Hướng dẫn triển khai online
Trang này nhằm hướng dẫn thầy cô triển khai các giai đoạn học tập của GCED từ xa (dạy online), trong trường hợp không thể dạy trực tiếp môn học trên lớp. Do đặc thù của môn học, một số giai đoạn sẽ không thể triển khai như bình thường, mà phải thay đổi hình thức & yêu cầu để phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, hy vọng những hướng dẫn & gợi ý trong trang này sẽ giúp việc dạy học online của thầy cô đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong GCED, mỗi Chương học có thể coi như một giai đoạn khác nhau. Mỗi Chương học sẽ có hướng dẫn riêng, và được chia thành các mục khác nhau.
🔎 Xem thêm: Timeline học tập để hiểu thêm về các Giai đoạn trong môn GCED
Hướng dẫn triển khai Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính (Tiết 1 - 21)
Lưu ý:
|
Bối cảnh & định hướng của giai đoạn
Ở Chương 1, HS sẽ tìm hiểu các Chủ đề trọng tâm thông qua 5 Lăng kính. Đây là giai đoạn tập trung nhiều lý thuyết nhất của GCED, cho HS những kiến thức nền tảng cần thiết đề có thể làm Truy vấn Cá nhân (một bài nghiên cứu thứ cấp) trong Chương 2, và làm Dự án Hành động trong các chương học tiếp theo.
Bới tính chất quan trọng của giai đoạn này, việc cắt/giảm tiết sẽ không được khuyến khích. Thầy cô vẫn cần dạy đủ 21 tiết (khoảng 10 tuần) để kết thúc Chương 1 này.
Trong bối cảnh dạy online, thầy cô sẽ phải dạy một số nội dung mà không có đủ thời gian trên
Trước tiên, HS sẽ cần suy ngẫm theo nhóm trước, nhằm trả lời câu hỏi trọng tâm "nhóm HS đã làm được gì, và làm như thế nào?". Một số bước mà các nhóm HS nên thực hiện như sau:
1. Đối với tiểu học: HS của mình không có khả năng viết tốt, tự tìm hiểu thông tin tốt, ít ra là bọn nhóc 1-2-3. Chắc chắn sẽ phải involve PHHS to a certain degree (những môn khác cũng vậy, anh hỏi rồi) Tiết 1 thì GV sẽ dạy nội dung tiết 1, kèm theo 1 chút hướng dẫn về nội dung tiết 2 để HS tự tìm hiểu. Trong tiết 2, HS sẽ được yêu cầu làm 2 loại bài tập (1) bài tập để check kiến thức đã học của tiết 1, và (2) bài tập mở rộng kiến thức của tiết 2. Tất nhiên là HS không có khả năng tự tìm hiểu cái gì cả, GV sẽ phải đưa ra 1 chuỗi các instruction cho PHHS, kèm theo câu hỏi cụ thể để PH bảo con trả lời. Tới tiết 3, lặp lại ntn. Những thứ mà HS làm sẽ được GV collect để chấm, bên ngoài phạm vi lớp học. Hết mỗi LK sẽ có 1 bài kiểm tra nhỏ (ko chấm điểm) để tổng kết lại kiến thức. Tức là sẽ có 1 lần nộp bài tập, và 1 lần làm kiểm tra xen kẽ. Nếu đứa nào GV chấm bìa mà thấy nó suck, thì có thể include thêm yêu cầu trong bài kiểm tra. Việc kiểm tra này nhằm check kiến thức thường xuyên của HS (điều mà làm rất dễ khi dạy trực tiếp), và đảm bảo HS nó nghiêm túc với việc học 2. Cấp 2 thì đơn giản hơn nhiều. HS có thể tự học, tự tìm kiếm thông tin. Nên là tiết 1 có thể dạy nội dung tiết 1, tiết 2 cho HS tự tìm hiểu nội dung tiết 2, và gửi bài tập. Sau 1 LK (1 tiết) thì cũng có 1 bài kiểm tra. Tuy nhiên, HS cấp 2 sẽ được yêu cầu tìm hiểu trước về bài mình sẽ học. GV sẽ gửi preclass materials, và yêu cầu HS làm 1 số task gì đó. Giống như việc soạn văn ngày trước của mình ấy (giờ anh mới hiểu mục đích của nó, lol). QUan trọng là HS phải tự giác học, và phải on top việc học của nó (Vì ko được GV hỗ trợ nhiều nữa)
- (Thông thường, các nhóm HS sẽ hướng tới việc đặt ra các mục tiêu SMART. Nếu mục tiêu của HS có thể đo đạc được - Measurable, các em sẽ không gặp khó khăn trong việc đánh giá mục tiêu của mình)
Trong số những mục tiêu đã đề ra, HS cần đặc biệt chú ý tới tác động của Dự án tới cộng đồng được giúp. Các em cần trả lời được những câu hỏi như "Mình đã mang lại thay đổi gì cho cộng đồng? Cuộc sống của cộng đồng có được cải thiện nhờ thay đổi đó không? Những thay đổi đó có đúng như mình mong muốn không?". Nếu HS không trả lời được những câu hỏi này, hoặc câu trả lời của các em không tốt, rất có thể Dự án hành động của nhóm không thật sự mang lại giá trị ý nghĩa cho cộng đồng.
Bước 3: Rút kinh nghiệm cho nhóm
Bước này chỉ đơn giản là các nhóm xác định những điểm mình đã làm tốt và chưa tốt, từ đó xác định nhóm nên cải thiện những điểm gì. Vì HS vẫn sẽ học GCED trong những năm học tiếp theo, và sẽ hành động với các bạn trong lớp, việc rút kinh nghiệm nhóm nên tập trung vào 2 yếu tố sau:
- Khả năng làm việc nhóm, cộng tác của cả nhóm
- Khả năng triển khai dự án cộng đồng của cả nhóm
Đối với những nhóm HS lớn hơn, các em có thể cùng thống nhất một vài phương án cải thiện, và giải thích kế hoạch thực hiện những phương án đó trong tương lai.
Suy ngẫm cá nhân
Sau khi đã suy ngẫm theo nhóm, mỗi HS cần tự suy ngẫm, đánh giá bản thân để trả lời câu hỏi "mình đã học được những gì sau khi làm?" Một số bước mà HS nên thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định mối liên kết giữa Truy vấn Cá nhân của bản thân và Dự án hành động của nhóm
Trên lý thuyết, Dự án Hành động sẽ giúp HS thực hành những gì mình đã học, từ đó giúp mở rộng kiến thức của mỗi em. Do đó, từ trước khi Dự án diễn ra, HS đã xác định một số điểm em muốn học hỏi qua Dự án này rồi.
Ở bước này, HS sẽ cần xác định bản thân đã học hỏi được gì qua Dự án, và những kiến thức đó có giống như bản thân đã dự đoán không. Tham khảo VD ở bảng dưới:
Câu hỏi truy vấn | Câu trả lời truy vấn | Chủ đề Dự án Hành động | Những điều HS muốn học hỏi/kiểm chứng (tức liên kết giữa Truy vấn và Dự án) |
---|---|---|---|
Xã hội Việt Nam hiện đại (từ 1980 cho tới nay) có tồn tại bất bình đẳng giới tính không?
Nếu có, các nguyên nhân lớn nhất dẫn tới hiện tượng này là gì? |
Có tồn tại sự bất bình đẳng. Nguyên nhân là:
|
Giảm thiểu sự phân biệt giới tính tại các gia đình ở quận Hai Bà Trưng (khu vực sống của đa số HS trong nhóm) |
|
Ví dụ: Qua dự án "Giảm thiểu sự phân biệt giới tính tại các gia đình ở quận Hai Bà Trưng", HS muốn trả lời câu hỏi "Nguyên nhân của việc phân biệt giới tính trong gia đình Việt Nam nói chung, và ở khu em sống nói riêng là gì". Có thể HS đã có một số dự đoán về nguyên nhân từ trước, do đó em muốn kiểm chứng lại những dự đoán này thông qua Dự án.
Tuy nhiên, khi triển khai Dự án, em mới phát hiện ra (hoặc được người khác cố vấn) là những dự đoán đó không đúng, mà nguyên nhân thật sự là một yếu tố hoàn toàn khác hẳn. Rõ ràng là việc "Học" của HS đã được bổ trợ thông qua việc "Làm", và phát hiện này nên được HS ghi lại để suy ngẫm, và chia sẻ cùng mọi người.
Bước 2: Rút kinh nghiệm bản thân
Tương tự như khi rút kinh nghiệm cho nhóm, HS sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân mình dựa vào 2 yếu tố sau:
- Khả năng làm việc nhóm, cộng tác của bản thân
- Khả năng triển khai dự án cộng đồng của bản thân
Đối với những HS lớn hơn, các em cũng có thể đề xuất một vài phương án cải thiện, và giải thích kế hoạch thực hiện những phương án đó trong tương lai.
Chuẩn bị cho Chương 7
Sau khi đã hoàn thành những nội dung trên, HS đã sẵn sàng để chuyển qua Chương 7, chương học cuối cùng của GCED. Chương 7 sẽ bao gồm 2 mốc đánh giá:
- Bài báo cáo Dự án: các nhóm HS sẽ trình bày về Dự án Hành động của mình (dựa trên những gì nhóm đã suy ngẫm trong Chương 6)
- Bài suy ngẫm Cuối năm: Mỗi HS sẽ viết về trải nghiệm học tập của mình trong suốt cả năm học
Vì phạm vi (scope) của Bài báo cáo & Bài suy ngẫm Cuối năm có nhiều điểm trùng nhau, thầy cô có thể tham khảo hình dưới đây để hình dung rõ hơn HS cần báo cáo về nội dung gì, và cần viết bài suy ngẫm cho nội dung gì: