Draft
Kết thúc Chương 3, HS đã được ghép nhóm để cùng nhau thực hiện Dự án Hành động, kết thúc Giai đoạn Học thứ nhất (Học kỳ 1). Sản phẩm cuối cùng của Giai đoạn Học là Đề án Hành động, trong đó tóm tắt qua những ý tưởng của các thành viên trong nhóm để phục vụ cộng đồng.
Tiếp theo, HS sẽ bắt đầu Giai đoạn Làm trong Học kỳ 2. Giai đoạn này sẽ kết nối các hoạt động phục vụ cộng đồng có ý nghĩa với kiến thức học thuật, phát triển cá nhân và trách nhiệm xã hội. HS sẽ có cơ hội tìm hiểu, khám phá và hành động để phục vụ nhu cầu thực tế của cộng đồng, đồng thời xây dựng các kỹ năng và kiến thức mới trong quá trình học.
🔎 Xem thêm: Học qua phục vụ để hiểu thêm về phương pháp tiếp cận giáo dục được sử dụng trong Giai đoạn Làm
Chương 4: Lập kế hoạch & Chuẩn bị là nội dung đầu tiên, và cũng là nội dung quan trọng nhất của Giai đoạn Làm. Lý do đơn giản là vì việc chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận luôn đóng vai trò tối quan trọng, quyết định mức độ hiệu quả của bất cứ dự án nào. Không những vậy, việc chuẩn bị cũng giúp cho HS được thật sự thực hành những gì mình đã học, tạo ra sự tiếp nối liền mạch giữa Giai đoạn Học thứ nhất và giai đoạn Làm.
🔎 Xem thêm: Timeline học tập để hiểu thêm về các Giai đoạn trong môn GCED
Giai đoạn này sẽ có 3 yêu cầu dành cho HS, và sẽ được bôi đỏ trong phần Mục tiêu chương ở dưới đây. Dựa vào những yêu cầu này, thầy cô sẽ quyết định xem nhóm HS đã đủ điều kiện để triển khai Dự án Hành động (ở Chương 5) hay chưa.
Mục tiêu chương
GCED sử dụng phương pháp Học qua phục vụ theo trường phái học thuật, tức có nghĩa sẽ sử dụng việc phục vụ để "phục vụ" việc học. Trên tình thần đó, Dự án Hành động của các nhóm phải đạt được những tiêu chí sau:
Mục tiêu học tập (mục tiêu cá nhân):
- Dự án của HS có thể bổ trợ, kết nối & giúp HS hiểu sâu hơn về bài Truy vấn Cá nhân (đã hoàn thành ở Chương 2). Do đó, HS cần xác định được mối liên kết giữa Truy vấn cá nhân của mình với Dự án Hành động.
Mục tiêu phục vụ (mục tiêu chung của nhóm):
- Dự án của HS được xây dựng trên nhu cầu có thật của một cộng đồng cụ thể, có thể đem lại giải pháp sát với thực tế, và có tính ứng dụng cao. Do đó, HS cần điều tra nhu cầu thiết thực của cộng đồng được phục vụ.
- Dự án của HS được chuẩn bị kỹ càng, đã cân nhắc tất cả những yếu tố cần thiết. Do đó, HS cần có được một bản kế hoạch hành động cho dự án của mình.
Tất nhiên, độ khó/yêu cầu của mỗi mục tiêu này sẽ khác nhau tùy theo khối lớp, và đã được quy định rõ trong Khung Chương trình của 12 khối lớp.
Lưu ý: Chương 4 có thể là thời điểm tốt để HS "kết nối" với các đối tác bên ngoài, hay những người/tổ chức có thể giúp các em. Làm vậy vừa giúp cho việc phục vụ cộng đồng hiệu quả hơn, vừa giúp truyền thông để mọi người hiểu rõ lợi ích mà HS có thể mang lại cho cộng đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là một mục tiêu bổ trợ, GV và HS chỉ nên hướng tới nếu điều kiện cho phép, và vẫn cần tập trung vào những mục tiêu chính đã nêu ở trên. 🔎 Xem thêm: Liên kết với các đối tác bên ngoài trong trường hợp thầy cô muốn Dự án của nhóm HS được hỗ trợ/kết nối với các đối tác bên ngoài. |
Điều tra nhu cầu & Xác định giải pháp cho cộng đồng
Ý nghĩa của việc điều tra nhu cầu, từ đó xác định giải pháp cho cộng đồng
Trong bản Đề án của mỗi nhóm HS (sản phẩm ở cuối Chương 3), các em đã nêu rõ đối tượng/cộng đồng mà mình sẽ phục vụ, lý do vì sao mình lại chọn cộng đồng đó, cũng như ý tưởng của nhóm để giúp đỡ cộng đồng.
Vậy, tại sao lại cần thêm một bước nghiên cứu điều tra nhu cầu & xác định giải pháp cho cộng đồng nữa? Liệu bước này có trùng với những gì HS đã làm không?
- Câu trả lời là không. Những gì HS viết trong Đề án chỉ dừng ở mặt ý tưởng (vì các em mới được tạo nhóm), chưa đủ thời gian chứng minh được cộng đồng mà các em định giúp có nhu cầu thật sự hay không. Nếu HS không chắc chắn về nhu cầu này, rất có thể Dự án Hành động của các em sẽ không phục vụ được đúng đối tượng, hoặc không đúng nhu cầu lớn nhất của đối tượng đó.
- Hơn nữa, việc điều tra cẩn thận cũng giúp nhóm HS trả lời được câu hỏi tiếp theo: Với nhu cầu này của cộng đồng, liệu mình có thực hiện/đáp ứng được không? Cần phải làm gì tiếp theo để phục vụ cộng đồng. Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp ích cho việc lập kế hoạch của HS, khi HS cần phải xác định rõ ràng những công việc/điều kiện cần đạt được để triển khai dự án hiệu quả.
Dưới đây là ví dụ để thầy cô hình dung rõ hơn về sự khác biệt giữa yêu cầu của Chương 3 & Chương 4:
Nhu cầu cộng đồng & Giải pháp trong Đề án
(Ở cuối Chương 3) |
Nhu cầu cộng đồng & Giải pháp sau khi đã điều tra
(Ở đầu Chương 4) |
---|---|
|
|
Việc điều tra nhu cầu & xác định giải pháp cho cộng đồng là yêu cầu bắt buộc đầu tiên để thầy cô phê duyệt Dự án Hành động của từng nhóm HS. Việc điều tra này sẽ giống như một bài Truy vấn Cá nhân "mini", tức có nghĩa nhóm HS sẽ phải đi thu thập dữ liệu để trả lời câu hỏi của mình về nhu cầu, sau đó báo cáo về kết quả tìm kiếm của nhóm.
Lưu ý: Trong GCED, 1 cộng đồng được coi là có "nhu cầu thiết thực" nếu:
|
Cách điều tra nhu cầu & xác định giải pháp cho cộng đồng
Ở bước này, HS đã xác định được 1 cộng đồng mình muốn phục vụ, cũng như dự đoán về nhu cầu của cộng đồng đó. Tiếp theo, HS sẽ cần cân nhắc một vài bước sau:
Các yếu tố cần cân nhắc | Hướng dẫn thực hiện | Lưu ý |
---|---|---|
Thông tin cần thu thập | Dựa trên định nghĩa về "nhu cầu thiết thực", thầy cô có thể định hướng để HS trả lời một số câu hỏi như:
|
|
Nguồn thông tin | HS không được tự kết luận nếu chưa tham khảo/thu thập thông tin từ bên ngoài. Một số nguồn thông tin gợi ý như sau:
|
Khuyến khích HS sử dụng nhiều hơn 1 nguồn
|
Kế hoạch thu thập & báo cáo thông tin | Nhóm HS cần cân nhắc những yếu tố sau:
|
Thầy cô có thể hỗ trợ HS tự lên kế hoạch, tuy nhiên vẫn khuyến khích để nhóm tự chủ động làm việc.
|
Lưu ý: |
Xác định liên kết giữa Truy vấn cá nhân và Dự án Hành động
Ý nghĩa của việc xác định liên kết
Trên lý thuyết, Truy vấn cá nhân của mỗi HS trong nhóm (ở Chương 2) sẽ có những khía cạnh, đặc điểm giống nhau nhất định. Đồng thời, Dự án Hành động của nhóm sẽ là tổng hợp của tất cả kiến thức, mối quan tâm & tò mò của mỗi HS (được thể hiện trong Truy vấn Cá nhân). Dù nhóm đó có triển khai Dự nào thế nào đi nữa, từng HS vẫn sẽ được thực hành/trải nghiệm trên những kiến thức mà mình đã học.
Tuy nhiên, trên thực tế thì một nhóm vẫn có thể có nhiều HS với những mối quan tâm khác nhau, và nền tảng kiến thức/khả năng khác nhau. Do đó, cần phải bảo đảm Dự án sau này của các nhóm thật sự bổ trợ được cho việc học, duy trì tính liền mạch của việc học GCED.
Việc xác định được liên kết giữa Truy vấn Cá nhân và Dự án Hành động là yêu cầu bắt buộc thứ hai để thầy cô phê duyệt Dự án Hành động của từng nhóm HS. Nếu có bất cứ HS nào không xác định được những gì mình sắp làm sẽ bổ trợ như thế nào cho những gì mình đã học, thầy cô cần yêu cầu HS làm lại bước này trước khi phê duyệt Dự án.
Lưu ý: Một số dự án mang tính từ thiện (quyên góp, ủng hộ của cải vật chất) có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng, tuy nhiên giá trị học tập cho HS thường rất ít. Những dự án dạng này không được khuyến khích, vì GCED mong muốn HS học qua phục vụ, không phải học để phục vụ.
Nếu HS có ý định thực hiện việc từ thiện, thầy cô cần đặc biệt lưu ý về việc yêu cầu HS chứng minh liên kết với Truy vấn Cá nhân của mình. Thầy cô có thể hòi: "Làm từ thiện thì em sẽ học được gì liên quan tới Chủ đề trọng tâm? Truy vấn cá nhân của em sẽ được mở rộng như thế nào?" |
Cách xác định liên kết
Ở bước này, HS đã điều tra xong về nhu cầu của cộng đồng, và đã biết được mình sẽ phục vụ nhu cầu gì của cộng đồng đó. Ngoài ra, các em cũng có Truy vấn cá nhân của riêng mình (sản phẩm của Chương 2), trong đó có nêu rõ những điều em thắc mắc & câu trả lời của em về một khía cạnh nhất định của Chủ đề trọng tâm.
Tiếp theo, HS sẽ cần làm một số việc sau:
- Với HS nhỏ (lớp 1-5): Các em cần liệt kê, và có thể giải thích một số khía cạnh đơn giản mà em mong muốn học hỏi được thông qua Dự án Hành động. Những khía cạnh này phải liên quan tới Truy vấn cá nhân của các em.
- Với HS lớn hơn (từ lớp 6 trở lên): Cũng yêu cầu tương tự, nhưng những khía cạnh này có thể phức tạp hơn. Ngoài ra, HS cần phải có kế hoạch cá nhân để kiểm chứng những thông tin này.
Ví dụ:
Câu hỏi truy vấn | Câu trả lời truy vấn | Chủ đề Dự án Hành động | Những điều HS muốn học hỏi (tức liên kết giữa Truy vấn và Dự án) |
---|---|---|---|
Xã hội Việt Nam hiện đại (từ 1980 cho tới nay) có tồn tại bất bình đẳng giới tính không?
Nếu có, các nguyên nhân lớn nhất dẫn tới hiện tượng này là gì? |
Có tồn tại sự bất bình đẳng. Nguyên nhân là:
|
Giảm thiểu sự phân biệt giới tính tại các gia đình ở quận Hai Bà Trưng (khu vực sống của đa số HS trong nhóm) |
|
Lập kế hoạch cho dự án
Ý nghĩa của việc lập kế hoạch cho dự án
Nếu không có kế hoạch, HS sẽ không thể thực hiện được Dự án Hành động một cách hiệu quả. Thầy cô cũng không thể đánh giá được các em HS có đang bám sát vào định hướng ban đầu mà nhóm đã đề ra hay không.
Cách lập kế hoạch
Ở bước này, HS đã biết mình sẽ giúp ai, và giúp như thế nào (từ việc điều tra). Ngoài ra, HS cũng đã có mục tiêu riêng cho bản thân mình, thông qua việc xác định những điểm em muốn học hỏi qua Dự án của nhóm.
Tiếp theo, HS sẽ cần lập một bản kế hoạch chi tiết, bao gồm những yếu tố sau:
Các yếu tố cần cân nhắc | Hướng dẫn thực hiện | Lưu ý |
---|---|---|
Mục tiêu Dự án (mục tiêu chung) | Sau khi mỗi HS đã có được mục tiêu riêng của mình (mục tiêu học tập), cả nhóm sẽ cùng thống nhất mục tiêu chung của Dự án.
|
Tùy theo độ tuổi của HS, mà yêu cầu cho mục tiêu này có thể sẽ khác nhau. Chi tiết tham khảo trong Khung Chương trình của từng lớp.
|
Loại hình Dự án | HS chọn ít nhất một trong bốn loại hình Dự án:
Có thể kết hợp nhiều hơn một loại hình Dự án, tùy theo khả năng/điều kiện của nhóm. VD: HS nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho một cộng đồng, sau đó đi hành động trực tiếp đẻ phục vụ cộng đồng đó. |
Đối với những loại hình dự án yêu cầu HS phải ra khỏi khuôn viên trường học, thầy cô cần có phương án để đảm bảo an toàn cho HS, đồng thời cần xin phê duyệt của BGH/xin ý kiến PHHS trước khi triển khai.
|
Xác định hiện trạng & các nguồn lực cần thiết | HS cần thực hiện những việc sau:
|
Đặc biệt chú ý đến nguồn lực kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của mỗi thành viên trong nhóm. HS cần nhận ra rằng trước khi tìm tới các nguồn lực bên ngoài, nhóm cần tận dụng nguồn lực có sẵn trong nhóm trước.
|
Phương pháp kiểm chứng | HS cần xác định một số cách thu thập thông tin để kết luận mức độ hiệu quả của dự án, dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Một số cách gợi ý:
Dù là cách nào đi nữa, HS cũng cần lưu lại quá trình triển khai Dự án của nhóm mình & bản thân (sẽ được đề cập thêm ở Chương 5) |
Yêu cầu dành cho HS sẽ khác nhau, tùy theo độ tuỏi/khả năng của các em:
|
Cách quản lý/theo dõi tiến độ dành cho HS (Không phải cho GV) | Một số cách gợi ý:
Có thể sử dụng các công cụ/nền tảng online để việc theo dõi & báo cáo được thuận tiện hơn. |
|
Phân công công việc khi triển khai | HS cần xác định được các công việc cần thực hiện theo khung thời gian hợp lý, với phân công phù hợp với năng lực các thành viên. | Mức độ chi tiết phụ thuộc vào lứa tuổi/khả năng của HS. Thầy cô có thể hỗ trợ HS phân công công việc, nếu HS không đủ khả năng tự làm việc này. |
Về hình thức viết kế hoạch, HS có thể tự viết ra giấy, sử dụng các công cụ online, hoặc nhờ GV tổng hợp lại những nội dung mà mình và nhóm đã thống nhất (đối với HS lớp nhỏ). Thầy cô có thể hỗ trợ nhóm trong việc xây dựng kế hoạch, tuy nhiên không nên lập toàn bộ kế hoạch cho HS.
Việc lập được kế hoạch hành động là yêu cầu bắt buộc cuối cùng để thầy cô phê duyệt Dự án Hành động của từng nhóm HS. Dựa vào bản kế hoạch này, thầy cô sẽ biết được Dự án Hành động của mỗi nhóm có đủ rõ ràng và khả thi hay không
Liên kết với các đối tác bên ngoài
Mong đợi của GCED là HS có thể tự chủ động tìm kiếm những kết nối bên ngoài để cùng cộng tác, hướng tới việc giải quyết những vấn đề liên quan tới Chủ đề trọng tâm. Nếu HS không đủ khả năng tự tìm kiếm đối tác, nhưng thầy cô thấy rằng việc cộng tác có thể giúp ích rất nhiều cho Dự án/việc học tập của HS, thầy cô có thể hỗ trợ HS trong việc tìm kiếm.
Dưới đây là một số gợi ý để tìm kiếm đối tác hỗ trợ cho Dự án Hành động của HS:
Background của đối tác | Đối tác là, hoặc đến từ một tổ chức uy tín ở Việt Nam/trên thế giới. Đối tác có hiểu biết, kinh nghiệm và chuyên môn về Công dân Toàn cầu nói chung, cũng như dự án của HS nói riêng. | |
Khả năng hỗ trợ cho Dự án của HS | Đối tác có thể hỗ trợ cho GV về nhiều mặt (nhân lực thực hiện dự án, hướng dẫn từ chuyên gia, quảng bá, v.v.), và Dự án của HS được hưởng lợi từ sự hỗ trợ này.
Không quyên góp, ủng hộ bằng tiền mặt - chỉ có mối quan hệ và sự cộng tác | |
Khả năng hỗ trợ tối tác | Đối tác có rất nhiều nhu cầu mà Vinschool và thầy cô/HS có thể đáp ứng.
Không chọn những đối tác yêu cầu chi phí hỗ trợ, hoặc đòi hỏi quá nhiều, không phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường & HS. | |
Địa điểm thực hiện Dự án | Đối tác có thể hỗ trợ Dự án tại địa điểm HS đề xuất, hoặc gợi ý một địa điểm khác phù hợp với điều kiện thực tế của HS & thầy cô.
Lưu ý: Địa điểm này phải an toàn cho HS. Có thể đưa bảo vệ của trường đến địa điểm này để làm một báo cáo đánh giá, nhận xét chi tiết. | |
Thời gian cộng tác | Có thể linh hoạt đối với thời gian/ngày/giờ cộng tác. Việc liên kết với đối tác không ảnh hưởng tới việc học tập môn GCED/các môn khác của HS. | |
Thông tin liên lạc | Có ít nhất 2 đầu mối đại diện của đối tác liên lạc qua điện thoại di động hoặc email và khung giờ có thể liên lạc. |