GCED K1: Tiết 1.17

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 09:56, ngày 29 tháng 10 năm 2019 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 1.17. Vì sao việc tự rút kinh nghiệm để cải thiện giải pháp lại quan trọng?
Mục tiêu bài học 1.17.1. HS hiểu rằng việc tự rút kinh nghiệm sẽ giúp ích cho em trong việc cải thiện giải pháp trong tương lai. 1.17.2. HS biết cách rút kinh nghiệm cho giải pháp của mình.
Tiêu chí đánh giá 1.17.1. HS nêu được ít nhất 1 lí do vì sao việc tự rút kinh nghiệm lại giúp ích cho em trong việc cải thiện giải pháp. 1.17.2. HS nêu được 1 điểm có thể cải thiện/sửa đổi cho giải pháp của mình dựa trên một số gợi ý có sẵn do GV cung cấp.
Tài liệu gợi ý Gợi ý: Em sẽ biết được mình làm tốt được điều gì để tiếp tục phát huy, biết làm chưa tốt điều gì để sửa, v.v. Gợi ý: GV cho HS 1 checklist để kiểm tra lại xem HS đã đề ra giải pháp đạt yêu cầu chưa (nêu ra được vấn đề, có mục tiêu cụ thể, có ghi một vài bước chuẩn bị cơ bản, v.v.)
Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(8’) HS làm việc cá nhân: Lên ý tưởng thiết kế 1 sản phẩm bất kỳ.

(GV định hướng giúp HS: Sản phẩm có tên là gì? Sản phẩm dành cho ai? Vận hành như thế nào? Có lợi ích gì? Nguyên liệu tạo nên là gì?,...)

  • HS vẽ phác thảo vào phiếu phần Bản vẽ nháp ý tưởng. (Trong Tài liệu bổ trợ)
  • HS trao đổi theo cặp đôi, NX về thiết kế của nhau.
  • Nêu (Bloom 2) 1 điểm có thể cải thiện/ sửa đổi cho sản phẩm của mình.
  • HS chỉnh sửa lại bản thiết kế để hoàn thành sản phẩm cuối cùng vào phiếu phần Bản thiết kế cuối cùng. (Trong Tài liệu bổ trợ).
  • So sánh Bản vẽ nháp ý tưởng với Bản thiết kế cuối cùng để nhận ra lợi ích của việc rút kinh nghiệm sẽ giúp ích trong việc cải thiện sản phẩm như thế nào.

(Việc rút kinh nghiệm sẽ giúp cho sản phẩm được hoàn thiện hơn, sửa đổi những điểm chưa tốt,...)

(3’) Liên hệ cần rút kinh nghiệm để cải thiện giải pháp các vấn đề khác.

(1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2) việc rút kinh nghiệm sau khi thực hiện bất kỳ 1 vấn đề nào cũng sẽ giúp ích cho bản thân trong những lần thực hiện sau.

   Mảnh ghép b

(8’) GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 HS.

Phát mỗi nhóm 5 chiếc cốc giấy.

  • Mỗi nhóm tự sáng tạo và làm thành 1 sản phẩm bất kỳ.
  • NX về sản phẩm của nhóm mình (Thành công hay chưa thành công? Còn điểm gì cần khắc phục?,...).
  • GV phát mỗi nhóm 5 chiếc cốc giấy khác.
  • Các thành viên trong nhóm đưa (Bloom 2) ý tưởng cải thiện/ sửa đổi để sản phẩm hoàn thiện hơn.
  • Các nhóm hoàn thiện sản phẩm.
  • So sánh sản phẩm đã cải thiện/ sửa đổi với sản phẩm ban đầu.
  • Việc rút kinh nghiệm giúp ích gì trong việc cải thiện sản phẩm?

(Em sẽ biết được mình làm tốt được điều gì để tiếp tục phát huy, biết làm chưa tốt điều gì để sửa,...)

(3’) Liên hệ cần phải rút kinh nghiệm để cải thiện giải pháp các vấn đề khác.

(1’) HS suy ngẫm, hiểu (Bloom 2) việc tự rút kinh nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện thực hiện giải pháp của bất kỳ vấn đề nào khác.


   Mảnh ghép a

(3’) HS đưa ra (Bloom 1) 1 vấn đề về sự khác biệt mà mình quan tâm.

(3’) HS suy nghĩ, đưa ra (Bloom 2) giải pháp để giải quyết vấn đề đó.

(2’) Kiểm tra lại xem giải pháp đưa ra đã đạt yêu cầu hay chưa bằng việc đối chiếu với checklist gợi ý của GV (nêu ra được vấn đề, có mục tiêu cụ thể, có một vài bước chuẩn bị cơ bản,...)

(4’) Nêu (Bloom 2) 1 điểm có thể cải thiện/ sửa đổi cho giải pháp của mình được tốt hơn.

GV tổng kết.

(1’) HS suy ngẫm, biết (Bloom 2) cách rút kinh nghiệm cho giải pháp của mình.

   Mảnh ghép b

(7’) HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 5 HS:

  • Nêu ra 1 vấn đề về sự khác biệt mà nhóm quan tâm.
  • Nêu mục tiêu cụ thể cho giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Nêu một vài bước chuẩn bị cơ bản trước khi thực hiện giải pháp.

GV đặt câu hỏi truy vấn cho mỗi nhóm khi đi quan sát và hỗ trợ (nếu cần).

(5’) Các nhóm trình bày.

GV hỏi thêm: Có thể thay đổi điều gì cải thiện/sửa đổi cho giải pháp được tốt hơn?

HS trả lời (Bloom 2).

(VD: Trong mục tiêu cụ thể con sẽ…., con sẽ chuẩn bị …., v.v)

(1’) HS suy ngẫm, biết (Bloom 2) cách rút kinh nghiệm cho giải pháp của mình.