho tác động tích cực hoặc tiêu cực từ hình phạt mà nhóm bạn đưa ra.

(2’) GV tổng kết: Có hình phạt (như đi tù) đưa ra cho mỗi tội phạm nhằm đạt mục đích để răn đe, giáo dục người vi phạm ( tích cực) nhưng có người (mắc tội nhẹ - đi tù), vào tù ảnh hưởng từ lối sống, suy nghĩ của người trong tù, ra tù mặc cảm vì mình là người phạm tội, bạn bè và mọi người xa lánh… có khi lại tiếp tục phạm tội và phạm tội nặng hơn…(Tiêu cực)

   Mảnh ghép b

HS xem clip về một trường hợp người phạm tội đã chấp hành, cải tạo tốt trong quá trình chịu hình phạt và có cuộc sống ổn định sau khi ra tù.

https://www.youtube.com/watch?v=dy6NsGvRy3k (0:22- 1:26)

(2’) HS nhắc lại (Bloom 1) nội dung chính của đoạn clip (tên nhân vật, tội, thời hạn tù, điều gì xảy ra khi ra tù, cuộc sống hiện tại,…) =>

(5’) HS thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi sau:

+ Tác động tích cực của hình phạt đối với nhân vật?

+ Dự đoán tác động tiêu cực của hình phạt đối với nhân vật.

(5’)Đại diện các nhóm trình bày:

+ HS rút ra (Bloom 2) việc thi hành án với trường hợp cụ thể này đã đạt được mục đích ban đầu của hình phạt, đảm bảo tính trừng trị và răn đe với hành vi sai trái, giúp phạm nhân nhận ra sai lầm và cải tạo để trở thành người tốt.

+ HS dự đoán (Bloom 2) tác động tiêu cực của hình phạt với người phạm tội theo ý hiểu của em (mất 10 năm trong tù, kinh tế gia đình giảm sút, sức khỏe có thể bị yếu đi, có thể bị ảnh hưởng xấu bởi bạn tù,…)

=> GV gợi ý để HS đánh giá ( Bloom 5) về các tác động của hình phạt đối với người phạm tội.


HS ghi theo ý hiểu của mình vào NKHT