GCED K5: Tiết 5.6
Mô tả nội dung bài học
Câu hỏi + Mục tiêu bài học
Câu hỏi tiết học | 5.6. Tại sao những người vi phạm luật pháp/ vi phạm chuẩn mực xã hội cần chịu những hình phạt nhất định (vd: đi tù)? | |
Mục tiêu bài học | 5.6.1: Học sinh tìm hiểu và nêu được một số dẫn chứng về người vi phạm luật pháp/ vi phạm chuẩn mực xã hội và hình phạt tương ứng. | 5.6.2 Học sinh lý giải được lí do vì sao cần phải có hình phạt cho những người vi phạm luật pháp/ vi phạm chuẩn mực xã hội. |
Tiêu chí đánh giá | 5.6.1 Học sinh kể ra được 3 - 5 người/ nhóm người vi phạm luật pháp/ vi phạm chuẩn mực xã hội.
- HS kể ra được các mức độ hình phạt khác nhau của ít nhất 1 tội phạm. (người vi phạm luật pháp/ chuẩn mực xã hội) |
5.6.2: Học sinh nêu được lí do phải thi hành các hình phạt:
+ đối với chính người vi phạm + đối với xã hội |
Tài liệu gợi ý | Gợi ý trả lời:- Để đảm bảo công lý được thực thi (những người làm sai thì cần nhận hậu quả) - công bằng với những người luôn làm đúng.
- Có sức răn đe để người khác không làm theo, hoặc người đó sẽ không tái phạm, ngăn chặn hành vi vi phạm trong tương lai. | |
Mảnh ghép tham khảo |
Mảnh ghép a
Làm việc nhóm đôi theo bàn (5’): HS hồi tưởng (Bloom 1) việc thực hiện nội quy tại Vinschool => liên hệ các cấp độ xử lí khi HS vi phạm => HS liệt kê 1 số lỗi và mức độ trừ điểm tài khoản văn minh…. => Dẫn dắt: Đã là công dân của 1 nước, người của 1 tổ chức, hay cơ quan, trường học… cần tuân thủ theo luật pháp của nhà nước, nội quy của cơ quan. Nếu vi phạm luật pháp/ vi phạm chuẩn mực xã hội cần xử lí với những hình phạt tương ứng (8’) Thảo luận nhóm 4-5 HS, thực hiện các yêu cầu sau: + Kể ra được 3 - 5 người/ nhóm người vi phạm luật pháp/ vi phạm chuẩn mực xã hội.? + HS kể ra được các mức độ hình phạt khác nhau của ít nhất 1 tội phạm. (người vi phạm luật pháp/ chuẩn mực xã hội) HS đại diện nhóm trình bày: Học sinh Minh họa (Bloom 1) tên 3 – 5 cá nhân hoặc nhóm người vi pham pháp luật/ chuẩn mực xã hội (như vi phạm luật giao thông, trộm cắp, tham nhũng, ma túy…) mà HS biết, HS nêu vắn tắt vụ việc, mức độ vi phạm, thời gian, địa điểm nếu có. HS tóm tắt (Bloom 2) mức độ xử lí, hình phạt (phạt tiền, giam giữ, đi tù, …) ứng với 1 – 2 tội phạm mà đã kể ở trên. (2’) => GV tổng kết ý kiến HS đính chính, bổ sung thông tin cho chính xác. Thông tin cho GV tham khảo https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/muc-phat-lien-quan-den-nong-do-con-570-19884-article.html
Mảnh ghép b
(5’)HS thảo luận nhóm 2, nêu (Bloom 1) những hành vi/ người vi phạm pháp luật/ chuẩn mực xã hội mà em biết.
(Đã có file trong Tài liệu bổ trợ) Trả lời các câu hỏi sau: + Nêu các mức phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển xe máy, ô tô. + Theo em, ngoài phạt hành chính (phạt tiền), còn hình thức xử phạt nào với người vi phạm giao thông không?
+ HS tóm tắt (Bloom 2) một số mức phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển xe máy và ô tô. + HS nêu (Bloom 1) các hình thức xử phạt khác với người vi phạm giao thông ( tước Giấy phép lái xe, thu giữ phương tiện, phạt tù,…) => GV cung cấp thông tin về một số mức độ xử phạt đối với các vi phạm/ tội danh khác nhau, gợi mở để HS rút ra ( Bloom 2) những người vi phạm luật pháp sẽ nhận những hình thức xử phạt tương ứng với mức độ vi phạm và hậu quả gây ra cho người khác và xã hội. Tương tự như vậy với việc vi phạm chuẩn mực đạo đức.
|
Mảnh ghép a
(3’) Làm việc cá nhân: HS đọc 1 số thông tin do GV lựa chọn ( Tham khảo https://thuvienphapluat.vn/vphc/home.aspx - Một số hình phạt với người đi bộ khi tham gia giao thông đường bộ Hoặc https://luathoangphi.vn/muc-dich-cua-hinh-phat-la-gi/ - Tham khảo thông tin về mục đích của việc đưa ra hình thức xử phạt... (5’) Thảo luận theo nhóm 5 – 6 HS. + HS Tóm tắt và diễn dịch (Bloom 2) lại những lí do vì sao cần có hình phạt đối với: - Chính người vi phạm - Cộng đồng và xã hội => Đại diện nhóm trình bày, phản biện, bổ sung. (2’) GV tổng kết: Để đảm bảo công lý được thực thi - công bằng với những người luôn làm đúng cần có hình phạt tương ứng với người vi phạm để trừng trị họ, nhằm cải tạo, giáo dục, ngăn chặn họ phạm tội mới. Với xã hội có tác dụng răn đe và giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm …
Mảnh ghép b
(5’) HS hoạt động nhóm 6, trả lời các câu hỏi: Việc có hình thức xử phạt cho những người vi phạm luật pháp và chuẩn mực xã hội có vai trò như thế nào đối với chính những người vi phạm và đối với xã hội?
+ HS giải thích (Bloom 2) ý em hiểu về vai trò của việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật/ chuẩn mực đạo đức. (VD: Đối với người vi phạm: giúp người đó nhận thức hành vi sai trái, từ đó không tái phạm trong tương lai,… Đối với xã hội: đảm bảo công bằng và an toàn, có tính chất giáo dục và răn đe để những người khác không vi phạm,….) + HS đánh giá ( Bloom 5) câu trả lời của các nhóm bạn, đặt câu hỏi tranh biện và bổ sung. => GV tổng kết và mở rộng: Việc có hình thức xử phạt đối với người vi phạm pháp luật và chuẩn mực XH là rất cần thiết. Nó giúp cho người vi phạm nhận thức được hành vi sai trái và không tái phạm. Nó cũng giúp cho XH công bằng và an toàn hơn,.... HS ghi theo ý hiểu của mình vào NKHT
|