GCED K10: Tiết 10.17

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 07:38, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 10.17. Em sẽ làm gì để đánh giá giải pháp của mình?
Mục tiêu bài học 10. 17.1. HS xác định phương thức kiểm chứng/đo đạt mức độ thành công của dự án. 10.17.2. HS lên kế hoạch đánh giá giải pháp của mình.
Tiêu chí đánh giá 10.17.1. HS có thể:

- xác định được 1 phương án đo đạc.

- xác định được những thông tin cần thu thập.

10.17. 2. HS có thể phát triển kế hoạch đánh giá, trong đó:

- mô tả phương án kiểm chứng tính hiệu quả của phương án.

- xác định các thông tin cần thu thập, cách thu thập và thời điểm thu thập.

Tài liệu gợi ý
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

Dẫn dắt:

Liệu chúng ta có thể tự đánh giá thành công của chính dự án mình? Không thật chính xác những chúng ta hoàn toàn có khả năng tiên liệu những tình huống có thể xảy ra khi thực hiện nghiên cứu, để từ đó hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải. Vậy làm thế nào để tự đánh giá tính hiệu quả của dự án?

(10’) Dự đoán thành công:

  • GV chia HS về các nhóm dự án.
  • GV yêu cầu HS Liệt kê (Bloom 1) những yếu tố có thể đo đạc được sự thành công của dự án. GV khuyến khích HS liệt kê càng nhiều càng tốt.
  • GV yêu cầu HS Giải thích (Bloom) vì sao nhóm lại lựa chọn những yếu tố/tiêu chí đó để đánh giá sự thành công của dự án.
Tên nhóm: …………………………………………………….. Lớp: …….

PHƯƠNG THỨC ĐO ĐẠC/KIỂM CHỨNG/ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN

Phương thức đo đạc/kiểm chứng/đánh giá/... Những thông tin cần thu thập Lí giải vì sao nên có tiêu chí đánh giá này.

(8’) Thuyết trình:

  • HS hoàn thành phần bài làm của nhóm mình.
  • GV gọi Nhóm đại diện trình bày phần bài làm cả nhóm mình.
  • Các nhóm lắng nghe và phản hồi.

(2’) GV nhấn mạnh những điểm cần lưu ý khi HS xây dựng phương thức tự đánh giá dự án.

   Mảnh ghép b

Dẫn dắt:

Liệu chúng ta có thể tự đánh giá thành công của chính dự án mình? Không thật chính xác nhưng chúng ta hoàn toàn có khả năng tiên liệu những tình huống có thể xảy ra khi thực hiện nghiên cứu, để từ đó hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải. Vậy làm thế nào để tự đánh giá tính hiệu quả của dự án?

(10’) Dự đoán thành công:

  • Trong bảng là một số tiêu chí nhằm đánh giá thành công của dự án. Em thử nghĩ xem còn tiêu chí nào có thể đưa vào bảng để băng tiêu chí hoàn hảo hơn?
  • Liệt kê những thông tin cần thu thập cho từng tiêu chí để hỗ trợ việc đánh giá sự thành công của dự án.
Tên nhóm: …………………….. Lớp: …….

PHƯƠNG THỨC ĐO ĐẠC/KIỂM CHỨNG/ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN

Phương thức đo đạc/kiểm chứng/đánh giá/... Những thông tin cần thu thập Lí giải vì sao nên có tiêu chí đánh giá này.
Hoàn thành đúng các thời hạn dựu kiến.
Dự án hoàn thành trong khả năng ngân sách cho phép.
Dự án đạt được những mục tiêu đề ra.
Dự án trả lời được câu hỏi nghiên cứu của nhóm
………………………………

(8’) Thuyết trình:

  • HS hoàn thành phần bài làm của nhóm mình.
  • GV gọi Nhóm đại diện trình bày phần bài làm cả nhóm mình.
  • Các nhóm lắng nghe và phản hồi.

(2’) GV nhấn mạnh những điểm cần lưu ý khi HS xây dựng phương thức tự đánh giá dự án.


   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Chúng ta cùng xây dựng những phương thức để đánh giá tính hiệu quả của dự án.

(15’) GV hướng dẫn HS xây dựng tiêu chí dựa trên gợi ý bên dưới.

4 3 2 1
Nghiên cứu

Điểm: 10

+ Các tài liệu nghiên cứu gồm các tờ photo, Internet, tài liệu in đa dạng và thể hiện nhiều triển vọng khác nhau. + Tất cả các nguồn tư liệu đáng tin cậy, có liên quan, chính xác + Các nguồn thông tin từ các nguồn chuyên gia và ngoài xã hội đa dạng đáng tin cậy và thu thập được nhiều. + Các nguồn tài liệu bao gồm vài loại (tờ photo, Internet,…) được sử dụng để thể hiện nhiều triển vọng khác nhau. + Tất cả các nguồn tư liệu có vẻ đáng tin cậy, có liên quan chính xác nhưng không có trích dẫn tất cả các nguồn gốc của chúng. + Các nguồn thông tin từ các chuyên gia và ngoài xã hội đa dạng đáng tin cậy nhưng lượng thông tin ít. + Các nguồn tài liệu bao gồm vài loại (tờ photo, Interet ,…) được sử dụng nhưng chỉ phản ánh một triển vọng. + Sự tin cậy của một vài nguồn tư liệu là đáng ngờ, một vài nguồn tư liệu đã lạc hậu. + Các nguồn thông tin từ các chuyên gia và ngoài xã hội không đa dạng và ít lượng thông tin. + Các nguồn tài liệu bao gồm vài loại (tờ photo, Interet ,…) được sử dụng nhưng chỉ phản ánh một triển vọng. + Sự tin cậy của một vài nguồn tư liệu là đáng ngờ, một vài nguồn tư liệu đã lạc hậu. + Các nguồn thông tin từ các chuyên gia và ngoài xã hội không đa dạng và ít lượng thông tin. + Chỉ một nguồn tư liệu được sử dụng (chẳng hạn có từ photo) và chỉ phản ánh một triển vọng. + Một số nguồn tư liệu lây từ các nguồn xuyên tạc và không đáng tin cậy hoặc quá lạc hậu trở nên sai lạc.

+C ác nguồn không tham khảo được, không thu thập được thông tin, dữ liệu.

Nôi dung

Điểm: 45

+ Học sinh tổng hợp đầy đủ rõ ràng những kiến thức sử dụng trong cơ sở lí thuyết làm cân và xác định được trọng tâm kiến

+ Các bước tiến hành dự án được nêu cụ thể, tuần tự có bảng phân công, bảng kế hoạch từng tuần cụ thể, sắp xếp thời gian phù hợp.

+ Phần nguyên tắc cần lập luận chặt chẽ, có phân tích thành các bộ phận, thành phần (thấu kính, tiêu cự, ảnh của vật,…), có chứng minh công thức, có vận dụng kiến thức trọng tâm, kiến thức mới đồng thời cũng phối hợp với lượng kiến thức cũ (thấu kính hội tụ, phân kì, cách sử dụng và hứng ảnh của vật).

+ Cách sử dụng nêu rõ ràng cụ thể từng bước, hợp lí, có chú ý tới sai số và biết cách tính sai số.

 + Trả lời đúng, đầy đủ các câu hỏi định hướng với sự  

+ Học sinh tổng hợp đầy đủ, rõ ràng các kiến thức sử dụng trong cơ sở lí thuyết làm cân nhưng chưa xác định đúng trọng tâm.

+ Các bước tiến hành dự án được nêu cụ thể, có bảng phân công, sắp xếp nhưng tiến tình chưa được thực hiện hợp lí.

+ Nguyên tắc cần lập luận chặt chẽ, có phân tích (thấu kính, ảnh của vật, tiêu cự, công thức..), có chứng minh công thức và vận dụng nhưng chưa xác định được trọng tâm của bài học cũng như lượng kiến thức cũ.

+ Cách sử dụng nêu rõ ràng cụ thể tùng bước hợp lí, biết cách tính sai số nhưng chưa biết cách giảm thiểu sai số. + Trả lời đầy đủ các câu hỏi định hướng.

+ Học sinh chưa nêu đầy đủ các kiến thức trong cơ sở lí thuyết làm cân cũng như xác định sai trọng tâm.

+ Các bước tiến hành của dự án được nêu rõ ràng nhưng không có bảng phân công, kế hoạch.

+ Nguyên tắc cần lập luận chặt chẽ, có phân tích (thấu kính, công thức…), có chứng minh công thức nhưng không xác định được trọng tâm và lượng kiến thức cũ.

+ Cách sử dụng nêu được nhưng sắp xếp chưa hợp lí các bước, nêu được sự sai số nhưng chưa chứng minh được.

+ Trả lời thiếu câu hỏi định hướng, nhiều câu trả lời  

+ Học sinh không nêu cơ sở lí thuyết trong bài trình diễn.

+ Các bược tiến hành dự án không được nêu, không có bảng phân công, sắp xếp.

+ Nguyên tác lập luận sơ sài, phân tích cẩu thả, công thức tính toán sai, không có logic.

+ Cách sử dụng nêu sơ sài,cẩu thả. Không nêu được phần sai số.

+ Không trả lời được câu hỏi định hướng.

3. lập luận, chứng minh rõ ràng. sai.

Kĩ năng

Điểm: 30

+ Bài trình bày được chuẩn bị kĩ càng, trình bày trôi chảy.

+ Tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia trình bày và đóng vai những người chuyên gia.

+ Bài trình diện được hỗ trợ bằng các trang slide, các dụng cụ hoặc tờ photo.

+ Bài trình diễn được hỗ trợ bằng các công cụ trực quan, tài liệu, tờ photo.

+ Bài trình bày chuẩn bị kĩ, trình bày tốt.

+ Tất cả các thành viên đều tham gia và đóng vai trò của mình đã được giao.

+ Bài trình bày thiếu rõ ràng, chưa kĩ. Trình bày còn vấp. + Các thành viên đọng vai trò không rõ ràng và chỉ biết những nội dung đã được ghi sẵn trong slide. + Bài trình bày chỉ được hỗ trợ bằng slide, sách vở. + Bài trình bày không được chuẩn bị trước. + Các thành viên đóng vai trò không rõ ràng và không biết nội dung ghi sẵn trong slide. + Bài trình bày chỉ được hỗ trợ bằng slide.
Hình thức

Điểm: 15

+ Bài trình bày sáng tạo, hấp dẫn, thể hiện được toàn bộ nội dung/mục tiêu/mục đích. +Âm thanh, ánh sáng, đồ họa, hiệu ứng nhấn mạnh được trọng tâm của bài trình bày. + Bài trình bày hấp dẫn, cơ bản thể hiện được nội dung/mục tiêu/mục đích. +Âm thanh,ánh sáng, đồ họa và hiệu ứng chưa nhấn mạnh vào vấn đề trọng tâm của bài trình chiếu. + Thiết kế bài trình bày còn lộn xộn, chưa rõ ràng, chưa thể hiện được nội dung/mục tiêu/mục đích. +Âm thanh, ánh sáng, đồ họa, hiệu ứng không nhấn mạnh được trọng tâm của bài trình chiếu. + Thiết kế bài dạy lộ xộn, không rõ ràng. Không thể hiện được nội dung bài học. +Không có âm thanh, ánh sáng, đồ họa hoặc có nhưng không hề phù hợp.

(1’) GV tổng kết những lợi ích của việc tôn trọng sự khác biệt sau khi đi xung quanh lắng nghe học sinh.

   Mảnh ghép b


GV hướng dẫn HS xây dựng các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của dự án:

Dự án khoa học Dự án kỹ thuật
1. Câu hỏi nghiên cứu (10 điểm) 1. Vấn đề nghiên cứu (10 điểm)
- Mục tiêu tập trung và rõ ràng;

- Xác định được sự đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu;

- Có thể đánh giá được bằng các phương pháp khoa học.

- Mô tả sự đòi hỏi thực tế hoặc vấn đề cần giải quyết;

- Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất;

- Lý giải về sự cấp thiết;

2. Thiết kế và phương pháp (15 điểm)
- Kế hoạch được thiết kế và các phương pháp thu thập dữ liệu tốt;

- Các tham số, thông số và biến số phù hợp và hoàn chỉnh.

- Sự tìm tòi các phương án khác nhau để đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề;

- Xác định giải pháp;

- Phát triển nguyên mẫu/mô hình.

3. Thực hiện: thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (20 điểm) 3. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra (20 điểm)
- Thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ thống;

- Tính có thể lặp lại của kết quả;

- Áp dụng các phương pháp toán học và thống kê phù hợp;

- Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích và các kết luận.

- Nguyên mẫu chứng minh được thiết kế dự kiến;

- Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều điều kiện/thử nghiệm.

- Nguyên mẫu chứng minh được kỹ năng công nghệ và sự hoàn chỉnh.

4. Tính sáng tạo (20 điểm)
Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí ở trên.
5. Trình bày (35 điểm)
a) Áp phích (Poster) (10 điểm)

- Sự bố trí logic của vật/tài liệu;

- Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích;

- Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày.

b) Phỏng vấn (25 điểm)

- Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi;

- Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án;

- Hiểu biết về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận;

- Mức độ độc lập trong thực hiện dự án;

- Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội và/hoặc kinh tế;

- Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo;

- Đối với các dự án tập thể, sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên.