GCED K10: Tiết 10.9

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 09:52, ngày 8 tháng 11 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi & Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 10.9. Đã có những giải pháp nào để cải thiện bất bình đẳng giáo dục?
Mục tiêu bài học 10.9.1. Học sinh xác định được một số giải pháp được đưa ra để cải thiện sự bất bình đẳng giáo dục. 10.9.2. Học sinh trả lời câu hỏi dẫn dắt.
Tiêu chí đánh giá 10.9.1. Học sinh có thể:

- mô tả 2 giải pháp đang được thực hiện để cải thiện sự bất bình đẳng giáo dục.

10.9.2. Câu trả lời của HS phản ánh được phần lớn hoặc tất cả những nội dung em đã học xuyên suốt chương/lăng kính.
Tài liệu gợi ý Gợi ý câu trả lời; giáo viên tự tìm hiểu thêm nguồn/tài liệu tham khảo:

Một số biện pháp mà chính phủ đang thực hiện:

- Tập trung vào cải thiện chất lượng giảng dạy.

- Tập trung vào hỗ trợ người nghèo, cải thiện chất lượng sống của người nghèo => giúp cải thiện cơ hội học tập.

- Tập trung vào việc đảm bảo cơ hội học tập của một số nhóm người thiệt thòi.

Một số VD từ tổ chức phi chính phủ:

+ Barefoot College: Hỗ trợ người nghèo ở vùng nông thôn sử dụng công nghệ để có thể tự cung tự cấp cho cuộc sống một cách bền vững; Đào tạo phụ nữ trở thành kỹ sư năng lượng mặt trời, những người sáng tạo, các nhà giáo, để những người này có thể quay trở lại vùng quê của mình và đóng góp cho cộng đồng ở đó (https://www.barefootcollege.org)

+ Bridge International Academies: cung cấp các bài học tiêu chuẩn quốc tế dựa trên giáo trình của mỗi quốc gia; đào tạo giáo viên; cung cấp các chương trình hỗ trợ trường học/giáo viên phát triển năng lực và chất lượng; sử dụng các công nghệ tiên tiến áp dụng vào bài học (https://www.bridgeinternationalacademies.com)

Hạnh Trâm: Giáo dục thay đối cuộc sống ntn?

https://en.unesco.org/galleries/education-transforms-lives

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a


Dẫn dắt: Bất bình đẳng trong giáo dục vẫn còn tồn tại. Giải pháp nào cho vấn đề này?

(3’) Liệt kê (Bloom 1) những sự bất bình đẳng tồn tại trong giáo dục.

GV gọi HS trả lời.

Gợi ý:

  • Bất bình đẳng về giáo dục giữa các vùng miền.
  • Bất bình đẳng về giáo dục giữa các dân tộc
  • Bất bình đẳng giới trong giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số
  • Bất bình đẳng về giáo dục đối với nhóm người có thu nhập thấp

(12’) Đi tìm giải pháp cho giáo dục hòa nhập.

  • GV chia lớp thành nhóm nhỏ. Và phát mỗi nhóm 1 PHT (Tham khảo Phiếu học tập 10.9.1.a).

Gợi ý: Có thể chia thành 4 nhóm tương ứng với 4 sự bất bình đẳng tồn tại trong giáo dục đã nêu bên trên.

  • Mỗi nhóm bốc thăm lựa chọn vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục đã được gợi ý.
  • HS trong nhóm thảo luận (Kĩ thuật khăn trải bàn) để đề xuất/tìm kiếm (Bloom 1) ít nhất 02 giải pháp đang được thực hiện để cải thiện sự bất bình đẳng giáo dục.

Gợi ý: giải pháp của chính phủ VIệt Nam, của các quốc gia khác trên thế giới.

  • HS mô tả (Bloom 1) và đánh giá (Bloom 5) cụ thể về ưu điểm, hạn chế của các giải pháp mà nhóm tìm hiểu.
  • Sau khi hoàn thành, nhóm cử 1 HS ở lại để thuyết trình cho các bạn nhóm khác. Đảm bảo tất cả HS trong nhóm đều được thuyết trình 1 lần.

(5’) Gallery Walk

  • Các nhóm di chuyển theo chiều kim đồng hồ để đến với bài làm của các nhóm khác.
  • Mỗi nhóm để lại 1 HS thuyết trình bài làm của nhóm cho nhóm bạn nghe.
  • Các nhóm khác sẽ lắng nghe và phản hồi cho nhóm mình đến tham quan.
  • Đánh giá: 😃 ⭐
   Mảnh ghép b

Dẫn dắt: Bất bình đẳng trong giáo dục vẫn còn tồn tại. Giải pháp nào cho vấn đề này?

(10’) Nghiên cứu tài liệu:

  • GV chia lớp thành các nhóm nhỏ.
  • GV cho HS truy cập đường Link:

https://en.unesco.org/galleries/education-transforms-lives

  • HS hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
  1. Chọn lọc (Bloom1) ít nhất 4 hình ảnh minh họa cho công việc của Unesco mà nhóm em ấn tượng sau khi nghiên cứu tài liệu.
  2. Mô tả (Bloom 1) cụ thể công việc (Giải pháp) mà Unesco đã thực hiện tại các quốc gia thông qua những bức ảnh đã được lựa chọn.
  3. Đánh giá (Bloom 4) hiệu quả của những giải pháp đã được Unesco tổ chức thực hiện tại các quốc gia.

(8’) Trình bày:

  • GV gọi đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình.
  • HS các nhóm khác lắng gnhe và phản hồi thông tin.

(2’) GV nhấn mạnh ý chính:

Một số biện pháp mà chính phủ đang thực hiện:

- Tập trung vào cải thiện chất lượng giảng dạy.

- Tập trung vào hỗ trợ người nghèo, cải thiện chất lượng sống của người nghèo => giúp cải thiện cơ hội học tập.

- Tập trung vào việc đảm bảo cơ hội học tập của một số nhóm người thiệt thòi.

Một số VD từ tổ chức phi chính phủ:

+ Barefoot College: Hỗ trợ người nghèo ở vùng nông thôn sử dụng công nghệ để có thể tự cung tự cấp cho cuộc sống một cách bền vững; Đào tạo phụ nữ trở thành kỹ sư năng lượng mặt trời, những người sáng tạo, các nhà giáo, để những người này có thể quay trở lại vùng quê của mình và đóng góp cho cộng đồng ở đó

(https://www.barefootcollege.org)

+ Bridge International Academies: cung cấp các bài học tiêu chuẩn quốc tế dựa trên giáo trình của mỗi quốc gia; đào tạo giáo viên; cung cấp các chương trình hỗ trợ trường học/giáo viên phát triển năng lực và chất lượng; sử dụng các công nghệ tiên tiến áp dụng vào bài học (https://www.bridgeinternationalacademies.com)

   Mảnh ghép a

Dẫn dắt: Như vậy chúng ta đã tìm hiểu sâu về vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục. Bây giờ, chúng ta cùng hệ thống lại những kiến thức về vấn đề bất bình đẳng mà chúng ta đã có được sau khi tìm hiểu chúng thông qua Lăng kính 2 “Tư duy hệ thống”.

GV nhắc lại câu hỏi dẫn dắt:

Tại sao sự bất bình đẳng giáo dục vẫn sẽ tiếp tục diễn ra?

(10’) HS hoàn thành phần sắp xếp và trình bày nội dung bài học mà HS đã học được theo các câu hỏi gợi ý:

  1. Bất bình đẳng giáo dục là gì?
  2. Nghèo đói và cơ hội học tập chất lượng có mối quan hệ như thế nào?
  3. Tính hòa nhập và cơ hội học tập chất lượng có mối quan hệ như thế nào?
  4. Đã có những giải pháp nào để cải thiện vấn đề?


(5’) Chia sẻ:

  • HS chia sẻ phần bài làm của mình với bạn ngồi bên cạnh.
  • Các bạn góp ý cho nhau để hoàn thiện bài làm của mình.

(1’) GV tổng kết.

   Mảnh ghép b


Dẫn dắt: Như vậy chúng ta đã tìm hiểu sâu về vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục. Bây giờ, chúng ta cùng hệ thống lại những kiến thức về vấn đề bất bình đẳng mà chúng ta đã có được sau khi tìm hiểu chúng thông qua Lăng kính 2 “Tư duy hệ thống”.

GV nhắc lại câu hỏi dẫn dắt:

Tại sao sự bất bình đẳng giáo dục vẫn sẽ tiếp tục diễn ra?

(10’) Vẽ tranh:

  • GV chia lớp thành nhiều nhóm.
  • HS hoàn thành bức tranh nhằm trả lời cho câu hỏi “Tại sao sự bất bình đẳng giáo dục vẫn sẽ tiếp tục diễn ra?

(5’) Gallery Walk:

  • HS tham quan sản phẩm của các nhóm khác.
  • Đánh giá: 😃 ⭐