GCED K5: Tiết 5.14

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 04:38, ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Mô tả nội dung bài học

Câu hỏi + Mục tiêu bài học

Câu hỏi tiết học 5.14. Để giúp người từng vào tù tái hoà nhập cộng đồng tốt hơn, em cần tìm hiểu những thông tin gì?
Mục tiêu bài học 5.14.1. Học sinh hiểu được rằng nghiên cứu sẽ giúp em có cái nhìn toàn diện về vấn đề, từ đó tìm được giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề.

(Thời lượng: 1/3 tiết)

5.14.2. Học sinh xác định được các thông tin em cần tìm hiểu thêm về vấn đề đi tù để có thể giúp em đưa ra giải pháp.

(Thời lượng: 2/3 tiết)

Tiêu chí đánh giá 5.14.1: Học sinh nêu được 1 -2 lý do tại sao cần phải thực hiện nghiên cứu trước khi đưa ra giải pháp. 5.14.2:

- HS tổng hợp được 1 danh sách những điều em đã biết về vấn đề. - HS liệt kê được ít nhất 2 thông tin em cần tìm hiểu thêm. - HS nêu được ít nhất 1 ý tưởng của mình để giải quyết vấn đề này.

Tài liệu gợi ý Gợi ý cách thức thực hiện:

Thông qua hoạt động trải nghiệm, HS nhận ra rằng điều tra/nghiên cứu sẽ giúp em có cái nhìn toàn diện về vấn đề, từ đó dễ dàng xác định được giải pháp nên hướng tới giải quyết khía cạnh nào của vấn đề. (ví dụ đưa cho HS 1 thử thách như con cần sửa 1 cái mô hình bị lỗi, con cần hiểu cấu tạo của mô hình, chức năng của các cấu phần, và tìm ra điểm mấu chốt đang khiến mô hình bị hỏng, và phải tập trung vào giải quyết điểm mấu chốt đó để mô hình hoạt động lại bình thường)

Gợi ý cách thức thực hiện:

HS nhớ lại kiến thức đã học trong Lăng kính Tư duy hệ thống và liệt kê ra những thứ em biết về hình phạt đi tù và những hạn chế của nó.

Mảnh ghép tham khảo
   Mảnh ghép a

(4’) Động não: Đưa hình ảnh 1 mô hình đồ chơi (Tự sưu tầm) nêu tình huống:

Nếu mô hình đồ chơi của em bị lỗi không hoạt động được – em cần thực hiện những việc gì để làm cho mô hình đó hoạt động trở lại.

Cho HS chia sẻ ý kiến cá nhân trước lớp.  

HS diễn tả (Bloom 2) những việc cần làm: kiểm tra về cấu trúc của mô hình, chức năng của các bộ phận, tìm ra bộ phận nào bị hỏng, và nghiên cứu phải sửa thế nào để mô hình hoạt động lại bình thường.

=> GV dẫn dắt: những việc HS làm với mô hình chính là một quá trình có các bước thu thập và phân tích thông tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hay một vấn đề. => còn gọi là Nghiên cứu vấn đề.

( Tham khảo) https://vi.wikipedia.org/wiki/Nghi%C3%AAn_c%E1%BB%A9u

(6’) HS trao đổi nhóm 2 – trả lời:

+ Tại sao chúng ta cần phải nghiên cứu trước khi đưa ra giải pháp?

+ Nêu 1 ví dụ thực tế về việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp mà em đã làm hoặc được biết?

=> HS Giải thích (Bloom 2) 1-2 lí do cần phải nghiên cứu khi đưa ra giải pháp (để tìm ra điểm mấu chốt đang khiến mô hình, sự việc, vụ việc… bị hỏng, bị lỗi -> để tập trung vào giải quyết điểm mấu chốt đó.)

HS minh họa (Bloom 2) 1 ví dụ thực tế theo ý hiểu của các em

   Mảnh ghép b

(2’) GV nêu vấn đề: Em đã bao giờ tự mình sửa/ quan sát quá trình sửa một đồ vật (đồ dùng học tập, đồ chơi, đồ gia dụng,..) khi nó bị hỏng chưa?

=> Đại diện 3-5 HS chia sẻ  (Bloom 1)

(4’) HS hoạt động nhóm 4, thực hiện các yêu cầu sau:

  • Chia sẻ trải nghiệm khi sửa/ quan sát quá trình sửa một đồ vật bị hỏng.
  • Theo em, điều mấu chốt giúp chúng ta sửa một đồ vật bị hỏng là gì? Vì sao?

(4’) Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

  • Nêu( Bloom 1 ) trải nghiệm của các thành viên.
  • Nêu và giải thích (Bloom 2) điểm mấu chốt giúp sửa chữa một đồ vật bị hỏng (xác định nguyên nhân và nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục)

=> GV có thể minh họa để giúp HS nhận ra khi cần sửa 1 mô hình bị lỗi, cần hiểu cấu tạo của mô hình, chức năng của các cấu phần, và tìm ra điểm mấu chốt đang khiến mô hình bị hỏng, và phải tập trung vào giải quyết điểm mấu chốt đó để mô hình hoạt động lại bình thường


   Mảnh ghép a

(5’) Share: Nhớ lại Kiến thức đã tìm hiểu ở LK2, nhắc lại:

+ Người phạm tội có thể phải nhận những hình phạt nào?

+ Mục đích của các hình phạt đó là gì?

+ HS nêu (Bloom 1) các hình phạt người phạm tội có thể phải

nhận. (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù,…)

+ HS diễn giải (Bloom 2) mục đích của các hình phạt đó.(nhằm…trừng trị… giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới và đấu tranh chống tội phạm.)

(GV Tham khảo các hình phạt người phạm tội https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx)

Làm việc nhóm 5 HS, thực hiện các yêu cầu sau:

1/ Hình thức phạt tù được áp dụng với những đối tượng phạm tội nào?

2/ Nêu 1 -2 điều em muốn biết thêm về vấn đề đi tù (mục đích, hậu quả...).

3/ Đưa ra 1- 2 ý tưởng để có thể giải quyết được điều mà em muốn biết thêm về vấn đề đi tù?

(5’) Các nhóm thảo luận – ghi bảng nhóm

(7’) Kĩ thuật phòng tranh

HS Liệt kê (Bloom 1) 2-3 loại tội phạm (Tham khảo Điều 9- Bộ luật hình sự năm 2015)

HS Tóm tắt và diễn giải (Bloom 2) 1 -2 điều muốn biết thêm về vấn đề đi tù của người phạm tội (như: bị ảnh hưởng từ những phạm nhân khác trong tù,, sa ngã trong tù, ra tù bị xã hội kì thị, xa lánh không hòa nhập được, không có việc làm khi ra tù dẫn đến tiếp tục phạm tội,)

HS rút ra (Bloom2)  1-2 ý tưởng (giải pháp) để giải quyết về vấn đề đi tù của người phạm tội. (VD: Ra tù bị xã hội kì thị; không có nghề nghiệp, công việc…-> Làm tốt công tác tư tưởng, các tổ chức xã hội cùng hỗ trợ, tạo công ăn việc làm…)

=> GV tổng kết ý kiến các nhóm đã đưa ra, bổ sung nếu cần.

(3’) HS tóm tắt (Bloom 2) 1 điều muốn tìm hiểu thêm và ý tưởng giải quyết vấn đề về vấn đề đi tù vào LJJ.

   Mảnh ghép b

(5’) HS hoạt động nhóm 4, dựa vào những điều đã học ở LK 2, trả lời các câu hỏi sau:

  • Hình phạt tù được áp dụng khi nào?
  • Nó có tác dụng gì đối với người vi phạm và với xã hội?
  • Có phải lúc nào hình phạt tù cũng đạt được mục đích ban đầu không? Vì sao?

(5’) Đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận:

  • Nêu (Bloom 1) hình phạt tù được áp dụng khi một người vi phạm luật pháp, được quy định cụ thể trong Luật hình sự.
  • Giải thích ( Bloom 2) tác dụng của hình phạt( Đối với người vi phạm: răn đe, giáo dục để không tái phạm,... Đối với XH: đảm bảo an toàn và công bằng, có tính chất giáo dục để những người khác không mắc,...)
  • Giải thích ( Bloom 2) một số lí do khiến hình phạt tù không phải lúc nào cũng đạt được mục đích ( bị ảnh hưởng, sa ngã trong tù, bị xã hội kì thị, xa lánh không hòa nhập được khi ra tù dẫn đến tiếp tục phạm tội,...)

=> GV gợi mở để HS có mong muốn góp phần tìm giải pháp cho vấn đề này của xã hội => HS chia sẻ (Bloom 2) một số ý tưởng giải pháp em có.

(3’) HS dựa vào kết luận của HĐ 5.14.1, rút ra ( Bloom 2) muốn tìm giải pháp hiệu quả, cần tìm hiểu, nghiên cứu kĩ về hình phạt tù.

     HS hoạt động theo hình thức Think- Pair- Share, chia sẻ những điều em muốn tìm hiểu thêm về hình phạt tù.

(2’)  Tóm tắt( Bloom 2)  những điều em đã biết và muốn tìm hiểu thêm về hình phạt tù vào NKHT.